TỰ DO CHÍNH TRỊ Trong một tiểu luận ngắn có tên “Tự Do”, triết gia Isaiah Berlin đặt ra câu hỏi : Tự do chính trị là gì ? Ông viết rằng từ t...
TỰ DO CHÍNH TRỊ
Trong một tiểu luận ngắn có tên “Tự Do”, triết gia Isaiah Berlin đặt ra câu hỏi : Tự do chính trị là gì ? Ông viết rằng từ thời cổ đại những người Hy Lạp đã đặt ra câu hỏi : “Ai được cai trị tôi ?” và thời hiện đại (Berlin viết năm 1956) thì câu hỏi đó là : “ Nên cai trị đến mức nào?”.
Không riêng phương Tây câu hỏi “Ai được cai trị tôi?” cũng ám ảnh phương Đông suốt cả chiều dài lịch sử, thể hiện qua mơ ước có được sự cai trị của “Đấng minh quân” như Nghiêu như Thuấn. Cho đến nay, mặc cho nhân loại đã đi một quãng dài trên con đường tìm kiếm sự tự do về chính trị thì giới “tinh hoa” Việt Nam mới rón rén đưa ra câu hỏi trên, lưu manh hơn một bậc là đưa ra trước một định đề bố láo : “Đó là ý đảng lòng dân” cùng với sự trâng tráo tột đỉnh kèm theo nỗi lo sợ trước sự đòi hỏi công bằng, phải đền bù ngay lập tức sự bất công, máu và nước mắt của dân chúng lầm than : “Con lãnh đạo lại làm lãnh đạo thì là hồng phúc của dân tộc”- Fuck !
Một số tinh hoa “bất đồng chính kiến” hay nhận là “Dân chủ” thì "ní nuận" rằng, cộng sản không thể bị đánh đổ bởi một lực lượng xã hội nào khác, nó sẽ tự tiêu vong vì sự thối nát, vì sự thanh trừng nội bộ của họ, vì sự sụp đổ về kinh tế…etc. Một luận điểm sai lầm, ngu ngốc và có thể là “chủ nghĩa cơ hội”, ít nhất nó cũng làm người ta nản lòng về sự đòi hỏi quyền tự do lựa chọn thể chế chính trị bằng cách ôn hòa, bất bạo động.
Mặt khác, khi nói đến quyền tự do lựa chọn về thể chế chính trị và các quyền tự do dân sự khác, nhà cầm quyền hàm ý rằng các quyền này nếu được ban phát sẽ dẫn đến việc các quyền đó sẽ bảo hộ cho việc một cá nhân này chống lại một cá nhân khác và chống lại chính quyền (một thứ chưa bao giờ được chấp nhận hoàn toàn ở bất cứ nơi đâu), là nguy hiểm cho sự “ổn định xã hội”.
Sống trong xã hội, mỗi cá nhân đều phải tuân thủ những khế ước là những quy tắc được thể hiện qua các bộ luật, đó là những bức tường ngăn cách để người này không làm việc có hại đến người khác. Điều đó là cần thiết, trừ khi có một xã hội lý tưởng khi con người đối xử với người khác vì cũng mong muốn người khác đối xử lại với mình như vậy.
Cộng sản mơ mộng rằng, chính mình sẽ là người phá bỏ các bức tường ngăn đó, khi tiến đến thiên đường XHCN, mọi người sống cùng nhau, không phân chia, không giai cấp…Kết quả là chính nó lại soi mói đến “tận gầm giường” mỗi thành viên trong xã hội. Cộng sản cho rằng sự độc lập của mỗi cá nhân sẽ là một vật cản, không có chỗ trong một xã hội được tổ chức đúng đắn, trong đó mọi dòng sông (cá nhân) đều phải chảy vào một con sông không chia cắt (tập thể). Oái ăm thay, để kiểm soát “một cách nhân bản” cộng sản bắt công dân phải giải trình ý muốn được để yên một mình, được làm điều mình yêu thích không hại đến ai (những giây phút mà ai cũng có trong cuộc đời) phải trình bày việc đó trước gia đình của anh ta, hay trước tòa án, hay trước chính quyền hoặc đảng phái của anh ta. Vì điều đó “Có ích cho anh, cho gia đình anh, cho đảng và nhà nước, cho xã hội”, một mục đích thật “nhân bản”.
Một cá nhân dốt nát, không trưởng thành, không được giáo dục, què quặt về tinh thần, không có cơ hội đầy đủ về sức khỏe vv…anh ta sẽ không biết anh ta muốn gì, không biết lựa chọn ra sao, nếu một người khác có đầy đủ hiểu biết, hiểu được bản chất và khao khát hướng thiện của con người giúp cho người kia những điều mà anh ta làm cho chính bản thân mình, khơi dậy sự mù lòa của con người kia, giúp họ thông minh hơn, phát triển hơn ..thì đó có phải là sự kiểm soát làm mất tự do của người khác ?
Hay dễ hiểu hơn, cha mẹ và thầy cô giáo ép buộc đứa trẻ phải học bài, phải nỗ lực dù được chơi bời tự do là điều đứa trẻ muốn làm hơn, dù rằng trong mơ hồ, đứa trẻ biết rằng đó là điều thực ra là nó muốn, vì nó phải là một con người, phải trưởng thành. Liệu đó có phải là sự kiểm soát ? Chắc chắn không, vì cha mẹ và thầy cô muốn khơi dậy cái bản ngã thực sự của đứa trẻ vẫn đang còn lặn chìm bởi buổi đầu thơ ấu.
Lý thuyết hiện đại của cai trị của nhà nước phát xít và XHCN là : Thay thế cha mẹ bằng một đảng phái, một nhà nước. Một “chân lý” mà người dân đã thấy rõ qua câu ca dao :
Đảng là mẹ, bác là cha
Từ khi bác mất đảng ta góa chồng
Thật thâm thúy và sâu sắc, xứng đáng được giảng dạy ở Viện hàn lâm khoa học xã hội ở Hà Nội về tư tưởng triết học “bình dân”.
Nhà nước nói với chúng ta rằng : Chúng ta tuân theo những định chế ấy (suốt đời tuân theo sự lãnh đạo của đảng) là chính tuân theo bản thân chúng ta. Sự tự kiềm chế (tự kiểm duyệt) tức là tự do vì các định chế ấy là tốt đẹp như bản thân chúng ta, như “bản chất của CNXH là tốt đẹp nhất trong lịch sử”. Như vậy chúng ta không phải là nô lệ vì chúng ta tự kiểm soát. Do vậy các nhà triết học mác-xít cho rằng đòi tự do tách khỏi xã hội tức là đòi tự do tách khỏi chính mình, đó là một căn bệnh, chữa trị nó phải bằng phương thuốc thay đổi tính chất của các quan hệ : giữa cá nhân với cá nhân, trong gia đình, giữa cá nhân và nhà nước, và, nó loại bỏ sự phê bình bằng lý trí ra khỏi đời sống xã hội.
Nhà nước biết rằng nếu những năng lượng của công dân hướng đến những vấn đề chung, đến đạo đức, đến nhân tính đến các vấn đề xã hội... sẽ tiềm ẩn những nguy hiểm cho quyền lực của nó. Năng lượng sẽ chuyển theo hướng ít bị cản trở nhất, họ sẽ quay về với bản thân, với gia đình coi đó là tổ ấm để tránh và quên đi mọi bất công trớ trêu của cuộc đời. Họ lo xây nhà cửa, thiết bị đẹp, xe cộ tốt, trường học ngoại quốc cho con cái vv... cái quan tâm nhất là nhu cầu vật chất trong đời sống của mình (tôi làm như vậy có gì sai?) và chính quyền ủng hộ điều đó.
Thế là nhà nước khuyến khích công dân mình sống một cuộc sống mà trong đó bắt đầu với sự sợ hãi, rồi trạng thái tuyệt vọng, tuyệt vọng dẫn đến thờ ơ, thờ ơ sẽ dẫn đến thích nghi, thích nghi sẽ dẫn đến thi hành theo thói quen, quay về với cái máng mà nhà nước đã đặt sẵn. Đó không phải là cuộc sống, nó là tập hợp của những phế phẩm.
Nếu chọn cách im lặng thì cũng chẳng mấy khá hơn. Im lặng cũng như ủ nước mắm, nếu quá lâu ngày nó sẽ biến thành những ung nhọt, mủ độc không thoát được ra ngoài sẽ gây bệnh cho toàn bộ cơ thể. Ít nhất nó cũng làm bạn vượt ra khỏi những quy chuẩn đạo đức, tuy hoàn toàn chưa vô lương tâm, nhưng con cái bạn sẽ là một thế hệ coi lương tâm là điều vớ vẩn, không có ích gì trong đời sống. Bạn có muốn con cái bạn trở nên như thế ?
Trí thức phải có thái độ chính trị, nhưng nhân dân đòi hỏi họ phải được quyền tự do lựa chọn thể chế chính trị.
Ngô Nhật Đăng
Không có nhận xét nào