THẾ LƯỠNG NAN CỦA NGƯỜI TÙ Tại sao ở các nước độc tài thì khi bỏ phiếu họ thường đạt đến con số gần như hoặc là tuyệt đối 100%? Theo cách hi...
THẾ LƯỠNG NAN CỦA NGƯỜI TÙ
Tại sao ở các nước độc tài thì khi bỏ phiếu họ thường đạt đến con số gần như hoặc là tuyệt đối 100%?
Theo cách hiểu thông thường về mặt chính trị thì việc biểu lộ thái độ hay chính kiến qua lá phiếu chính là một yếu tố quan trọng để đánh giá sự trung thành của người này với cấp trên của mình.
Nhưng ở đây không bàn tới vấn đề đó theo lẽ thường tình kiểu như vậy, mà sử dụng lý thuyết trò chơi để giải quyết vấn đề của tỷ lệ kiểu tuyệt đối kể trên.
Vì đương nhiên bỏ phiếu tín nhiệm là một trò chơi của những người chơi có lý trí. Bởi vậy, ai cũng như ai sẽ phải bỏ phiếu sao cho người được bỏ phiếu có lợi nhất và mình thì ít gặp rủi ro nhất. Nhưng cái quan trọng hơn không phải đến từ phía những người bỏ phiếu mà lại xuất phát từ chính kẻ có quyền chi phối việc đề cử ứng viên ứng cử, tức người được bỏ phiếu.
Lý thuyết trò chơi xuất hiện từ ngay khi đề cử số ứng viên để ứng cử vào một vị trí nào đó. Nếu đề cử nhiều hơn một người thì tỷ lệ bỏ phiếu ủng hộ cho một người nào đó có nguy cơ giảm xuống khá cao vì đây là trò chơi có tổng bằng không, tức thắng lợi của người này là thất bại của (những) người kia và phiếu bầu cho người này sẽ là phiếu chống lại những người còn lại.
Và hơn thế là, người mà không được bỏ phiếu, nếu chỉ là danh sách để có mặt hình thức, sẽ trở thành trò cười lố bịch (hoặc bị chế giễu) trước dư luận, mà điều đó lại cũng gây tổn hại đến uy tín (gọi là E) của tổ chức đảng đang cầm quyền cai trị đất nước.
Do đó, để kiểm soát được chính xác tỷ lệ phiếu bầu và không còn phải lo lắng về việc gây thiệt hại quyền lợi cho người khác (mà cũng là đồng chí trong cùng một tổ chức chính trị), cũng không cần phải đánh văn bản hay ra chỉ thị mật đối với những người bỏ phiếu về việc chỉ định họ phải đồng loạt bỏ phiếu cho một cái tên đắc cử - chỉ còn cách là đề cử một ứng viên duy nhất. Tức là tất cả mọi người cùng hành động để làm sao đạt được tối đa lợi ích không chỉ cho bản thân mình mà còn cho tất cả người cùng chơi khác cũng như của cả tổ chức đảng đang nắm quyền mà tất thảy các ứng viên đều cùng là thành viên của nó.
Như vậy, chiến lược tối ưu nhất khi biết trước các chiến lược hỗn hợp tối ưu của người khác thì với xác suất kiểu (1; 0;...; 0) và E(đảng) = 1 - Tổng{(1-1/Ni)E(Ni)}, hẳn nhiên là kẻ cầm quyền có khả năng chi phối hệ thống chính trị sẽ thiết kế sao cho chỉ có duy nhất E(1) với Ni = 1 (vì số thành viên được đề cử làm ứng viên (Ni) càng lớn thì uy tín của các thành viên này và của đảng sẽ bị thiệt hại càng nghiêm trọng, mà điều này thực không cần thiết).
Do vậy, ở các quốc gia với thể chế độc tài, luôn tồn tại điểm bất định trong trò chơi n người, mà cuối cùng chỉ đưa về của một người với lợi ích tối ưu được đưa ra chính là (đồng nhất với) lợi ích của kẻ có quyền chi phối toàn bộ hệ thống chính trị. Chiến lược của các đối thủ cũng như của các thành viên tham gia bỏ phiếu đều là chiến lược (dồn phiếu) làm tối đa số phiếu cho một người trong danh sách, và nó được sắp xếp sao cho danh sách đó chỉ có duy nhất một cái tên.
Lê Luân
Không có nhận xét nào