TRUMP CƯƠNG - ABE NHU, ĐÒN KẾT HỢP XẺ THỊT TRUNG CỘNG Những quốc gia có "thâm tình" với Mỹ và cá nhân Trump chính là Anh quốc, Isr...
TRUMP CƯƠNG - ABE NHU, ĐÒN KẾT HỢP XẺ THỊT TRUNG CỘNG
Những quốc gia có "thâm tình" với Mỹ và cá nhân Trump chính là Anh quốc, Israel, Đài Loan, Nhật Bản, điều này không thể bàn cãi.
Mặc dù trong quá khứ, Mỹ đã từng ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản tuy nhiên hành động này của Mỹ lại được giới tinh hoa Nhật Bản cho rằng "Nhật phải hàm ơn Mỹ chứ không oán hận Mỹ". Tại vì theo họ, lý do Mỹ phải ném 02 quả bom xuống Nhật Bản là để ngăn chặn sự hủy diệt kinh hoàng, dã man hơn từ phía cộng sản Liên Sô.
Theo báo Chân Lý của Nga tiết lộ, trước khi kết thúc đại chiến thế giới thứ hai, các nhà khoa học Liên Sô đã kiến nghị lên Bộ Thống soái tối cao Liên Sô rằng "Ném khoảng 500 quả bom cực lớn xuống miệng núi Phú Sỹ để kích hoạt một trận động đất lớn ở Nhật kết hợp với sóng thần để hủy diệt Nhật, sẽ nhanh chóng kết thúc chiến tranh". Bởi mặc dù Đức, Ý đã bị bại trận, quân Liên Sô đã đánh tan cánh quân Quan Đông của Nhật ở Mãn Châu Quốc nhưng để tiến quân vào nước Nhật là một điều khó khăn bởi quân, dân Nhật đang sẵn sàng "cảm tử".
Trước tình hình trên, để bảo vệ mạng sống của hàng chục ngàn binh sỹ và hàng trăm thường dân Mỹ tại Nhật Bản, ngày 06/8/1945, Tổng thống Truman lịnh cho không quân Mỹ ném quả bom "Little Boy" xuống thành phố Hiroshima nhưng Nhật vẫn chưa chịu đầu hàng, ba ngày sau, vào ngày 09/8/1945, quả bom thứ hai mang tên "Fat Man" đã được thả xuống thành phố Nagasaki và lúc này Nhật phải kéo cờ trắng đầu hàng.
Đó là lý do tại sao đến hôm nay phía chính phủ Nhật vẫn không yêu cầu Mỹ xin lỗi mặc dù vào năm 2009, tổng thống Mỹ là Barack Obama đã chuẩn bị đến thăm Hiroshima và nói lời xin lỗi chính thức với nhân dân Nhật Bản về các vụ đánh bom nguyên tử. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Nhật Bản thuyết phục người Mỹ từ bỏ ý tưởng về lời xin lỗi, và nói rằng hành động đó còn "quá sớm". Bởi theo giới tinh hoa Nhật Bản, nếu Mỹ không ném 02 quả bom nguyên tử xuống nước Nhật thì Liên Sô sẽ ném hơn 500 quả bom hạng nặng xuống núi Phú Sỹ để gây ra động đất, sóng thần mà nước Nhật nằm trên vành đai địa chấn và núi lửa phun trào thì thảm họa khủng khiếp hơn gấp nhiều lần 02 quả bom nguyên tử do Mỹ ném xuống Nhật. Chính vì vậy, sau khi đầu hàng Mỹ, từ kẻ thù Nhật đã chuyển thành đồng minh quân sự - chính trị của Mỹ nhưng với Liên Sô và giờ đây là Nga thì sau 70 năm đàm phán Nga - Nhật nhưng vẫn chưa xóa được ngờ vực từ hai chính phủ nên đến hôm nay vẫn chưa ra được "Hiệp định Hòa bình" giữa hai nước.
Với Trung cộng thì càng khó khăn, phức tạp hơn vì giữa Nhật với Trung cộng vẫn còn nhiều vấn đề tranh chấp, bất đồng về chủ quyền lãnh thổ tại các đảo ở biển Bắc Á cũng như hiềm khích về lịch sử mà phía Trung cộng luôn xách động dân chúng. Mặt khác, Nhật có muốn làm gì thì cũng đặt mối quan hệ đồng minh với Mỹ lên trên tất cả. Vậy tại sao trong bối cảnh Trung cộng bị Trump đánh cho nhừ tử ở chiến trường thương mại thì ông Shizo Abe cùng 500 doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản lại sang Bắc Kinh để ban giao "hữu hảo" ? Không có gì để Trung cộng vội mừng cả vì đây chính là "nhu thuật" mà Abe muốn thi thi triền để phối hợp với "cương thuật" của Donald Trump sớm kết liễu thành trì cộng sản cuối cùng.
Là quốc gia nạn nhân của bom nguyên tử cũng như nếm trải chất phóng xạ từ sự cố hạt nhân năm 2011 do nhà máy điện hạt nhân Fukushima nên hơn ai hết chính Nhật phải "cẩn tắc vô ưu". Đứng trước một mối đe dọa thường trực của Trung cộng với hơn 280 đầu đạn hạt nhân của Trung cộng mà tất cả nước Nhật đều nằm trong mục tiêu "hủy diệt" thì việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF với Nga sẽ kích hoạt cho một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân là khó tránh khỏi, điều này mối họa Trung cộng sẽ càng gia tăng mà Nhật Bản sẽ là mục tiêu hủy diệt đầu tiên của Trung cộng vì là đồng minh quân của Mỹ.
Để hóa giải mối họa trên, Abe đã dùng lá bài kinh tế để trói Trung cộng lại, tuy nhiên Abe rất cao tay khi đưa ra hợp tác kinh tế với Trung cộng nhưng phải thực hiện ở nước thứ ba, hay còn gọi là "liên danh" đầu tư ngoài Trung cộng và Nhật Bản, đồng thời Nhật Bản luôn giữ vững lập trường đứng ngoài dự án "Nhứt đới - Nhứt lộ" của Trung cộng. Việc Abe chìa cành oliu về phía Trung cộng trong lúc này là một tính toán cực kỳ khôn ngoan. Bởi nó như "một miếng khi đói bằng một gói khi no". Vì vậy mặc dù Trung cộng vẫn biết rằng đây là cái bẫy mà Abe tung ra nhưng vẫn vui vẻ chấp nhận bởi dù sao cũng "có còn hơn không", chí ít nó cũng là liều thuốc an thần cho Trung cộng trong lúc này.
Quyết tâm cô lập Trung cộng của Nhật là không bao giờ thay đổi. Khi Trump vừa đắc cử tổng thống thì Abe là người hội kiến trước tiên, tại nhà riêng của Trump, Abe đã đưa ra kế sách triệt hạ Trung cộng mà ông ta đã từng ấp ủ đó là thay thế chiến lược "xoay trục sang Châu Á - Thái Bình Dương" của Obama bằng dải "Ấn Độ - Thái Bình Dương" với tứ đại hộ pháp là "Tứ giác kim cương", như rồng gặp mây, Trump đã đồng ý ngay.
Nên nhớ rằng, Abe đã dùng dải lụa mềm quấn quanh Trung cộng, tách Trung cộng ra khỏi 14 nước láng giềng và các quốc gia phụ cận đã được Nhật bản thực thi từ lâu và rất hiệu quả. 14 quốc gia. Dải lụa mềm mà Nhật Bản đã sử dụng đó là tăng cường quan hệ với các láng giềng của Trung cộng, đặc biệt là các nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung cộng.
Đơn cử như tại Việt Nam, Nhật đã tài trợ một lượng lớn vốn ODA thông qua ngân hàng ADB, sáng kiến tiểu vùng sông Mê Kông,... Dưới sự hỗ trợ đắc lực của Nhật thông qua việc ký kết hiệp định thương mại tự do với Mông Cổ - một quốc gia vốn bị Trung cộng có tham vọng biến thành "sân sau", Nhật đã kéo Mông Cổ thoát khỏi lưỡi hái tử thần Trung cộng. Tương tự, Myanmar cũng được Nhật kéo ra khỏi quỹ đạo của Trung cộng. Ngoài ra, Nhật Bản cũng đã thiết lập và tăng cường hợp tác với hàng loạt hàng xóm khác của Trung cộng như Việt Nam, Nga, Ấn Độ, Pakistan, Lào, Bắc Hàn,...
Cái độc đáo của Abe ở chỗ là trong lúc Trung cộng đang đẩy mạnh phát triền cơ sở hạ tầng trong nước để cầm cự với Mỹ trên chiến trường thương mại thì Abe lại gia tăng móc túi Trung cộng khi lôi kéo Trung cộng thi ném tiền với Nhật thông qua hợp tác đầu tư vào nước thứ ba. Nó giống như hai đại gia ở Việt Nam là Hắc và Bạch Công Tử đã thi đốt tiền trong giai thoại "đốt tiền nấu trứng" vậy. Abe vừa muốn làm cho Tập cạn tiền để khó lòng gia tăng số đầu đạn hạt nhân, vừa gia tăng phẫn nộ của dân Trung cộng vì họ cho rằng bản thân họ đang túng quẫn mà Tập lại thi với Abe ném tiền vào ngoại bang.
Cao tay hơn nữa là Abe đã nắm chắc Trung cộng sẽ tan rã như Liên Sô, vì vậy lão ta ra sức dụ khị Tập hợp tác đầu tư vào nước thứ ba để họ giàu có lên sẽ tăng mua hàng Nhật, khi Trung cộng hụt hơi thì đồng nghĩa liên danh Trung cộng mất khả năng tài chánh buộc phải nhượng lại cho liên danh Nhật tiếp tục thực hiện, hay nói cách khác Trung cộng phải "bán lúa non" cho Nhật tại các hợp đồng liên danh.
Vậy Trung cộng có biết chiêu "nhu thuật" của Abe không ? Biết rõ luôn nhưng đành nhắm mắt làm liều, vì Trung cộng biết nên mặc dù Nhật - Trung vừa ký kết tới 500 thỏa thuận hợp tác trong chuyến thăm Bắc Kinh lần này của Abe nhưng tổng giá trị chỉ đạt 2,6 tỷ USD, rất khiêm tốn vì Tập biết Abe đã móc lưỡi câu trong những cục đô la kia nên dù rất thèm thuồng nhưng vẫn không dám táp bạo, tuy nhiên với tư chất của xứ Phù Tang, một khi họ đã đặt được một chân vào nhà bạn thì sớm muộn họ cũng sẽ nằm trong phòng ngủ của bạn.
Mấy tay bút nô xứ vẹm lại một lần nữa "thấy cây mà không thấy rừng", cứ chạy tít "Trump xô Nhật xích gần Trung cộng" theo lịnh Trọng lú để lên dây cót tinh thần cho đồng đội, hố to rồi bút nô ơi!
Tran Hung.
Không có nhận xét nào