Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VỀ ĐÀN XÃ TẮC MÓNG CÁI QUẢNG NINH

Về Đàn Xã Tắc Móng Cái Quảng Ninh  hay là sự thụt lùi về kiến thức văn hóa của người Việt ở thế kỷ 21 và nỗi nhục nhã mà người Việt nào cũng...

Về Đàn Xã Tắc Móng Cái Quảng Ninh 

hay là sự thụt lùi về kiến thức văn hóa của người Việt ở thế kỷ 21 và nỗi nhục nhã mà người Việt nào cũng đều nên xấu hổ. 

Làm thế nào mà các nhà nghiên cứu viện Hán Nôm, các tiến sĩ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, các nhà lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh và các phóng viên của báo đài Việt Nam, lại có thể không nhận ra sự vô lý về sự hiện diện của đàn Xã Tắc tại TP Móng Cái tỉnh Quảng Ninh ? Làm thế nào mà tất cả bọn họ có thể ngủ ngon khi cùng nhau tung hô về đàn Xã Tắc này nhỉ ?

Mình ngủ cả đêm không được vì thấy mình có tội với tiền nhân nếu không lên tiếng về điều này ngay bây giờ.  Làm thế nào mà quý vị, những người có ăn có học, những người có chức có quyền, những người được cho là thầy của thiên hạ, lại có thể cùng nhau tạo ra một đàn Xã Tắc ngụy tạo này nhỉ ? Đã có bao giờ người Việt nhục đến thế này chưa ?

Mình đọc những gì người ta viết trên mạng về đàn Xã Tắc này mà sững sờ.  Chẳng lẽ những kiến thức căn bản nhất về văn hóa Việt, về địa lý nước Việt, về điển lễ nước Việt, mà từ các nhà nghiên cứu viện Hán Nôm, cho đến các tiến sĩ ở Huế đều hoàn toàn mù tịt hay sao ?  Thật khó có thể tin được ở một đất nước với 24 ngàn tiến sĩ và một hệ thống hành chính dầy đặc các công nhân viên chức, mà chẳng ai nêu lên được điều bất thường gì về di tích đàn Xã Tắc ngụy tạo đáng xấu hổ này cả.

Mình xin đưa ra những gì mình đã đọc để bạn đọc và bạn tự mà suy gẫm bạn nên làm gì.  Có bao giờ người Việt nhục đến thế này chưa ? 

****

1. Theo bài viết trên báo Nhân Dân, cơ quan Trung Ương của Đảng Cộng Sản Việt Nam, tại đây >> http://www.nhandan.com.vn/nation_news/item/35817202-long-trong-le-te-xa-tac-nam-2018.html, "Theo các cứ liệu lịch sử , đàn Xã Tắc của tỉnh Hải Ninh xưa được đặt tại Móng Cái vào khoảng thời gian trước hoặc sau Minh Mạng năm thứ 13 (1832).".

KHÔNG BẠN Ạ ! Làm gì mà có tỉnh Hải Ninh nào vào năm Minh Mạng 13 (1832).  Năm 1832, chỉ có tỉnh Quảng Yên thôi bạn ạ, và theo bộ Đồng Khánh Địa Dư Chí, "Thành tỉnh đặt ở gò núi (gọi là núi Tiên) xã Quỳnh Lâu huyện Yên Hưng".  

Và tỉnh Hải Ninh CHỈ được đặt vào thế kỷ 20 năm 1906 sau khi người Pháp đã hoàn toàn làm chủ Đông Dương với tỉnh lỵ là Móng Cái (theo nguồn Wikipedia).

Và đáng buồn hơn, là theo bộ Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ của vương triều Nguyễn, quyển 89 viết rất rõ về điều lệ liên quan đến đàn Xã Tắc của mỗi tỉnh thành như sau:

----

Các trực tỉnh tế đàn Xã Tắc:

Minh Mạng năm thứ 13 xuống dụ: Ở các địa phương từ trước đến nay chưa đặt đàn Xã Tắc, nay chuẩn cho bộ Lễ bàn, thì hành, để tỏ ra là vì dân cầu phúc, phải kính tuân đấy.

Chuẩn lời nghị: Các địa phương đều chọn khu đất rộng rãi Ở CÕI PHÍA TÂY BÊN NGOÀI TỈNH THÀNH, để xây đàn Xã tắc 2 thành, hàng năm ngày mậu về mùa xuân, ...

----

Như vậy nếu tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Yên vào năm 1832 là huyện Yên Hưng, thì đàn Xã Tắc của tỉnh sẽ đặt ở phía Tây huyện Yên Hưng.

Và điều này đã được xác minh trong bộ Đại Nam Nhất Thống Chí phần tỉnh Quảng Yên

****

Đàn Xã Tắc: ở xã Yên Hưng về phía tây bắc tỉnh thành, dựng năm Minh Mệnh thứ 14.

****

Như vậy, ta có thể chắc chắn rằng đàn Xã Tắc của tỉnh Quảng Yên thời vua Minh Mạng nằm ở phía Tây huyện Yên Hưng (tức thị xã Quảng Yên) ngày nay, và nó CHƯA BAO GIỜ được đắp ở tận vùng biên giới Móng Cái cả.

****

2. Có thật là 3 bức bia khắc xưa tại địa điểm đền Xã Tắc (bạn lưu ý đền chứ không là đàn) Móng Cái là chứng liệu chứng minh đây là địa điểm của đàn Xã Tắc xưa không ? 

KHÔNG BẠN Ạ !

Mà trái lại, một trong 3 bức bia, mà Son Kieu Mai chụp và cho mình tham khảo, nó hoàn toàn không dính líu gì đến khái niệm đàn Xã Tắc của vương triều Nguyễn cả.  Tấm bia này có khắc những dòng chữ như sau:

本坊境主社稷大王神位 - Bổn Phường Cảnh Chủ Xã Tắc Đại Vương Thần Vị

tức dịch là "thần vị (thờ) Xã Tắc đại vương, vị Cảnh Chủ của phường này".

Cảnh Chủ là gì ? Thì nếu bạn tra google 境主, bạn đọc luôn cả bài viết về Cảnh Chủ ở đây >> https://zh.wikipedia.org/wiki/%E5%A2%83%E4%B8%BB hoặc ở đây >> http://www.wikiwand.com/zh-cn/%E5%A2%83%E4%B8%BB.  Theo mình đọc, đại khái Cảnh Chủ có thể là một vị thành hoàng, một vị hộ thần trong nhà Phật, hoặc một vị thần hành chính địa phương trong Đạo Giáo.

Điều quan trọng ở đây là nếu bạn để ý, tấm bia này có khắc biểu tượng Âm Dương (Yin-Yang symbol) của Đạo Giáo.  Như vậy tấm bia này cho ta thấy, ai đó khắc ra đó là để thờ trong một ngôi miếu đạo Giáo, chứ nó chưa bao giờ là một tấm bia đá dành cho Nho giáo hoặc cho Phật giáo.

Mà ta biết rất rõ là thời vương triều Nguyễn, không thể nào đàn Xã Tắc lại có cả một tấm bia đá của Đạo Lão để thờ Xã Tắc, vì vương triều Nguyễn thời Minh Mạng là một triều đại trọng Nho.  Và nói rộng ra, Đạo Giáo không hề phổ biến ở nước ta để mà ở một nơi biên giới như Móng Cái lại có cả một xóm người Việt khắc bia Đạo Giáo để mà thờ thần Xã Tắc của đạo Nho cả.

Nên rất có thể, tấm bia này chưa bao giờ là do người Việt dựng cả, mà nó là thuộc về những nhóm người Hoa tụ tập thành một phường nào đó đã khắc để thờ vị thần Cảnh Chủ nơi họ ở.  Mà Móng Cái thì không thiếu người Hoa đã ở đấy từ xưa đúng không bạn ? .  

Và danh từ "Bổn phường" 本坊 cho ta thấy, tấm bia này chưa bao giờ là được để thờ thần Xã Tắc nào ở "châu" Móng Cái cả.  Đơn vị Phường 坊 trong lịch sử nước ta chưa bao giờ dùng để chỉ cho một châu nào cả.  Phường còn có khi nhỏ hơn cả một xã, một thôn (xem Trương Ngọc Tường tại đây >> http://quankhoasu3nambo.blogspot.com/2013/09/lang-va-lang-nghe-o-nam-ky.html).

Và theo Sơn Kiều Mai, tên những người cung tiến ghi trong bia, một chuyên gia Hán Nôm cho biết đó là người Tàu (Hầu Đông Hoà, Doãn Dụ Nồng, Dịch Vĩnh Hoà...).  Bạn xem thêm tại đây >> https://www.facebook.com/son.kieumai/posts/993495670836760. 

Như vậy với những nghiên cứu ban đầu, chúng ta có thể hiểu "lờ tờ mờ" rất có thể các tấm bia này KHÔNG LIÊN QUAN GÌ ĐẾN NGƯỜI VIỆT, mà chúng có thể được nhóm người Hoa (một phường nào đó) khắc để bảo hộ cho công việc làm ăn của họ trên vùng đất mà họ ở.

Và tục thờ Cảnh Chủ này, ngày nay còn có cả ở Hongkong, ở Đài Loan.  Bạn xem luôn bài Wikipedia tại đây >> https://zh.wikipedia.org/wiki/%E5%A2%83%E4%B8%BB.

****

3. Có thật nơi đây là đàn Xã Tắc không ?

KHÔNG BẠN Ạ !  Nếu có, nó chỉ là một ngôi ĐỀN thờ vị thần đất theo tín ngưỡng Đạo Giáo của người Hoa.  ĐÀN không là ĐỀN bạn ạ.  Đàn 壇 là một nơi thờ tự trong không gian mở (open space), ví dụ như Đàn Nam Giao.  Để bạn hiểu rõ Đàn Xã Tắc ở các tỉnh là ra sao, mình xin được trích đoạn phần này trong bộ Hội Điển như sau:

----

Các trực tỉnh tế đàn Xã Tắc:

Minh Mạng năm thứ 13 xuống dụ: Ở các địa phương từ trước đến nay chưa đặt đàn Xã Tắc, nay chuẩn cho bộ Lễ bàn, thì hành, để tỏ ra là vì dân cầu phúc, phải kính tuân đấy.

Chuẩn lời nghị: Các địa phương đều chọn khu đất rộng rãi Ở CÕI PHÍA TÂY BÊN NGOÀI TỈNH THÀNH, để xây đàn Xã tắc 2 thành, hàng năm ngày mậu về mùa xuân, thu đến tế, lễ dùng 1 con trâu, 1 con lợn, quả phẩm và xôi đều 6 mâm (từ năm thứ 16 trở về sau, thì xôi dùng gạo nếp ở ruộng tịch điền làm lệ vĩnh viễn( đến kỳ tế, quan tỉnh phải chay sạch trước, đến ngày, vào khắc đầu canh năm, viên hữu tư bày biện đồ tế và tế phẩm ở đàn sở, đàn đặt 2 bộ bài vị bằng giấy, vị thần Xã đặt ở bên hữu, vị thần Tắc đặt ở bên tả, trước đàn đặt sắp hàng, cờ, giáo, và thớt voi cho nghiêm chỉnh, quan tỉnh cùng thân biền trong thuộc hạt, đều mặc đủ triều phục làm lễ, lại bắt 10 người dân sở tại sung làm phu để trông nom đàn.

----

Như vậy bạn thấy đó, đàn Xã Tắc là một nơi thờ tế với không gian mở chứ chưa bao giờ là sự "đàn miếu Xã Tắc" cả.  Các nhà lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã chơi chữ bằng cách hoán chuyển cụm từ "đền miếu Xã Tắc" thành ra "đàn miếu Xã Tắc" hoàn toàn vô nghĩa.  Trong lịch sử vương triều Nguyễn, chưa hề có tỉnh nào có một "đàn miếu Xã Tắc" cả, chỉ có "đàn Xã Tắc" mà thôi.

****

4. Và đáng sợ nhất, các nhà lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã đổi cả một ngôi đền địa phương không rõ lai lịch, thờ bậy bạ như Son Kieu mai đã viết rất rõ tại đây >> https://www.facebook.com/son.kieumai/posts/993495670836760, thành ra một đàn Xã Tắc linh thiêng của một tỉnh.  Và nhục nhã hơn, là rất có thể, các nhà lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã lấy cả các bia đá thờ, mà rất có thể là của người Hoa xưa để làm mà bia đàn Xã Tắc linh thiêng của người Việt.  Có bao giờ người Việt nhục đến thế này chưa ?  Nếu đúng đây là bia của người Hoa, từ có bao giờ người Việt đem cả bia thờ của người phương Bắc ra để mà làm bia thờ linh thiêng của dân tộc Việt chưa ?

*****

Một đất nước mà từ các nhà nghiên cứu của viện Hán Nôm, cho đến các nhà báo của báo đài Việt Nam, trong đó có cả báo Nhân Dân, và các nhà văn hóa ở Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, cho đến các nhà văn hóa và lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, cùng nhau hò reo mà phục dựng một đàn Xã Tắc chưa bao giờ có trong lịch sử vương triều Nguyễn, và họ lại còn lấy cả bia đá rất có thể của người phương Bắc để mà đem ra làm bia thờ linh thiêng của người Việt, mình không biết phải nói gì.

Họ đã thật sự DỰA VÀO SỬ KIỆN KHOA HỌC nào để chứng minh rằng ngôi đền ở Móng Cái là đàn Xã Tắc thời Minh Mạng 1832 nhỉ ? KHÔNG CÓ ĐÂU BẠN, HỌ LỪA CẢ NƯỚC VIỆT NAM ĐẤY !!! LỪA MỘT CÁCH TRẮNG TRỢN BẠN Ạ.

Vâng, bạn có thể cười đây là chuyện thường ngày ở Việt Nam.

Còn riêng với mình, đây là một nét nhục không phai mờ trong lịch sử người Việt.

Hóa ra ông cha người Việt dựng và giữ nước cả ngàn năm, và những chú bác cô dì Cộng Sản năm xưa đã bỏ mình cho đất nước, để mà đến thế kỷ 21 này, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã bịa ra luôn đàn Xã Tắc Móng Cái, và đáng xấu hổ nhất, lấy những tấm bia rất có thể là của người phương Bắc để làm bia thờ của người Việt.  

Các cô chú Cộng Sản đã bỏ mình vì đất nước, nếu họ sống lại, họ có trào máu họng không nhỉ ? 

Vâng, bạn chỉ im lặng mà thôi đúng không ? Có lẽ bạn đang chờ ai đó giải quyết, vì quốc nhục không là nỗi nhục của bạn đâu mà, đúng không ? 

Xin mời:

1. Ông Nguyễn Ngọc Thiện - Bộ trưởng Bộ Văn Hóa Việt Nam đọc mà suy gẫm về các nhà văn hóa dưới tay ông

2. Ông Phùng Xuân Nhạ - Bộ trưởng Bộ giáo dục đọc mà suy gẫm về ông dạy ra sao mà kiến thức tiến sĩ kém cõi đến thế này ?

Các nhà nghiên cứu khác, từ viện Hán Nôm cho tới Trung tâm ở Huế, mình xin khỏi nêu tên làm gì, xin tự đọc.

Và bạn xem luôn video cực kỳ hoành tráng của buổi lễ đàn Xã Tắc tỉnh Quảng Ninh năm 2018 tại đây >> .



Nhục ơi là nhục các cụ ơi.  Làm thế nào mà một ngôi đền chả ai rõ nguồn gốc lại biến thành đàn Xã Tắc của tỉnh thời vua Minh Mạng hả các cụ ? 

Ô hô, ai mà ngờ ngày nay ở Việt Nam, người ta lại trơ trẽn đến vậy.

7 giờ sáng @ California

Brian















Không có nhận xét nào