Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

TỪ WTO đến EVFTA

Từ WTO đến  EVFTA Việt Nam không thay đổi từ sau WTO nên khó trông mong EVFTA. Sáng, tôi đã chọn mua bánh mì heo quay giá 15k thay vì bánh m...

Từ WTO đến  EVFTA

Việt Nam không thay đổi từ sau WTO nên khó trông mong EVFTA.


Sáng, tôi đã chọn mua bánh mì heo quay giá 15k thay vì bánh mì chả cá chỉ 12k trên đường Đinh Bộ Lĩnh, Bình Thạnh trước khi đến nơi làm. Lý do tôi chọn bánh mì heo quay vì đó là món tôi thích và túi tôi lúc này chỉ còn chừng ấy tiền. Vừa đủ.

Tệ hơn, trước đó , tôi thậm chí còn không có đồng nào trong túi và tôi buộc phải chọn ăn ở... KFC Q.1. “Combo 79k gồm gà, cơm và nước ngọt”, KFC quảng cáo thế. Không tiền nhưng vẫn ăn sang vì nó chấp nhận quẹt thẻ tín dụng.

Hai tình huống khác nhau nhưng cùng nói về niềm tin kinh tế trong một câu chuyện lớn hơn, WTO.

WTO VÀ HỨA HẸN 

Từ sau năm 2007, thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, các tập đoàn lớn tràn vào Việt Nam với nhiều sản phẩm hấp dẫn mà trước đó, dẫu có mơ nhiều người còn không nghĩ đến. Những thương hiệu lớn đến Việt Nam, toạ lạc những nơi đắc địa vào gom vào mình những lợi nhuận béo bở. 

Truyền thông thời 2006 - 2007 đã nhắc đến thực tế này như lời hứa hẹn rằng Việt Nam sẽ hoá rồng. 

Nhưng đó chỉ là một nửa của cái bánh vẽ.

Một nửa sau đó, họ vẽ rằng, người dân Việt Nam sẽ có nhiều công ăn việc làm, nông sản Việt Nam sẽ không còn cảnh được mùa mất giá, bla bla bla về những điều tốt đẹp.

Sau đó 10 năm, cái bánh vẽ đó thành cái mặt nạ thường thấy trên sân khấu. Một nửa vui mừng dành cho các công ty thị trường tự do vì Việt Nam quả là thị trường hấp dẫn. Trong khi nửa còn lại, mếu máo sầu khổ chính là người dân và các doanh nghiệp Việt Nam.

DI SẢN VÀ THUYỀN THÚNG

95% doanh nghiệp Việt Nam hiện nay có quy mô siêu nhỏ. Nhỏ như cái quán bánh mì bán thịt heo quay mỗi sáng với giá 15k, miễn thiếu. Hàng nông sản vẫn cứ sản xuất rồi bỏ trôi sông lạc chợ vì giá cả bấp bênh.

Sau 7 năm gia nhập WTO, bà Phạm Chi Lan trên tạp chí Doanh nhân Sài Gòn năm 2014 thừa nhận cay đắng rằng doanh nghiệp Việt chỉ như thuyền thúng ra biển lớn. Trong khi đó, người phương Tây, họ đi theo thuyền đoàn với rất nhiều công cụ từ luật pháp đến kỹ thuật làm ăn, từ văn hoá đến lịch sử để tạo ra lợi nhuận và làm sập tiệm bất cứ doanh nghiệp Việt nào thách thức họ. (1)

Đến hôm nay, sau cái mặt nạ WTO bị rớt. TPP chết yểu. CTTPP không biết tương lai ra sao, EVFTA lại trở thành đôi cánh cho Việt Nam. Icarus là tên nhân vật trong thần thoại Hy Lạp. Người này vì mơ mộng được bay cao bằng đôi cánh mà quên rằng đôi cánh bằng sáp ong sẽ bị nung chảy bởi mặt trời. Hậu quả, Icarus rơi xuống biển và gặp cái kết đắng - chết. Việt Nam cũng sẽ như Icarus nếu tin rằng EVFTA có thể giúp thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.

Lực rào cản hiện nay vừa đến từ toan tính chính trị vừa đến từ kinh tế. Muốn được phê chuẩn, Việt Nam phải cam kết về nhân quyền, công đoàn độc lập và tự do tôn giáo. Trong đó, rất nhiều nhóm đang nghĩ những kỹ thuật để cản trở việc ký kết này. Có thể xem link sau để biết ai đang toan tính trong EVFTA (2)

3 NHÂN TỐ KHÔNG THẦN KỲ CHO EVFTA

Tạm gác những toan tính chính trị đó qua một bên, tôi không nghĩ EVFTA có lợi cho Việt Nam chính là những khuyết tật ở nội tại nền kinh tế, con người và cơ chế.

Lời hứa hẹn, kinh tế Việt Nam có thể tăng thêm 7 - 10% nhờ những cải tiến kỹ thuật chuẩn châu Âu. 

Bớt mơ đi. 

Tháng trước, Vinfast nổ tung trời vì là xe hơi made in Vietnam nhưng hoá ra, nó là tập hợp của Đức - Nhật - Ý và dáng lên trên đó là cái tên Việt Nam. Điều này tựa hồ, mụ phù thuỷ vừa úm ba la xì bùa cho nàng tiên cá có hai chân mà vốn dĩ nàng không sở hữu. (3)

Điều đó cũng đúng với BKAV khi ngay cả người Việt còn cười chê B phone giờ đã là version 3 bởi mác Việt nhưng ruột Tập Cận Bình.

Còn nói về nền kinh tế hiện tại, đóng góp lớn nhất cho Việt Nam là Samsung khi gần phân nửa GDP phụ thuộc vào hãng công nghệ này. (4)

Áp dụng chuẩn châu Âu thì áp dụng vào đâu khi tất cả những thứ đó không thuộc về người Việt. Chẳng có gì cả. 

Bởi vì những cái đầu tinh hoa nhất của người Việt không nằm trong những thứ công nghệ hiện đại đó mà tập trung ở... nhà nước, 12 triệu người. Hơn phân nửa trong số này sống như những bóng ma, sáng cắp ô đi tối cắp ô về. Phần nữa, những cái đầu tinh hoa đó trở thành những “nghệ sĩ” bởi “nghệ thuật” bàn cách tăng thuế mà không để dân kêu than như kiểu... vặt lông vịt. Và vì rảnh nên những bộ óc này sáng tác ra hàng tỷ rào cản kỹ thuật hành chính để làm nản lòng bất cứ ai đụng đến cái gọi là thủ tục hành chính. Muốn qua ải, hãy đồng loã cùng tham nhũng và hối lộ.

Nhưng dù có thế nào, 12 triệu người Việt này đã không thể làm ra tiền mà chủ yếu là xài tiền. 

Chính cái xã hội không làm ra con ốc vít này lại đang nghĩ chuyện nâng cao kỹ thuật chuẩn châu Âu vì EVFTA. Lạ he.

Sau cơn sóng WTO, những doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ cũng mong tìm đường ra biển lớn. Nhà nước cũng mong, người dân cũng mong. Thế là người người khởi nghiệp, nhà nhà khởi nghiệp nhưng phân nửa trong số đó là lĩnh vực... bất động sản. Bởi dòng vốn đang đổ mạnh vào thị trường này nên nhiều kẻ mộng mơ tin rằng mở doanh nghiệp ở lĩnh vực này có thể nói chuyện tiền tỷ và kiến tiền tỷ tỷ. (5) 

Nhưng mở doanh nghiệp khởi nghiệp bất động sản thì sao cải tiến khoa học kỹ thuật? 

Tư duy người Việt nó lạ lắm! Đó là chưa kể, đây là chiến địa của những con cáo và sói. Các doanh nghiệp nhỏ đã lơ ngơ lại còn trùm khăn đỏ thì khả năng cao phá sản là đương nhiên.

Như vậy, cả kỹ thuật và con người không thể tạo ra kỳ tích thì làm sao mơ đến chuẩn châu Âu. Đó là chưa nói đến cái thể chế tồi dở hiện nay.

Không thể phủ nhận quá trình phát triển của Việt Nam thời gian qua. Tuy nhiên, cải cách kinh tế không đi đôi với cải cách thể chế chỉ tạo thêm hố sâu ngăn cách giữa giàu và nghèo ngày càng xa. 

Nếu ở trung tâm Q1, TP.HCM, góc ngã tư, một ly cà phê giá trăm ngàn đồng thì cách đó không xa, người dân oan mất đất cũng hàng ngày kêu gào thống thiết. 

Nếu nơi nào trưng bày những chiếc áo, đôi giày giá vài triệu thì gần đó, người công nhân bị đánh đập, hành hạ mà không có công đoàn độc lập bênh vực.

Nếu nơi nào đó có những toà nhà sang trọng chuẩn chất châu Âu - Mỹ thì cũng có khả năng đó đã từng là nền nhà của một ngôi chùa, nhà dòng bị phá bỏ trong đêm. 

Dẫu có vào WTO, EVFTA hay CTTPP hay gì gì đi chăng nữa, những cải cách thể chế không tam quyền phân lập, người dân không ý thức được quyền của mình thì đừng mơ đến một thiên đường với con số tô vẽ đẹp đẽ.

Mà hãy cố vét trong túi cho bằng hết những xu cuối cùng buổi sáng để mua bánh mì, miễn thiếu thay vì thiếu KFC 79k như tôi đã làm. 

(Viết bằng ip, gõ cả đêm. Không hay nhưng hãy like để Thương một người có động lực... gõ tiếp he! Love u all 🤗🤗🤗)

Nguồn trích dẫn: THƯƠNG MỘT NGƯỜI

(1) http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/wto-thuyen-thung-va-dai-duong-41590.html

(2) http://server9.kproxy.com/servlet/redirect.srv/sruj/swkosasxjfsu/p2/2018/10/08/phong-van-ts-nguyen-quang-a-ve-tac-dong-cua-evfta-den-moi-truong-hoat-dong-cua-cac-nghiep-doan-doc-lap/

(3) https://www.facebook.com/669643634/posts/10156029275073635/

(4) http://m.cafef.vn/viet-nam-xuat-khau-54-ty-usd-trong-quy-1-rieng-samsung-dong-gop-1-4-20180630100117767.chn

(5) https://nld.com.vn/dia-oc/bung-no-startup-bat-dong-san-20170814090339973.htmo

Không có nhận xét nào