Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VỀ VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC CỦA CỤ ĐỒ CHIỂU

Về bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của cụ Đồ Chiểu Về sự kiện có hay không trận Cần Giuộc đêm rằm, thì chắc chưa có sử liệu nào khẳng định có ...

Về bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của cụ Đồ Chiểu

Về sự kiện có hay không trận Cần Giuộc đêm rằm, thì chắc chưa có sử liệu nào khẳng định có trận Cần Giuộc xảy ra đêm rằm đâu bạn há.  Nếu có, bạn cho mình đọc thử họ đã trích từ sử sách nào để khẳng định về điều này.  

Ở một mặt khác, khi bạn đọc bài văn tế này, bạn nhận thấy rất rõ một nhà nho mù như cụ Đồ Chiểu không thể TỰ NHẬN THẤY vài điều trong bài văn tế này và THẬT SỰ BIẾT về các danh từ dùng trong bài văn tế.

Nếu bạn để ý kỹ, thì cụ Đồ Chiểu đã mù từ năm 1848, tức là trước khi Pháp đem tàu chiến đến đánh Việt Nam.  Ấy thế mà, cụ Đồ hay ra sao mà viết được luôn cảnh tả rất thật là "Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; Ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.".  Thế là cụ viết theo kiểu người ta nói nhỏ vô tai cụ, tả cho cụ, rồi cụ tưởng tượng ra rồi viết lại đúng không bạn ?  

Ví dụ thời nay, ai đó nói nhỏ cho mình bên Mỹ về Việt Nam tệ lắm, rồi mình không kiểm tra, cứ viết bậy vô, vậy là có giá trị thơ văn không bạn ? Tại sao bạn nghĩ cũng điều này, mà từ cụ Đồ Chiểu, bạn cho là yêu nước, rằng cụ tả sự thật, còn từ mình nếu có, bạn cho là mình đã bị người ta tuyên truyền ? 

Rồi ví dụ, trong bài thơ còn có cả 2 câu "Sống làm chi ở lính mã tà, chia rượu ngọt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ.", bạn thấy ngạc nhiên chưa ? Vì khi cụ Đồ Chiểu những năm tiền 1848 còn sáng mắt, chắc cụ chả biết gì về quân đội Pháp thì làm gì có lính mã tà ma ní để cụ biết về các danh từ này vào năm 1861 nhỉ  ? 

Và có một tác giả tên Nguyễn Dư viết ở bài này >> https://sites.google.com/site/namkyluctinhorg/tac-gia-tac-pham/n/nguyen-du/tim-hieu-tu-ma-ta---linh-ma-ta, cho là Mã-tà là người Việt theo quân tả đạo (chỉ người Pháp) để được chia rượu lạt, được gặm bánh mì (pain de mie).  Nhưng tác giả này không cho ta biết từ Mã tà chỉ cho người Việt theo quân tả đạo này viết chữ Hán ra sao ?  Và tác giả đã dựa vào đâu mà suy luận ra như vậy ? Có khi tác giả tự suy bậy thì sao hả bạn ? 

Mà nếu thời cụ Chiểu chưa hề biết về 2 chữ mã tà, thì tại sao chúng ta ai ai cũng ráng tìm từ nguyên mã tà để ép vô thời cụ Chiểu viết bài văn tế năm 1861 như tác giả Nguyễn Dư trên làm nhỉ ? Sao mình không thấy ai thử hỏi ngược lại, là có khi người ta ngụy tạo bài văn tế này những năm rất sau này, rồi họ cho ra và đồn là bài văn tế viết năm 1861 thì sao ? Vụ này xảy ra hoài mà, có gì lạ đâu ta ? 

Lạ là người Việt khư khư cho là cụ Đồ Chiểu viết bài văn tế này năm 1861, mà họ lại không thể đưa ra các chứng cớ hùng hồn để chứng minh cho điều này đó bạn.  Và nếu có, chắc họ cũng như vị thầy Nguyễn Dư trên kia, ráng làm sao tìm ra lý do để ép vô các danh từ là lạ trong bài văn tế là đã có từ thời 1861.  Có khi lòng yêu nước thương nòi làm mờ mắt người cần đọc sử khách quan chăng ? 

Rồi cụ Đồ Chiểu chắc sống dưới quê, chỗ khỉ ho cò gáy, sao lại biết có cả "bánh mì" nữa bạn nhỉ ? Cụ mù chắc là chưa bao giờ biết người Pháp ra sao, chứ đừng nói là cụ được vô trại lính Pháp để mà biết họ ăn bánh mì, thế mà cụ làm thế nào mà hay tới nỗi biết quân Pháp, bọn mã tà ma ní ăn "bánh mì" nhỉ ? 

Vậy nếu cụ Đồ Chiểu đã mù từ năm 1848 trước khi Pháp đánh, rồi sau đó cụ vô Nam lấy vợ, thì làm thế nào mà cụ biết cả về bòng bong, về mã tà, và hay nhất là về danh từ "bánh mì" nữa bạn nhỉ ? Theo bạn kiến thức này của cụ là có từ đâu ? Mình thì nghĩ không hẳn ngay cả người Việt sáng mắt thời đó biết các danh từ này, vì lúc này người Pháp mới đánh Việt Nam mà, chắc dân ta ai thấy ông Tây cũng chạy dạt ra hết, thế thì làm thế nào mà cụ Đồ Chiểu lại biết các danh từ này hay quá bạn nhỉ ? 

Và khi mình đọc 2 câu "Binh tướng nó hãy đóng sông Bến Nghé, ai làm nên bốn phía mây đen; Ông cha ta còn ở đất Đồng Nai, ai cứu đặng một phường con đỏ.", mình rất băn khoăn.  Vì  làm sao mà tới thời cụ Đồ Chiểu viết bài văn tế này, tức những năm 1861, mà người ta còn dùng chữ "đất Đồng Nai" thay vì là "đất Gia Định" nhỉ ? Mình thấy lúc đó đâu đâu nơi nơi đều là Gia Định cả.  Ta có thành Gia Định, có bài Cổ Gia Định Phú, có cả tuần phủ Gia Định Đỗ Quang, vị quan được cho là mời cụ Đồ Chiểu viết bài văn tế, thế mà sao cụ Đồ Chiểu KHÔNG TỰ HÀO về cuộc đất mang tên Gia Định, mà lại cứ đem tên Đồng Nai ra mà giỡn bạn nhỉ ? Hình như Gia Định mới là cái tên phổ biến thời những năm 1800s tới ngày nay luôn mà phải không ? 

Và không biết là có đúng cụ Đồ Chiểu viết rằng "Còn hơn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ." hay không ? Nhưng ta biết thực tế cuối đời cụ sống ở Ba Tri, Bến Tre với giặc Tây, cam phận man di đi ngược lại với câu văn oai hùng trên.  Vậy là hơi tréo cẳng ngỗng cho tư cách một nhà thơ yêu nước hả bạn ?

Và dĩ nhiên, đáng suy gẫm nhất, là trong khi bộ Đại Nam Thực Lục, các sử quan nhà Nguyễn viết lướt qua đủ thứ về các lời tâu của quan thự tuần phủ Gia Định Đỗ Quang về các cuộc đánh du kích của người miền Nam thời bấy giờ, từ việc ngài Trương Định, cho tới trận Nhật Tảo, lẫn việc 2 ngài Phan Văn Đạt và Lê Cao Dõng hy sinh, ấy thế mà một trận đánh oanh liệt này, thời nay người ta còn viết cả nào là quan Đỗ Quang mời cụ Đồ Chiểu viết bài văn tế, không hiểu sao quan Đỗ Quang, lại "QUÊN" không viết sớ tấu về triều Huế nhỉ ? Hay là người ta "sẵn", "mời" quan Đỗ Quang làm nhân chứng bất đắc dĩ luôn ? 

Mà hình như vụ bộ Đại Nam Thực Lục không hề viết gì về trận Cần Giuộc này, các sử gia Việt Nam ai ai cũng biết hết, nhưng họ không lên tiếng thôi.  Cho nên, mặc dù bạn rất tự hào về nó trận chiến này, và khi đọc văn tế, bạn thấy thương cảm cho người Việt mình, nhưng không hẳn trận chiến lẫn văn tế là đúng như bạn và mình đã được học và dạy đâu.  Có khi chúng ta bị người ta lừa bao nhiêu năm nay cũng nên ? 

Nhưng như mình hỏi, bạn có chắc rằng đây là bài văn tế cụ Chiểu viết không ? Xem ra cụ Đồ Chiểu xưa lúc đó ở quê mà biết cả, nào là lính mã tà, ma ní, nào là ống khói đen sì rồi rượu lạt, bánh mì, xem ra cụ giỏi hơn các vị thời nay ở Việt Nam, đến cả Facebook thời CMCN 4.0 mà cũng không biết phát âm, lại biến Facebook ra ra trò cười Phê Tê Bốc nhỉ ? 

Và hình như các sử gia hay những học giả Việt Nam, họ đem đủ thứ từ nguyên về chữ mã tà ma ní ra phân tích, nhưng chúng đều thuộc dạng sau năm 1863 chẳng hạn, đúng không bạn ? Mà bài văn tế này đã được viết từ năm 1861 kia mà ? 

Mời bạn đọc và suy gẫm.

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Cheers,

Brian

P.S: Mà ngộ há, sử gia nước ta lấy ngày đánh trận Nhật Tảo từ sách Pháp ra làm ngày đánh chính thức, rồi không biết lôi đâu ra cả vụ trận Cần Giuộc xảy ra vào đêm rằm, rồi có cả vụ cụ Đồ Chiểu viết bài văn tế này, không biết họ dựa theo standard nào khi viết sử nhỉ ? Hay là phần nào hợp lý cho dân ta, thì họ cứ lôi vào để viết sử ?




Không có nhận xét nào