Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VỀ ĐỊA DANH MIỀN NAM CÓ DỂ HIỂU KHÔNG?

Về địa danh miền Nam có dễ hiểu không ? hay tại sao các nhà nghiên cứu địa danh miền Nam cần thận trọng về sự hiểu biết của họ qua các cuộc ...

Về địa danh miền Nam có dễ hiểu không ?

hay tại sao các nhà nghiên cứu địa danh miền Nam cần thận trọng về sự hiểu biết của họ qua các cuộc điền dã hoặc đọc sách báo nào đó. 

Mình xin đưa ra một ví dụ - ấy là địa danh Long Thành ở tỉnh Đồng Nai ngày nay.

Theo bài luận văn thạc sĩ của cô Nguyễn Thái Liên Chi, viết dưới sự hướng dẫn của thầy Lê Trung Hoa, có tên gọi là "Nghiên Cứu Địa Danh Tỉnh Đồng Nai", ở trang 99-100, cô đưa ra nhận xét

**** 
LONG THÀNH 

"Về tên của địa danh này, có người cho rằng Long Thành có nghĩa là "thành rồng".  Thật ra không phải như vậy ... Trong địa bạ Biên Hòa (1836), chữ "long" được viết bằng chữ Hán mang nghĩa "thịnh vượng", còn "thành" là "thành công".  Hơn nữa, quá trình tìm hiểu trên sách báo và đi thực tế, chúng tôi nhận thấy ở vùng này trước đây không có cái thành nào.  Vì vậy, Long Thành phải được hiểu là "thành công và thịnh vượng" chứ không phải là "thành rồng".

****

Đáng tiếc là cô không đúng.

Bởi vì không hiểu do đâu mà cô nghĩ hễ một tên địa danh miền Nam mà có thành tố "thành" 城, thì địa danh ấy phải có tòa thành trì mới đúng ?

Vì ta có trấn Thuận Thành 順城鎮 tức Ninh Thuận / Bình Thuận ngày nay, chắc không liên quan gì đến việc có tòa thành nào đó.

Hoặc giả ta có thôn An Thành 安城村 ở tổng Dương Hòa phủ Tân Bình trấn Phiên An kìa.

Và nếu ta chịu khó tra Đại Nam Thực Lục Tập 1 đoạn "Mùa đông, tháng 11, xem đồ bản các dinh đất Gia Định, chia vạch địa giới ba dinh Trấn Biên, Phiên Trấn và Long Hồ khiến cho liên lạc nhau. Dinh Trấn Biên lãnh 1 huyện (Phước Long), có 4 tổng (Tân Chính, Bình An, Long Thành và Phước An)" và chịu khó tra bản chữ Hán, thì Long Thành được viết là 隆城 tức tòa thành thịnh vượng.

Và luôn trong bộ Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn phần tỉnh Biên Hòa, ta còn có cả bản đồ ghi rõ ràng tên Long Thành 隆城 tức tòa thành thịnh vượng.

Như vậy, không biết cô thạc sĩ đã có nghiên cứu các văn bản Hán Nôm về tên Long Thành chưa, trước khi cô đưa ra nhận định rằng là theo những cuộc điền dã và sách báo mà cô đọc, rằng là Long Thành chỉ có nghĩa là thành công thịnh vượng 隆成 ? Bởi vì lý thuyết của cô xem ra rất hợp lý, vì Long Thành với ý nghĩa là thành công thịnh vượng rất đúng, chứ tòa thành thịnh vượng nghe có vẻ sao sao đó.  

Nhưng cô sẽ giải thích ra sao khi các văn bản Hán Nôm chính thức của triều đình nhà Nguyễn đều viết Long Thành 隆城 là tòa thành thịnh vượng ? 

Và cô sẽ giải thích ra sao cho cái tên tỉnh Biên Hòa 邊和 mà không là Hòa Biên 和邊, Trấn Biên 鎮邊 chứ không là Biên Trấn 邊鎮 chẳng hạn ? 

Chẳng lẽ người xưa viết chữ Hán sai trong nhiều văn bản Hán Nôm khác nhau ? 

Nên bạn thấy đó, người thời nay giải thích một địa danh miền Nam nghe hợp lý chưa hẳn là đúng với từ nguyên của tên địa danh miền Nam đâu, đúng không bạn ? 

Đó là tại sao các nhà nghiên cứu đừng chỉ đi điền dã và nghe theo dân gian mà lại nghĩ rằng mình đúng.  Đúng lý thuyết chưa hẳn là đúng sự thật khi ta tra cứu địa danh miền Nam.

Còn điều kế tiếp là gì - đó là các nhà nghiên cứu đừng nên quá tin vào bộ Gia Định Thành Thông Chí như quyển sách gối đầu giường.

Đây, ngay trong phần tên địa danh Long Thành, thì chỉ trong 2 trang sát bên nhau, đoạn Long Thành trong phần núi Bà Vãi thì lại được viết là 竜城 tức là tòa thành rồng đây.  Nhưng ở ngay phần dưới Làng Giao Sơn, thì tên Long Thành lại được viết là tòa thành thịnh vượng 隆城.

Và đáng sợ hơn, là trước đó, phần núi Chiêu Thái có cả thôn Long Thành được viết là 隆成村 tức là thôn thành công thịnh vượng. 

Vậy là chỉ trong vài trang Hán ngữ, trong cùng một vùng miền ở Biên Hòa, ta có Long Thành 竜城 tức tòa thành rồng, ta có Long Thành 隆城 tức tòa thành thịnh vượng, ta lại có thôn Long Thành 隆成村 tức là thôn thành công thịnh vượng.  Vậy với 3 địa danh này, theo bạn địa danh Long Thành nào là đúng ?  

Mà mình còn chưa tra các dị bản khác của bộ Gia Định đã viết tên Long Thành ra sao.

Lẫn mình chưa tra bộ Hoàng Việt hoặc Đại Nam Nhất Thống Chí.

Vậy bạn nghĩ, chỉ 1 cái tên như vậy mà có quá trời cách viết, thế các nhà nghiên cứu Việt Nam đã có đủ kiến thức, đủ thời gian, và đủ nhẫn nại để tra từng tên địa danh miền Nam chưa ?

Hay là họ cứ đi điền dã rồi cứ mạnh dạn mà điền vô chỗ trống, tên địa danh này có nghĩa là như vầy, như vầy ? 

Do đó, muốn tìm hiểu về từ nguyên tên địa danh miền Nam, bạn không thể học theo cách thầy Lê Trung Hoa, cứ úp bậy tên nào đó vô, rồi viết tung tóe lên.

Hay như lý thuyết đúng của cô thạc sĩ này, nhưng không hẳn đã đúng cho thực tế về tên địa danh miền Nam.

Vậy tại sao bạn nghĩ là các nhà nghiên cứu Việt Nam, cứ cả ngày đem tên địa danh Khmer nào đó ra, rồi đưa ra đủ thứ lý thuyết là đúng khi họ giảng về tên địa danh miền Nam ? 

Nên chắc ai muốn nghiên cứu tên địa danh miền Nam, họ cần phải làm theo phương pháp mà mình đề nghị ở đây >> https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2089187391332212&set=a.1379012825683009&type=3.

Bằng không, mình nghĩ họ chỉ đoán mò thôi bạn ạ.

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks

Brian

















Không có nhận xét nào