Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VỀ TRẬN NHẬT TẢO

Về trận Nhật Tảo Trận Nhật Tảo thì chắc là quá nổi tiếng, người Việt nào mà không biết, đúng hôn ? Đây là trận do ngài Nguyễn Trung Trực chỉ...

Về trận Nhật Tảo

Trận Nhật Tảo thì chắc là quá nổi tiếng, người Việt nào mà không biết, đúng hôn ? Đây là trận do ngài Nguyễn Trung Trực chỉ huy đốt tàu Pháp, giờ còn để lại danh thơm cho nước Việt.

Nhưng có một câu hỏi mà mình thấy ai chưa nêu ra - đó là người ta đã dựa vào đâu để mà chép ngày tháng diễn ra trận Nhật Tảo ? 

Vì hình như những ngày tháng 12 năm 1861 dương lịch trận Nhật Tảo là chép lại từ những quyển sách tiếng Pháp.

Chứ còn sử ta, tức bộ Đại Nam Thực Lục Tập 7 phần Chính Biên Đệ tứ kỷ - Quyển XXVI, ghi rất rõ, là vào tháng 2, Nhâm Tuất, Tự Đức năm thứ 15 [1862] (Thanh, Đồng Trị năm thứ nhất) 

****

Sai lĩnh Phó lãnh binh Gia Định là Trương Định kiêm lĩnh làm đầu mục quân mộ nghĩa ở Gia Định. Định đóng đồn ở xứ Gò Thượng (thuộc huyện Tân Hòa) thường ra đánh úp quân Tây dương. Nghĩa sĩ nhiều người đi theo. (Định năm trước chiêu mộ các thân hào ứng nghĩa, dồn thành 18 cơ, nổi lên bắt được súng đạn (của Tây dương) và đúc thêm súng để phòng bị sai phái, mong ơn được lĩnh chức Phó lãnh binh).

Khi ấy quân Tây dương đỗ tàu bọc đồng ở phần thôn Nhật Tảo. Quyền sung Quản binh đạo là Nguyễn Văn Lịch sai sung Phó quản binh đạo là Hoàng Khắc Nhượng, Võ Văn Quang đều đem binh thuyền dọc theo ven sông, tới gần chỗ tàu quân Tây dương đậu, chia quân phòng bị và đặt quân phục kích, bèn đem 59 viên nhân quân chiến tâm chia làm 2 đạo, giả làm thuyền buôn thẳng tới tàu Tây dương, nhảy lên trước đâm chết 4 tên người Tây dương, những người cùng đi đều nhảy lên tàu một lượt giết bừa đi. Quân Tây dương nhảy xuống sông, hoặc chết hoặc thoát thân ; còn thì chui xuống khoang thuyền chống bắn. Quang liền hô 30 tên phục binh nổi dậy tiếp chiến. Bọn quản toán là Nguyễn Học, lương thần là Hồ Quang lấy búa sắt phá tàu của Tây dương không vỡ, tức thì phóng lửa đốt cháy hết. Vua thưởng cho bọn Lịch, Quản cơ Nhượng, Quang cộng 20 người làm Cai đội, đều cho ngân tiền và thưởng chung cho binh đinh 1.000 quan tiền, 4 người bị chết cấp cho tiền tuất gấp 2 và ấm nhiêu cho con hay cháu gọi bằng chú bác ruột. Lại chẩn cấp cho những nhà thôn ấy bị Tây dương đốt cháy.

Thự Tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang, lĩnh Tuần phủ Định Tường là Đỗ Thúc Tĩnh đều nói trận này là trận xuất sắc nhất, cho nên mới thưởng cho hậu. Lại nói : Những cử nhân, thổ hào ứng nghĩa ở Định Tường, Vĩnh Long cũng có giết chết được quân Tây dương và đánh đắm được thuyền lính ma tà của Tây dương, nên đều thưởng cho phẩm hàm ngân tiền, người bị chết đều cho tiền tuất gấp hai.

****

Như vậy theo sử ta, trận Nhật Tảo xảy ra vào tháng 2 âm lịch năm Nhâm Tuất 1862.  Mà ngày 1 tháng 2 năm Nhâm Tuất 1862 âm lịch là ngày 1 tháng 3 năm 1862 dương lịch.

Vậy chắc là sử ta chép sai ngày tháng của trận Nhật Tảo đúng không bạn ? Vì ngày nay ta đều dùng theo ngày được chép theo sách sử Pháp, tức là tháng 12 năm 1861 dương lịch.

Mà nếu đúng là ta dùng ngày tháng trong sách Pháp, thì chả lẽ những tờ sớ dâng lên từ Thự Tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang, lĩnh Tuần phủ Định Tường là Đỗ Thúc Tĩnh về trận Nhật Tảo đều KHÔNG GHI CHÉP RÕ ngày tháng của trận Nhật Tảo này sao ? Các ngài này đang chỉ huy quân Nguyễn ở miền Nam, thì làm sao mà chép lộn ngày tháng trận Nhật Tảo nhỉ ?

Hay là các quan Quốc Sử Quán chép lộn ngày ? 

Mà trận Nhật Tảo này coi bộ quan trọng và nổi tiếng tới vậy, tại sao các quan Quốc Sử Quán nhà Nguyễn lại chép lộn ngày bạn nhỉ ? 

Đâu, hay là các bạn đưa thử ra vài thuyết âm mưu xem ? Vì hình như các học giả và sử gia Việt Nam xưa nay đều im lặng hoặc không bàn về vụ ngày tháng của trận Nhật Tảo trong sách sử nước ta thì phải.

Mà trận đánh nổi tiếng bậc nhất này của người miền Nam, sao lại lấy sử liệu ngày tháng từ sách Pháp hả bạn ? 

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Brian





Không có nhận xét nào