TRUMP RÚT KHỎI HIỆP ƯỚC INF CŨNG LÀ 01 GIẢI PHÁP BẢO VỆ ĐÀI LOAN TUYÊN BỐ ĐỘC LẬP Ngay sau khi Trump tuyên bố rút Mỹ ra khỏi Hiệp ước các lự...
TRUMP RÚT KHỎI HIỆP ƯỚC INF CŨNG LÀ 01 GIẢI PHÁP BẢO VỆ ĐÀI LOAN TUYÊN BỐ ĐỘC LẬP
Ngay sau khi Trump tuyên bố rút Mỹ ra khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), tui có bài nhận định rằng mục tiêu của Trump là nhắm vào Trung cộng, sau đó báo chí đồng loạt đưa ra nhận định tương tự.
Tuy nhiên chúng ta nên hiểu rằng, mỗi một quyết định của Trump đưa ra đều có tham vấn của ban cố vấn cho ông ta và nó luôn là một giải pháp "đa mục tiêu", hay nói nôm na là "chuỗi mục tiêu" theo thứ tự ưu tiên. Theo nhận định cá nhân thì đối tượng ưu tiên bảo vệ trước tiên trong chuỗi "hậu INF" chính là việc bảo vệ cho Đài Loan tuyên bố độc lập.
Chúng ta biết rằng, trong Hiệp ước Cấm phổ biến Vũ khí Hạt nhân (Nuclear Non-Proliferation Treaty – NPT hoặc NNPT) ký kết lần đầu vào ngày 01/6/1968 và đến ngày 11/5/1995, tại Thành phố New York, hơn 170 quốc gia quyết định mở rộng hiệp ước không giới hạn và không điều kiện.
Theo Hiệp ước NPT trên thì có một chi tiết đó là "05 quốc gia có vũ khí hạt nhân (VKHN) gồm Mỹ, Anh, Nga, Pháp, Trung cộng cam kết không sử dụng VKHN để chống lại các nước không có VKHN trừ khi phải đánh trả cuộc tấn công hạt nhân hoặc cuộc tấn công quy ước có liên minh với quốc gia có VKHN. Tuy nhiên, cam kết này không được chính thức đưa vào Hiệp ước NPT trong khi các chi tiết chính xác lại thường thay đổi theo thời gian. Bởi lẽ theo Mỹ thì có thể sử dụng VKHN để đáp trả cuộc tấn công phi qui ước bởi các "nước lưu manh - rogue state".
Mặc dù Trung cộng là một quốc gia trong số 05 quốc gia có VKHN theo Hiệp ước NPT nhưng từ khi tham gia đến nay Trung cộng không bị ràng buộc như Mỹ với Nga tại Hiệp ước INF mà ngược lại Trung cộng luôn vi phạm Hiệp ước NPT, luôn gia tăng phát triển VKHN mà nạn nhân đầu tiên sẽ là Đài Loan nếu như căng thẳng gia tăng do Đài Loan sẽ tái tuyên bố độc lập.
Trong khi Mỹ - Nga bị trói buộc bởi Hiệp ước INF thì Trung cộng lại "giấu trời qua biển" để hiện đại hóa nền hạt nhân của mình, chuyển từ chiến lược "ngăn chặn tối thiểu" lên học thuyết "Ngăn chặn giới hạn”, tức là có khả năng ngăn chặn chiến tranh thông thường và chiến tranh hạt nhân chiến lược, kiểm soát sự leo thang trong thời điểm diễn ra xung đột hạt nhân. Theo học thuyết “ngăn chặn giới hạn” này, Trung cộng ngoài các mục tiêu thành phố ra còn nhắm tới các mục tiêu của các lực lượng hạt nhân mà các lực lượng hạt nhân hiện nay là Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Ấn, Bắc Hàn,...
Trở lại đối tượng Đài Loan, trong thời kỳ Obama làm tổng thống Mỹ và bà Thái Anh Văn chưa làm tổng thống Đài Loan, chúng ta thấy mối quan hệ giữa Trung cộng với Đài Loan thật ấm nồng và cũng ngay trong lúc này đã xảy ra cuộc khủng hoảng hạt nhân 2011 của Nhựt Bổn do trận động đất và sóng thần hôm 11/3/2011 gây ra 03 vụ nổ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima thì Trung cộng và Đài Loan đã có những biện pháp vững chắc để hợp tác về các vấn đề an toàn hạt nhân, trong đó có việc thiết lập một thỏa thuận an toàn hạt nhân chính thức và một cơ chế hợp tác chính thức giữa hai bên về tăng cường trao đổi thông tin và phản ứng nhanh trong trường hợp xảy ra sự cố.
Tuy nhiên, sau khi bà Thái Anh Văn lên làm tổng thống Đài Loan cũng như Trump lên làm tổng thống Mỹ, quan hệ Trung cộng với Đài Loan trở nên căng thẳng hơn bởi Trump đã ra mặt bảo vệ Đài Loan một cách mạnh mẽ nhứt kể từ thời tổng thống Nixon đến nay, phía Đài Loan dưới sự lãnh đạo của bà Thái Anh Văn cũng tỏ ra cứng rắn hơn khi bà ta tuyên bố nếu Trung cộng dám tấn công Đài Loan như lời lẽ hiếu chiến của những quan chức Trung cộng thì Đài Loan sẵn sàng dùng cảm tử quân như Nhựt Bổn đã đánh Mỹ ở đệ nhị thế chiến tại Trân Châu Cảng - Chiến dịch Hawaii để chọc thủng quả bom nước chứa 42 tỷ khối nước (42 tỷ tấn nước), sẽ gây ra cơn Đại Hồng Thủy chôn vùi một nửa Đại lục và cuốn trôi hàng trăm triệu người ra Biển Đông.
Vì vậy, nếu Đài Loan dám tuyên bố độc lập thì khả năng Trung cộng sẽ là "nước lưu manh - rogue state" sẵn sàng vi phạm Hiệp ước cấm Cấm phổ biến Vũ khí Hạt nhân - NPT để dùng vũ khí hạt nhân xóa sổ nước không có vũ khí hạt nhân là Đài Loan trước theo kế "Tiên hạ thủ vi cường" trước khi Đài Loan chưa kịp đánh thủng bom nước Tam Hiệp của Trung cộng.
Vì vậy, để sẵn sàng cho việc ủng hộ Đài Loan tuyên bố độc lập thì việc Trump rút Mỹ ra khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) mà Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và Tổng thống Nga Mikhail Gorbachev đã ký kết vào tháng 12/1987 để sau đó hoặc Mỹ sẽ ký lại những Hiệp ước riêng rẽ với Nga, Trung cộng, hoặc "lấy tiền đè địch" bằng cách ép Nga, Trung cộng cùng chạy đua vũ khí hạt nhân sau đó lại cùng nhau hủy bỏ là việc đáng làm.
Mặc khác, bằng việc rút Mỹ khỏi Hiệp ước INF, Trump sẽ tái củng cố lại hồ sơ điều tra của Ủy ban Cox - Ủy ban Lựa chọn về các vấn đề về an ninh quốc gia và thương mại quân sự với Trung cộng đã được Hạ viện Mỹ thành lập vào cuối những năm 1990. Theo báo cáo của Ủy ban Cox thì Trung cộng đã tham gia vào một chương trình tình báo lớn và ăn cắp một số mẫu bom khoảng thời gian cuối những năm 70, trong đó có bản thiết kế bom W-88 tiên tiến nhất của Mỹ cũng như một bản thiết kế chế tạo vũ khí phóng xạ cải tiến (bom neutron). Tuy nhiên, lúc đó báo cáo của Cox đã "thế lực ngầm giật dây" dẫn đến nó bị chỉ trích gay gắt bởi cả phía các chuyên gia và giới chức Mỹ và Trung cộng, họ cho rằng đây là "một tài liệu chính trị có một vài sai sót về kỹ thuật" nên chưa được công bố. Nay Trump cùng dàn cố vấn của ông sẽ cho nó sống lại thì cũng hợp với tình hình hiện nay thôi.
Tuyệt vời Donald Trump và ekip của ông. Lấy cũ, phủ mới, đánh tới tấp thì Trung cộng khó bề trụ vững, Đài Loan độc lập, Trung cộng suy tàn, vỡ tan, cộng sản Việt Nam cũng không còn đường thoát về hang Cốc Pó./.
Tran Hung.
Không có nhận xét nào