ĐỪNG CHẬM HƠN NỮA!. . Giữa năm nay có hai sự kiện xảy ra gần nhau. Một là hơn chục em bé Thái Lan bị kẹt trong hang núi được cả thế giới ứng...
ĐỪNG CHẬM HƠN NỮA!.
.
Giữa năm nay có hai sự kiện xảy ra gần nhau.
Một là hơn chục em bé Thái Lan bị kẹt trong hang núi được cả thế giới ứng cứu. Một người trong lực lượng ứng cứu đã thiệt mạng.
Kế theo đó, ở Việt Nam, vụ xạc lở đất kèm mưa lũ hết vòng cung biên giới phía bắc gây thiệt hại kinh khủng.
Có nơi, hơn chục ngày sau vẫn bị cô lập hoàn toàn và mất liên lạc với bên ngoài.
.
Tôi thầm nghĩ: Nếu nay, hình thành một đội ứng cứu nhanh chừng 200 người trở lên đến 500 người ở mỗi miền có nội dung công tác như sau:
.
Đội này có thể thuộc biên chế của Bộ Quốc phòng hoặc Bộ tư lệnh bộ đội Biên phòng.
Trong tình trạng có chiến tranh thì họ chiến đấu bình thường.
Trong thời bình họ là lực lượng ứng cứu nhanh nhất.
Họ được trang bị hoặc được sử dụng theo kiểu ưu tiên chừng 4 máy bay trực thăng và một số xe cộ đặc biệt.
Họ “sắc” hơn, mạnh hơn những lực lượng bộ đội giúp dân ta thường thấy trên TV.
Khi xảy ra vụ việc, họ có khả năng vận động tới tâm điểm nhanh nhất để giải quyết việc liên lạc và hướng dẫn bà con tránh tai họa.
.
Họ được huấn luyện chuyên nghiệp.
Họ có khả năng tiếp cận những vùng hiểm trở, bão tố, cháy nổ…bằng những phương tiện tốt.
.
Kinh phí để “nuôi” đội này (kể cả trang thiết bị) nếu độc lập, có thể là đáng kể.
Nhưng so với kinh phí quốc phòng thì chỉ nhỏ bé vô cùng.
Một đất nước có biển đảo, có rừng , có chiều dài tiềm ẩn nhiều nguy cơ mang tính thời đại như ta thấy trong nửa năm qua rất cần một đội tinh nhuệ, chuyên nghiệp như thế.
.
VN bước vào thời bình đã hơn bốn mươi năm.
Dẫu chưa có đội “Phản ứng nhanh” như vậy, hàng năm vẫn tiêu tốn hàng chục ngàn tỷ cho những chi tiêu quy ước khác mà nhiều khi những vùng bị nạn vẫn rất khó khăn.
.
Hồi sang Malaysia tôi thấy, khi xe cộ bị nạn dọc đường, không quá 5 phút có lực lựng cảnh sát, lực lượng ứng cứu đến ngay.
.
Còn ở Nga, một đất nước ổn hơn ta nhiều, thời tiết thuận hơn ta nhiều nhưng vẫn có “Bộ tình trạng khẩn cấp” để giải quyết tức thời những vấn để vừa bùng nổ, phát sinh.
Bởi vậy, hậu quả thường được giới hạn ở mức thấp nhất.
Cứ nghĩ về Lai Châu, Lào Cai vừa qua, thấy cần lắm một lực lượng như thế.
Phải không các bạn?.
Đêm 15/10/2018
Nguyễn Huy Cường.
Không có nhận xét nào