Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

TÍNH GIAI CẤP (HAY ĐỒNG ĐẲNG) CỦA NỖI ĐAU

TÍNH GIAI CẤP (HAY ĐỒNG ĐẲNG) CỦA NỖI ĐAU Những người dân Thủ Thiêm không những chỉ đau, mà còn bị đoạ đày, làm cho khổ nhục đủ đường bởi nh...

TÍNH GIAI CẤP (HAY ĐỒNG ĐẲNG) CỦA NỖI ĐAU

Những người dân Thủ Thiêm không những chỉ đau, mà còn bị đoạ đày, làm cho khổ nhục đủ đường bởi những kẻ có quyền chức và những kẻ thương doanh lưu manh suốt 20 năm qua rồi.

Hơn nữa, “chúng tôi thấy đau” ở đây là đau với nỗi khốn cùng của người dân mà là nạn nhận trước các bất công của cường quyền có tổ chức, hay là đau vì rồi sẽ phải đưa ra xử lý những kẻ đứng cùng hàng ngũ trong hệ thống công quyền mà đã từng và hoặc vẫn đang là đồng chí của các Ông, bà? Và nỗi đau ấy có phải cũng vì người dân đã thực sự tỏ ra phẫn nộ tột cùng mà rồi dẫn đến những sự phản kháng quyết liệt và dữ dội như đã thấy trong những ngày qua hay không?

Không những thế, khi đã đứng ở cương vị là người đại diện cho quyền lực của nhân dân, hẳn nhiên không phụ thuộc vào vị trí chính trị theo địa giới mình đảm nhận mới tỏ ra đau đớn trước những nối thống khổ của nhân dân ở nơi mà họ được giao phó chức vị và bổn vụ. Mà quyền lực của nhân dân không có ranh giới và đường biên của sự thoả dụng, nó là phương tiện được viện dẫn và phủ khắp trên tất cả lãnh thổ và đối với tất thảy những người có quốc tịch với nhà nước đó. Và do vậy, không phải ở vào vị trí Bí thư thành uỷ (đứng đầu tổ chức đảng, và do đó cũng là đứng đầu về mặt chỉ đạo chính quyền) ở TP.HCM ông mới cảm thấy đau nỗi đau của nhân dân nơi đây, mà đáng ra nó vốn phải là nỗi đau chung của con người với tình đồng loại trong cùng một quốc gia mà dù ở đâu ta cũng có thể đau cùng một nỗi đau ấy của họ. Nếu không có cảm quan và tâm thức đó thì khó có thể tìm thấy sự đồng cảm thực sự từ trong chính con người và tâm can họ khi họ đang đảm nhận vai trò chính trị mà họ đang thụ đắc.

Chính vì tư duy và tâm thức tỏ ra cảm thấu nỗi đau khi được giao nhiệm vụ, nên nó chính là nguồn cơn của mọi thứ hành xử có tính “nhiệm kỳ” và thời đoạn. Như vậy thì mọi thứ đều trở nên méo mó, biến dạng hoặc sẽ chẳng thể đi đến cùng sự việc hy giải quyết được cái gốc rễ của vấn đề tồn tại mà nó là nguyên cớ chính yếu dẫn tới các xung đột, tiêu cực và bất công.

“Sinh ra từ làng nhưng quê hương là tổ quốc”. Đó chính là một tâm thức cần phải có ở mỗi công dân, cần phải được giáo dục và truyền thụ từ khi được sinh ra cho đến khi không còn tồn tại nữa, lúc đó, mỗi chúng ta, dù ở vào cương vị nào cũng sẽ trở nên và hành xử một cách tốt đẹp và đúng đắn. Mới có thể không tạo nên bất công và cũng từ đó mà không phải lãnh nhận những phản kháng tiêu cực từ những người khác. Chúng ta cũng sẽ không trở nên hung ác và vô cảm với con người dù ở bất cứ đâu và làm bất cứ việc gì.

Và,
“Chỉ khi biết nỗi đau chung của đồng loại, người ta mới cùng biết vì tổ quốc mà yêu thương nhau” (Trích: Một Người Quốc Dân).

Hơn vậy nữa,
“Con người chỉ có tính người chứ không có giai cấp, vì nếu không như vậy, họ sẽ đấu tranh cho và vì giai cấp chứ không phải cho giá trị con người, thậm chí họ sẽ hy sinh tính người để định hình (tính) giai cấp.” (Trích: Dân Trị Và Chính Quyền).




Không có nhận xét nào