Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VỀ SỰ YÊU NƯỚC CỦA CỤ NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

Về sự yêu nước của cụ Nguyễn Đình Chiểu hay là những điều người ta nên nghiên cứu kỹ hơn, trước khi úp cho cụ những mỹ từ đẹp nhất để ca ngợ...

Về sự yêu nước của cụ Nguyễn Đình Chiểu

hay là những điều người ta nên nghiên cứu kỹ hơn, trước khi úp cho cụ những mỹ từ đẹp nhất để ca ngợi lòng yêu nước của cụ.

Cụ Nguyễn Đình Chiểu và cụ Võ Trường Toản là hai nhà văn hóa lớn nhất của miền Nam Việt Nam mà chắc ai cũng biết.

Về cụ Võ Trường Toản, thì hôm trước mình có viết nêu lên thắc mắc rất thực tế.  Đó là cụ Võ đã dạy học trò ra sao, mà sau này, các học trò của cụ đều làm quan lớn của triều đình vua Gia Long và Minh Mạng, ấy thế mà không một ai trong họ viết về thầy, hoặc cho ta biết họ để tang cho thầy, hoặc giả họ tự ở kế bên mộ thầy 3 năm cho trọn nghĩa thầy trò theo tinh thần của Nho sĩ xem thầy còn hơn cha của mình.  Cụ Võ danh tiếng lớn tới vậy mà ngày ngay tư liệu về cụ Võ ít tới nỗi, người ta chả biết gì về cụ mặc dù các học trò của cụ đã để lại đời với khá nhiều những bộ sách về sử và địa lý Việt Nam, cho đến nay vẫn còn giá trị.  Bài này mình viết tại đây >> Về làm người

Hay là sự đọc về tiểu sử thầy Võ Trường Toản mà lại suy gẫm cho nét tôn sư hơi khác người của người Việt mình

Thầy Võ Trường Toản thì mình khỏi giới thiệu, chắc ai người Việt cũng biết.  Ngoài Bắc thì có thầy Chu Văn An, trong Nam thì có thầy Võ Trường Toản.

Thầy họ Võ này vốn có học trò và các môn đồ là những vị khai quốc công thần thời Nguyễn.  Trong đó các các vị như Gia Định Tam Gia Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định và Ngô Nhơn Tĩnh.  Ôi viết ra một trang giấy cũng không hết.

Các vị sử gia Việt Nam viết quá trời quá đất khen tụng thầy họ Võ lên tới mây.   Nay có cả trường đại học Võ Trường Toản hoành tráng không kém villa của đại gia nào đó.

Ấy thế mà, nếu bạn để ý, thì đáng xấu hổ thay:

1. Cho đến nay, chả mấy ai biết lịch sử gia tộc của thầy Võ ra sao cả.  Tệ đến nỗi khi quan Phan Thanh Giản sau này cho khắc bia, ngài cũng chỉ có thể viết là "Tiên sinh họ Võ, húy Trường Toản. Đời trước hoặc nói là người Thanh Kệ (Quảng Đức), hoặc nói người Bình Dương (Gia Định)".  Mà làm thế nào mà môn đồ của thầy chả ai viết lại chuyện gì về thầy nhỉ ? Họ, những môn đề danh cao vọng tộc ấy, từ quan họ Trịnh đến quan họ Ngô, ai cũng viết vài quyển sách để đời, thật là các bậc đại sư, thế mà tiểu sử của thầy mình lại hoàn toàn là con số không (zero - 0).  Thế có đau không bạn nhỉ ?

2. Chả có vị môn đồ nào ở kế bên mộ thầy 3 năm để trọn nghĩa thầy trò bạn nhỉ ? Đáng nói hơn, là các vị môn đồ nổi tiếng này khi mất, chắc lúc bấy giờ đều được triều đình an táng long trọng, nước nhà đã yên bình, ấy thế mà chả vị nào muốn về nằm kế bên mộ vị thầy vĩ đại của mình bạn nhỉ ? 

3. Ở bên Tàu, thì họ đời đời tôn cụ Khổng là bậc vạn thế sư biểu (ngoại trừ thời Cộng Sản những năm Cách Mạng Văn Hóa thì người ta mời cụ ra đường), học trò nằm khu lăng mộ của thầy Khổng hơi nhiều. Còn ở bên ta, ngoài tấm mộ cho cụ Võ Trường Toản, nào có thấy ai viết hay nêu lên gì về tình thầy trò của cụ Võ với các trò đâu nhỉ ?  Sao tình thầy trò của người Việt mình bạc bẽo thế bạn nhỉ ? Bạc như vôi đấy bạn ạ.

Nên, hậu thế như mình xin được đặt 3 câu hỏi vậy:

1. Thế, nếu thầy Võ nổi tiếng như thế, "sùng đức" như thế với cái thụy hiệu rất kêu mà thầy được vua ban cho, vậy tại sao môn đồ của thầy chả ai khăn tang 3 năm, cuối đời muốn về chôn kế bên thầy ?  Người ta ai cũng về chôn với vợ con cả, có ai muốn chôn với thầy đâu, đúng không bạn ? Đấy, ngay cả cụ Phan Thanh Giản khắc bia cho thầy cũng có chôn với thầy họ Võ đâu nhỉ ? Thầy dạy ra sao mà chả ai muốn chôn kế bên thầy bạn nhỉ ?  Chả nhẽ danh nhân nước ta mê vợ hơn thương thầy à ? Hay là chữ thầy nước Nam đã bạc như vôi từ thưở "Bảo Đại chưa mặc quần" hả bạn ? 

2. Thế các quan như các ngài Gia Định Tam Gia, chữ nghĩa bề bề, thì làm thế nào mà chả viết gì về vị thầy của họ nhỉ ? 

3. Thế sự tôn sư trọng đạo trong đạo Nho của thầy lẫn trò trong trường hợp này là ở đâu bạn nhỉ ? 

Vậy theo bạn, thầy Võ Trường Toản "sùng đức" ra sao mà để trò của mình lại hành xử tệ bạc như thế ? 

Mời bạn cứ tự nhiên lên tiếng.

Mà bạn có biết, trong chữ Nôm nước ta, có 3 cách viết chữ Thầy không:

1. Thầy 柴 này - ấy là với bộ mộc 木, ấy là hạng thầy cúng, hạng thầy già lên lão làng mà ăn đầu heo

2. Thầy 𪪀 này - ấy là với chữ sư 師, biết chút chữ để mà dạy trò đứng trước cửa Khổng làm gì 

3. Thầy 偨 này - ấy là với bộ nhân 亻, dạy học trò trước tiên sống cho ra hồn, sống cho ra một con người

Thế bạn có bao giờ hỏi các vị thầy của bạn, họ là các vị thầy nào trong 3 hạng thầy ấy không ?

Thế bạn khi được người ta gọi là thầy, bạn có bao giờ nghĩ người gọi bạn muốn dùng chữ thầy nào không ?

Nghe nói, có người chỉ muốn đi học "làm người", tức là đi kiếm thầy 偨 này.  Nhưng thời nay, "làm quan to" thì dễ, chứ "làm người" thật khó lắm đa.

Brian  



P.S: Mình thấy tấm hình đại học Võ Trường Toản hay quá, nhưng không biết đã có thầy nào trong trường đại học này nghĩ về sự bạc bẽo của học trò đối với Sùng Đức tiên sinh chưa nhỉ ?.  Bạn đọc mà suy gẫm.

Còn về cụ Nguyễn Đình Chiểu, thì càng đọc về thơ văn của cụ, mình lại càng thắc mắc nhiều hơn, là làm thế nào mà một cụ đồ mù lại viết quá trời những bài thơ yêu nước hay đến thế ?  Mà các bài thơ của cụ, đọc lên, ta cứ tưởng rằng cụ đã tự mình chứng kiến cảnh thương hải tang điền của người miền Nam vậy.  Nhưng nghĩ lại, cụ đã mù từ thời còn trẻ, thời Pháp chưa đánh miền Nam còn hơi rất lâu kìa, thế mình lại đặt câu hỏi là, biết đâu cái "biết" của cụ, cái "kiến thức" yêu nước mà cụ có và người ta tung hô, là do người ta rỉ tai cụ, người ta tuyên truyền cho cụ, và biết đâu, người ta đã lợi dụng cụ cho mưu đồ của họ cũng nên ?

Hay thời nay, ta gọi những người như vậy là các cán bộ tuyên truyền TW, hoặc giả hơi tệ hơn,các DLV thuộc cơ quan 47 thời Phê Tê Bốc.

Thế mà mình chưa thấy có học giả Việt Nam nào nêu lên những điều này cả, tức là có hay không cụ Đồ Chiểu yêu nước và yêu nước thế nào ?  Hay là người ta nhét vào đầu cụ đủ thứ yêu nước vì thấy cụ mù mà hay chữ ? Và đáng tiền hơn, chúng ta có chắc các bài thơ yêu nước là cụ tự mình làm ra không ? 

Có người nói người mù vẫn yêu nước.  Điều đó đúng thôi.  Nhưng người dốt vẫn yêu nước được mà đúng không bạn ? Và những đứa trẻ Việt Nam trong vòng nửa thế kỷ nay, đã trở nên khát máu vì ngày ngày từ thưở nhỏ, chúng đã được dạy về "sự tàn ác của bọn triều đình phương Bắc và phong trào nông dân Tây Sơn vì nghĩa mà lật đổ 2 chính quyền Trịnh Nguyễn" mà đúng không ? 

Mà mình nói, sự khác nhau giữa người hiểu chữ yêu nước là gì và kẻ cứ bô bô mà nói yêu nước là ở phần kiến thức của người ấy, về người ấy có được thấy thế giới, có biết nhiều về thế giới quan, về những điều xung quanh mình chưa có sai không bạn ? Một con ngựa bị người ta bịt hai bên mắt lại và nó chỉ thấy có con đường ở phía trước vẫn có thể yêu nước kiểu con ngựa đấy chứ.  Thế các bạn có bao giờ hỏi, cụ Chiểu bị mù thì sự "yêu nước" của cụ đến từ đâu không ? 

Mà nếu bạn nói bản thân cụ bị người Pháp đối xử tệ mà cụ yêu nước thì chắc bạn phải suy nghĩ lại.

Bạn có thấy người Pháp họ đối xử với cụ rất lịch sự không ? Họ đâu có đem cụ bỏ tù vì cụ viết văn thơ chống đối chính quyền đâu nhỉ ? 

Bạn có thấy người Pháp ghét cụ mà ào ào ném đá vô cụ cho cái sự yêu nước của cụ, tựa ngày nay, người ta ném ào ào trên Phê Tê Bốc khi ai bất đồng ý kiến chính trị với họ không ? Đâu có đâu, đúng không bạn ? 

Bạn có thấy người Pháp công bằng với cụ không ? Họ còn yêu cầu được trả tiền nhuận bút tác phẩm Lục Vân Tiên của cụ.  Hành động ấy giả dối hay không thì chắc ta chưa thể khẳng định, chứ xem lại ngày nay, ở Việt Nam đâu có ai in lại những tác phẩm dành cho trẻ con của nhà văn Duyên Anh với những câu văn tiếng Việt rất trong sáng đâu bạn nhỉ ?  

Bạn có thấy người Pháp tôn trọng cụ không ? Theo sách nào đó viết, ngày cụ mất, cả một cánh đồng trắng xóa khăn tang.  Như vậy người Pháp đâu có cấm người ta để tang cho một người chống đối chính quyền.  Còn cụ Phan Khôi thời những năm mất ở ngoài Bắc dưới chế độ VNDCCH, nghe đâu chả mấy ai DÁM đưa tang, và tới nay hài cốt của cụ hình như đã làm bạn với dế nơi nào đó cũng chả ai biết.

Vậy cụ Chiểu mà có yêu nước, thì cụ yêu nước ra sao ?  Cụ có yêu nước qua sự căm thù người Pháp không ?  Với những điều mình nêu ra, thì chắc không thể nào đâu, đúng không bạn ?  Vì người Pháp đối xử rất lịch sự với và tôn trọng cụ.  Mà một người lấy sự một kẻ tôn trọng và lịch sự với mình, mà lại quay qua căm thù kẻ ấy, ấy là con người đổi trắng thay đen, lấy tình thương của người ta mà lại đổi thành sự căm hận hẹp hòi của mình, ấy là một con người thất đức, bất nhân và một dạng ăn cháo đá bát đó chứ.  Bạn có thấy mình viết vậy sai không ? 

Ừ, dĩ nhiên bạn cho rằng, lòng yêu nước to hơn nhiều và người Pháp có thể giả bộ tôn trọng cụ, nhưng thời nay, có ai trong chế độ hiện thời dám biểu hiện sự tôn trọng người chống chính quyền đâu, dù chỉ là những hành động giả tạo để mang tiếng là tôn trọng ý kiến người dân ? Họ ném đá ào ào mà đúng không ? Và chắc là, một người vì lòng yêu nước, mà đổi sự tôn trọng người ta dành cho mình, biến nó thành sự căm hận, thì không biết lòng yêu nước ấy to ra sao, chứ người miền Nam mình nói, đó là một con người bất nhân, hành xử với người quanh mình như vậy, thì làm gì mà đã hiểu được sự yêu nước ra sao để mà hô hào về sự yêu nước dành cho dân tộc ? Một người mà trong mối quan hệ giữa người với người, mà đã hẹp lượng và đổi trắng thay đen đến vậy, thì người ấy biết gì về lòng yêu nước vĩ đại hơn nhiều để mà hô hào ? Đó chỉ là một kẻ cuồng tín thôi bạn ạ.

Ở một mặt khác, nếu bạn đọc thử vài bài thơ của cụ Đồ Chiểu, bạn rất ngạc nhiên, là cụ tả cứ y như cụ đã chứng kiến hình ảnh thương hải tang điền của miền Nam Việt Nam nước mình khi ấy vậy.  Từ bài Chạy Tây cho tới bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.  Nhưng xem ra, đến nay, chưa ai có thể 100% KHẲNG ĐỊNH qua chứng liệu, sử kiện cụ Đồ Chiểu là tác giả của những bài thơ này cả.  Và càng đọc về sử và đọc lại những câu trong thơ văn của cụ, mình lại càng thấy ngờ ngờ về giả thuyết có thể ai đó viết giùm cụ, hay mớm ý cho cụ viết thì đúng hơn.  Một vài ví dụ:

1. Nếu bạn đọc bài Chạy Tây, nó đúng là có vẻ như bài thơ về thời Pháp đánh miền Nam, nhưng chưa ai 100% KHẲNG ĐỊNH được bài thơ này được làm vào giai đoạn Pháp đánh thành Gia Định năm 1859 (như các thầy cô ngày nay đi giảng cho học trò hay trên báo mạng đăng) cả.  

Mà đáng ngờ hơn, là bạn đọc bài thơ Chạy Tây này, bạn thấy đầy hình ảnh thương hải tang điền của miền Nam Việt Nam vào thời quân Tây Sơn vô giết người Tàu ở miền Nam kìa.  "Bến Nghé của tiền tan bọt nước, Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây", đó là hai hình ảnh khá trung thực về Sài Gòn và Biên Hòa xưa thời quân Tây Sơn giết người miền Nam không gớm tay và họ tự mình làm mất cả sự ủng hộ của người miền Nam.  Đâu đó trong núi sách Việt Nam, ta còn đọc được những câu văn thật đau lòng dạng "Từ Bến Nghé đến sông Sài Gòn, tử thi quăng bỏ xuống sông làm nước không chảy được nữa. Cách 2, 3 tháng người ta không dám ăn cá tôm dưới sông. Còn như sô, lụa, chè, thuốc, hương, giấy, nhất thiết các đồ Tàu mà nhà ai đã dùng cũng đều đem quăng xuống sông, chẳng ai dám lấy. Qua năm sau, thứ trà xấu một cân giá bán lên đến 8 quan, 1 cây kim bán 1 quan tiền, còn các loại vật khác cũng đều cao giá, nhân dân cực kỳ khổ sở.".  

Và chắc chắn khi ta đọc "Bến Nghé của tiền tan bọt nước" ta thấy câu này rất đúng khi tả về sự cướp bóc của quân Tây Sơn khi họ vào Nam, giết dân đốt làng đốt xóm, và cướp bóc của cải mà đem về miền Trung, chứ người Pháp vào đánh thành Gia Định, họ đánh thành rồi đốt thành vì lực lượng quân họ quá mỏng.  Mà họ đã tự hiểu quân đội của họ quá mỏng mà đốt luôn cái thành to Gia Định rồi rút đi, thì họ còn đâu mà có thời gian để mà đi cướp bóc, đi đốt phá Bến Nghé để mà cụ Chiểu lại viết "Bến Nghé của tiền tan bọt nước" bạn nhỉ ?

Dĩ nhiên bạn có thể biện hộ rằng "Bến Nghé của tiền tan bọt nước" là một câu ví von cho sự tang thương, ai cũng viết được, dù có mù hay không.  Nhưng hóa ra, trong thơ văn Việt Nam, hễ có gì mà không dẫn chứng hay khẳng định được, người ta lại tìm đủ lý do, từ nghĩa bóng, đến dã sử, đến truyền miệng dân gian, để chứng minh một điều gì đó mà họ tin.  HỌ BIỆN HỘ ĐỦ CẢ NGOẠI TRỪ VIỆC TỰ ĐI TÌM CHỨNG LIỆU ĐỂ CHỨNG MINH.  HỌ CHỜ NGƯỜI KHÁC CHỨNG MINH HỌ SAI ĐẤY.

Thế nếu 1 đứa trẻ lên 3 mà đã biết làm thơ yêu nước, người ta chắc cũng đem ra sự "rất có thể" để mà bàn, để mà biện hộ mà không ai hỏi, đứa trẻ lên 3 biết gì về yêu nước mà làm thơ ? Mà thời nay, xem ra, người trẻ Việt họ càng ngày càng ít có sự sùng tín đến vậy vì họ dùng mạng làm bạn đồng hành cho việc học.  Nên họ biết sùng tìn thì rất tốt, chả có gì đáng chê.  Nhưng sùng tín tốt cho một lý tưởng cao đẹp nào đó, ví dụ về việc đạo, việc xuất thế chẳng hạn.  Chứ còn sùng tín (mà nói rõ hơn, là tin mà không kiểm chứng) để mà một người dùng nó để tăng thêm lòng yêu nước của người ấy thì ta thường gọi kẻ ấy là một gã cuồng tín đúng không bạn ?  

Mà có ai khen người cuồng tín là một nhà yêu nước đâu nhỉ ? 

Đâu, bạn thử đem ra một bài viết nào của các học giả Việt Nam phân tích bài Chạy Tây của cụ Đồ Chiểu để mình đọc thử xem ? Và dĩ nhiên, nếu học giả ấy phân tích đủ thứ về lòng yêu nước, mà không đem ra được 1 chứng cớ nào để khẳng định đây đúng là thơ cụ Chiểu, rằng cụ đã viết khi thành Gia Định bị đánh năm 1859, thì mình sẽ viết phản luận phân tích rõ ràng, và có khi thiên hạ chê cười thầy viết bài đó là kẻ cuồng tín cũng nên.  Bạn nghĩ đã có một hay nhiều bài viết phân tích hay về bài Chạy Tây này à ? Bạn cũng nên cho mình đọc thử vậy.

2. Rồi nếu bạn đọc về những gì người ta ca tụng bài Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc của cụ Đồ Chiểu, bạn lại càng thắc mắc hơn.  Ấy là hầu như chả có sử sách nào ghi về cuộc đánh du kích Cần Giuộc này đã diễn ra ở đâu và ra sao cả ? Toàn văn hóa truyền miệng.  Mà miệng thế gian thì cứ như cái thùng rác, mà ngày nay người ta đã dành hẳn một mỹ từ để gọi chúng.  Đấy là fake news.  Mình đã viết hẳn một bài để hỏi về vụ này tại đây >> https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1983544781896474&set=a.1379012825683009&type=3.  Làm thế nào mà thời ấy, thời mà trong sử Đại Nam Thực Lục viết rõ ràng vua Tự Đức ban lệnh tưởng thưởng vàng bạc cho những ai lập công đánh giặc Tây, thế mà một trận đánh ác liệt như vậy, sử sách triều Nguyễn không hề chép nhỉ ? Có thể bạn nói là triều đình Nguyễn ươn hèn, bị người Pháp ép không cho viết sử kiện này, ấy thế mà người Pháp lại để cho bộ Đại Nam Thực Lục viết đầy về trận Đà Nẵng 1858, trận Gia Định 1859 và 99% các trận khác chống Pháp đấy bạn ạ.

Nên bạn đã có bao giờ đọc và tự suy gẫm, những kiến thức mà người ta dạy bạn, nào là vị Đỗ Quang nào đó đã nhờ cụ Chiểu viết bài văn tế này, nào là cụ Chiểu đau thương cho các tử sĩ, đều là fake news không ? Bạn bực mình, bạn muốn những điều đáng tự hào này của người Việt không được gọi là fake news à ? Đâu có gì, bạn hãy nên đi tìm sự thật xung quanh bài văn tế này rồi viết thử ra xem, đừng cuồng tín và đừng ép người ta phải cuồng tín như bạn.  Và chắc chắn, trước khi chúng ta biết sự thật về bài văn tế này, hay là chúng ta cũng nên dẹp nó qua 1 bên, chứ không thể nào nó chưa hề được chứng minh gì cả mà cả trăm năm nay, người Việt lại đem nó ra để mà khoe đầy lòng yêu nước trong đó.  Đó là sự giáo dục dối trá chứ bạn.  Dối trá và cuồng tín thì ở đâu cũng vậy thôi, có gì mà đáng khen để biện hộ cho những nét văn hóa đáng xấu hổ này ?

Mình đọc thấy người nhà cụ Chiểu còn có bản chữ Nôm của bài văn tế này nữa ? Bạn đã đọc chưa ? Bạn đã biết gì về nó ? Đâu bạn viết thử 1 bài mình đọc xem.

Ủa, mà hình như cụ Đồ Chiểu mù mà đúng không ?  Thế ví dụ ai đó hỏi thử cắc cớ là có khi cụ Chiểu đi chơi, cụ nghe các cụ khác đọc bài văn tế dạng này, rồi cụ đem về đọc lại rồi dạy lại học trò thì sao ?  Có khi học trò hay người nhà của cụ "lỡ quên", viết là của cụ thì sao ?  

Nên bạn thấy đó, bài văn tế này có đầy vấn đề trong đó về tính xác thực sử kiện, ấy thế mà người ta vẫn tự hào và giảng y như thiệt là nó được đọc để tế cho trận Cần Giuộc đêm rằm tháng 11 năm Tân Dậu 1861 nào đó, hơn trăm năm nay rồi đó bạn.  

Mà đó là ta còn chưa bàn đến câu văn trong bài văn tế có ý nghĩa là gì ? Ví dụ ai là nhân vật trong câu "Mười năm công vỡ ruộng, xưa ắt còn danh nổi như phao" vậy bạn ?  Đừng nói đó là những người nông dân và người đến định cư, vỡ đất và mần ruộng ở Cần Giuộc, vì coi bộ họ đã đến và đã có lịch sử hơi lâu trước năm 1851 ở miền Nam nói chung hay Cần Giuộc nói riêng rồi đúng không bạn ? 

Còn bạn muốn đem chế độ đồn điền ra ư, à mời bạn, vì mình cũng có đọc về chế độ đồn điền, và mình rất muốn biết ai đó thử phân tích chế độ đồn điền liên quan tới câu này ra sao để mình đọc.

Rồi 2 câu "Đêm thấy bòng bong che trắng lớp, những muốn ăn gan; Ngày xem ống khói chạy đen xì, toan ra cắn cổ." thật hay.  Nhưng cụ Đồ Chiểu mù mà làm sao cụ thấy cả "bòng bong che trắng lớp, ống khói chạy đen xì" nhỉ ?  Mà cái thời cụ còn sáng mắt, tức trước năm 1851, cụ ở đâu để mà thấy "ống khói chạy đen xì" ?  Chắc không có đâu đúng không bạn ? 

Thế không thấy thì cụ viết làm gì ? Chả phải trong truyện Lều Chõng, nhà văn Ngô Tất Tố mượn lời một nhân vật sĩ tử trong truyện, mà chê các thầy đồ, hay tưởng tượng, viết văn hoa mà toàn về những điều không đúng hoặc giả họ chưa bao giờ thấy.  Đó là tính xấu hay khoa trương đúng không bạn ? Thế mà chả có học giả nào lên tiếng, mà người ta ngược lại còn khen cụ Đồ dùng chữ hay nữa cơ đấy.

Nên bạn càng đọc thơ văn của cụ, bạn đầy chúng đầy sự trung thực, mà than ôi, những điều trung thực này, chỉ là người PHẢI NHÌN THẤY mới biết, PHẢI ĐI NHIỀU mới biết, nên bạn chắc sẽ như mình mà đặt câu hỏi "Hmmm, những điều cụ viết, ấy là cụ tự mình biết, hay cụ đi nghe lỏm ai đó nói, hoặc giả người ta mớm cho cụ viết, hay ác độc hơn, người ta viết xong rồi cho vào tay cụ ?".  

Vậy mà ngày nay không ai đi hỏi những chuyện này bạn ạ, mặc rằng người ta vẫn ngày ngày khen một cụ đồ mù, viết rất hay và lòng yêu nước của cụ thật vĩ đại.

Và chắc mình khỏi phải viết cho bạn, mà chắc bạn cũng đã biết, ấy là tác phẩm để đời của cụ, tức bộ Lục Vân Tiên, đã bị người ta "xào nấu" tới mức đau lòng.  Ôi thôi, kẻ Bắc thích thì cho vài tiếng Bắc vào, người Nam thích thì lại đem đủ thứ câu vô.  Có khi bạn đọc bộ Lục Vân Tiên, bạn nghĩ nó đúng là rất điển hình cho phong tục Tết của người miền Nam mình đó.  Bạn biết phong tục Tết gì hôn ? Đó là người miền Nam mình thích ăn món "xà bần" sau Tết đúng không bạn ?  Có gì còn sót lại, người miền Nam cứ bỏ vô trộn ăn thấy ngon lắm, mà không ai hỏi món "xà bần" phải có gia vị gì, bỏ mắm muối gì thêm cả ? Xà bần mà.

Có bao giờ bạn nghĩ, người Việt ta mà yêu thích cụ Đồ Chiểu, tung hô cụ Đồ Chiểu, khen thơ cụ Đồ Chiểu yêu nước, mà không hỏi những câu hỏi rất thực tế, về đời cụ, về sự mù của cụ mà viết hay còn hơn người có mắt thấy sự việc, về sử kiện cụ viết, thì đó là người Việt ta đang rất thưởng thức món "xà bần" ngày Tết trên phương diện văn hóa không ? 

Mà ở một nước có nền văn hiến ngàn năm, tại sao người ta lại cần phải thưởng thức món "xà bần" về văn hóa bạn nhỉ ?

Hay có khi do chúng ta quá yêu nước, và quá thương một cụ Đồ mù, nên chúng ta "xính xái" mà bỏ quên luôn những điều vô lý khác mà đáng lẽ các học giả Việt Nam phải là những người đi tiên phong tìm hiểu, chứ không thể nào đợi đến một độc giả ngoài này, đọc và thắc mắc đâu đúng không ? Mà cả trăm năm nay, mình có thấy ai hỏi đâu nhỉ ? Toàn khen không mà.

Mà sau này, có ai gán ghép là Brian Wu là một kẻ tội đồ của người miền Nam không ? Vì dám đem cả 2 cụ Võ Trường Toản lẫn cụ Nguyễn Đình Chiểu ra mà hỏi những câu hỏi cả trăm năm không ai hỏi ? 

Nhưng có khi ung thư vẫn là ung thư thôi đúng không bạn ? 

Mà hình như cụ Chiểu có viết bài thơ này nè bạn:

****

Ba vua năm đế dấu vừa qua,
Nối đạo trời rao đức thánh ta.
Hai chữ can thường dằn các nước,
Một câu trung hiếu dựng muôn nhà.
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.
Căm lấy lòng nhơ mong thói bạc,
Trời gần chẳng gánh gánh trời xa.

****

Mà thời nay, có còn mấy ai nghĩ đến việc "đâm mấy thằng gian bút chẳng tà" nữa đâu bạn nhỉ ? 

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks

Brian



Không có nhận xét nào