Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VỀ CHỮ NÔM HỜN

Về chữ Nôm Hờn  Người Việt mình ai mà không biết Hờn trong Giận Hờn là gì.  Theo từ điển Hoàng Phê (tức từ điển tiếng Việt coi bộ hơi "...

Về chữ Nôm Hờn 

Người Việt mình ai mà không biết Hờn trong Giận Hờn là gì.  Theo từ điển Hoàng Phê (tức từ điển tiếng Việt coi bộ hơi "đứng đắn"), hờn có nghĩa là:

1. Có điều không bằng lòng với người có quan hệ thân thiết, ngang hàng hoặc bậc trên, nhưng không nói ra mà tỏ bằng thái độ, cốt cho người ấy biết (thường nói về trẻ em hoặc phụ nữ).  Bé ngủ dở giấc, hờn mãi.  Hờn không ăn cơm.

2. Nỗi uất ức, căm thù sâu sắc.  Rửa hờn, Ngậm tủi nuốt hờn.

Mà trong chữ Nôm, chữ Hờn có 2 cách viết thông dụng:

1. Chữ Hờn 㘋 này có bên trái là bộ Khẩu 口 (tức miệng), và bên phải là Hiền 賢 (tức hiền từ).

2. Chữ Hờn 恨 này nguyên là chữ Hán diễn âm Hán Việt là Hận (tức hận thù)

Nhưng mình người Việt ai cũng biết, hờn không thể là sự hận thù vì căm hận hoàn toàn khác căm hờn.  Đọc "căm hận" ta thấy đầy sự hận thù trong đó, như ăn tươi nuốt sống, còn đọc "căm hờn" ta thấy như một người đang giận dỗi mà thành ra thù ghét.

Ví dụ câu "cô căm hận kẻ bạc tình" hoàn toàn khác với câu "cô căm hờn kẻ bạc tình" đúng không bạn ? 

Vậy mà tại sao ông cha ta lại dùng chữ Hán Hận 恨 để mà đọc Nôm Hờn 恨 bạn nhỉ ? Đã bao giờ Hận đồng nghĩa với Hờn đâu ? Mà tại sao từ điển Hoàng Phê lại giảng Hờn là "nỗi uất ức, căm thù sâu sắc" bạn nhỉ ? Khi ta đọc "cô căm thù gã bạc tình", nó hoàn toàn khác "cô căm hờn gã bạc tình" lẫn "cô căm hận gã bạc tình" chứ đúng không bạn ?

Nên tại sao chữ Hán Hận 恨 lại có thể đọc Nôm là Hờn 恨 bạn nhỉ ?

Mà đáng kinh ngạc hơn, là chữ Nôm Hờn 㘋 này với miệng 口 bên trái, hiền 賢 bên phải, há không phải ông cha ta có ý muốn chúng ta khi hờn giận ai, câu nói từ cửa miệng của mình cũng cần nhẹ nhàng, hiền từ sao ?  

Mà bạn có thấy ai khi giận hờn, lại nói lời dịu dàng không ? Đâu có đâu đúng không ?

Nên không hiểu ông cha mình dùng chữ Nôm Hờn 㘋 với ý nghĩa miệng nói lời hiền từ này để làm gì nhỉ ?

Có khi thời xưa ông bà người Việt mình ăn ở hiền lành, nên ngay cả khi hờn giận, ông bà vẫn nhắc nhau ăn nói thật nhẹ nhàng, hiền từ đúng không bạn ? 

Mà chữ Nôm Hờn 㘋 ăn nói hiền lành này, xem ra ngày nay lạc hậu và không đúng rồi, nhưng chưa thấy ai đổi chữ Nôm Hờn cả.  Có khi người ta vẫn còn tự lừa dối mình, là khi giận hờn, họ còn nói được cho nhau những lời thật ngọt ngào chăng ?

Mà bạn đã có bao giờ giận hờn, nhưng vẫn ăn nói nhẹ nhàng và hiền từ chưa ?

Nếu chưa thì mời bạn đọc chữ Nôm Hờn 㘋 của ông cha người Việt mình để lại.

Tiếng Việt chữ Nôm đẹp lắm bạn ơi !!!

Brian



Không có nhận xét nào