Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

TỰ HÀO QUÁ VN ƠI.

TỰ HÀO QUÁ VN ƠI. Giáo dục phổ thông: 10/10; Chuyên môn, nghiệp vụ: Cử nhân kinh tế Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội (năm 1978); Ngoại...

TỰ HÀO QUÁ VN ƠI.

Giáo dục phổ thông: 10/10; Chuyên môn, nghiệp vụ: Cử nhân kinh tế Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội (năm 1978); Ngoại ngữ: Anh văn B, Nga văn B

Phóng viên người ta hỏi TT Áo, bác Phúc nhà mình lập tức lao vào trả lời thay, làm anh TT Áo giật hết cả mình.


Trước tiên là câu hỏi của ông Moosbauer, phóng viên đài truyền hình ORF của Áo, nguyên văn như sau:

„Tôi có một câu hỏi cho Thủ tướng Kurz. Hôm nay với nghi thức duyệt hàng quân danh dự, ông đã tiếp đón trọng thể Thủ tướng Phúc của Việt Nam, người đứng đầu Chính phủ xã hội chủ nghĩa của một nước cộng sản độc tài. Trong cuộc hội đàm Thủ tướng Kurz đã trao đổi về vấn đề nhân quyền cụ thể như thế nào, liên quan đến Hội nghị thượng đỉnh giữa EU và ASEAN trong tuần này?“

Mặc dù phóng viên Moosbauer nói rõ ngay từ đầu là đặt câu hỏi cho Thủ tướng Kurz của Áo, nhưng câu hỏi vừa dứt, lập tức Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhanh nhẩu trả lời, nguyên văn như sau:

„Việt Nam là một nước dân chủ, có quan hệ quốc tế sâu rộng, không có chế độ độc tài như ngài vừa nêu. Chúng tôi lên án chế độ độc tài. Hiến pháp Việt Nam bảo vệ nhân quyền, quyền con người hết sức sâu sắc trên tất cả lãnh vực. Nhân quyền Việt Nam, ngay được thế giới, cộng đồng quốc tế và Liên hiệp quốc công nhận. Xin cám ơn Thủ tướng và Chính phủ Áo đã dành cho một cuộc tiếp đón rất trọng thị trong quan hệ truyền thống, lâu đời, hiểu biết giữa hai nước.“


Sau đó Thủ tướng Áo Sebastian Kurz đã mời phóng viên của Thông tấn xã Việt Nam đặt câu hỏi để ông trả lời cả 2 câu hỏi. Sau đây là nguyên văn phần ông trả lời câu hỏi của phóng viên Áo:

“Trước nhất, cho phép tôi trả lời câu hỏi của phóng viên Áo về nhà nước pháp quyền, dân chủ và nhân quyền. Hai bên đã trao đổi với nhau, một mặt về hệ thống, thể chế của châu Âu chúng ta; mặt khác hai bên cũng nói chuyện với nhau về sự khác biệt thể chế của hai nước và về thái độ, quan điểm của chúng ta về sự khác biệt này. Như quí vị đã biết, chúng ta quan niệm rằng nhà nước pháp quyền, dân chủ là nền tảng cho mọi sự chung sống thành công trong tự do. Điều này không chỉ đúng ở châu Âu, mà nó đúng ở khắp mọi nơi trên thế giới. Dĩ nhiên, hai bên cũng nói chuyện về những quyền của người dân, mà họ được tiếp cận những quyền này như thế nào thì trước như sau vẫn còn nhiều khác biệt ở các nước khác nhau trên thế giới.

Ngoài ra có một điều quan trọng, tôi nghĩ rằng việc tiếp đón các quốc gia thân hữu một cách thân thiện, đó là một việc đúng đắn và có ý nghĩa, nhưng không có nghĩa là phải im lặng về “những đề tài nào đó” mà hai bên có những ý kiến khác biệt với nhau“.

Nhi Nguyễn.






Không có nhận xét nào