Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VIỆT NAM ĐƯỢC GÌ TRONG CUỘC CHIẾN MỸ-TRUNG?

VIỆT NAM ĐƯỢC GÌ TRONG CUỘC CHIẾN MỸ-TRUNG? . Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và sau này, có thể phát triển thành một cuộc chiến trên nhiều p...

VIỆT NAM ĐƯỢC GÌ TRONG CUỘC CHIẾN MỸ-TRUNG?
.
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và sau này, có thể phát triển thành một cuộc chiến trên nhiều phương diện khác là một vấn đề lớn, hệ trọng và liên quan đến nhiều nước, nhất là VN.
Hiện nay những tuyến dư luận, công luận xem như dễ dãi, có vẻ xuất phát từ tinh thần dân tộc và phần nào thừa lòng tin vào thắng lợi toàn diện của Mỹ, xem như cuộc chiến sẽ kết thúc với thắng lợi hoàn toàn thuộc về Mỹ và kết luận thẳng thừng China sẽ “chết”!.
Từ đó ta sẽ dễ dàng thoát Trung!.
Còn một số ít, rất ít các nhà bình luận thì nhìn nhận rộng hơn, sâu hơn vào những hệ lụy của cuộc chiến có thể gây nên, tác động vào cả Mỹ, Trung và nhiều nước khác, trong đó có VN.
Hôm nay tôi trở lại đề tài này,chưa bình luận sâu về những vấn đề trên, mà chỉ xoáy mạnh vào luận đề: Việt Nam được gì trong và sau cuộc chiến này.
Trước hết xin phép đánh giá bằng một phương án giả lập dễ trở thành hiện thực (tôi nhấn mạnh là “giả lập” chứ tôi chưa kết luận thẳng thừng là Mỹ toàn thắng, China “chết” như nói trên).
Đó là kịch bản:
TQ không chịu quy hàng (trong cuộc chiến thương mại). Mỹ tăng “hết ga hết số” đánh thuế nặng lên gần 1000 tỷ hàng hóa TQ. 
TQ lúc đầu ăn miếng trả miếng, yếu ớt dần rồi hết đạn, buông súng!.
Tiếp đến, Mỹ lôi kéo các nước cùng phe tặng thêm cho TQ vài “sản phẩm phụ” kiểu như cấm vận, bất hợp tác trong nhiều lĩnh vực.
TQ buông súng thúc thủ hoàn toàn, yếu đi nhiều hơn.
Các biện pháp trả đũa và gây hấn lẹt đẹt như tạo mưu phản tổng thống Trump hoặc ve vãn quan hệ tay đôi với các nước xem như “thuộc địa” để tạo thế tồn tại và phản đòn khi có đủ điều kiện.
Ngưng cung ứng các nguyên liệu cho các ngành sản xuất hàng hóa xuất khẩu cho các nước thân với Mỹ.
Đó là tất cả những gì TQ có thể làm được. 
Trong bài này tôi loại trừ kịch bản chiến tranh.
Kịch bản chiến tranh tôi sẽ viết một bài riêng.
Bây giờ đi vào cốt lõi.
.
Phần I: TRUNG QUỐC KHÔNG CHẾT.
Là người Việt Nam, tôi mong muốn Mỹ sẽ dẹp yên được mối họa Trung Hoa cho thế giới nhưng là nhà quan sát độc lập, tôi thấy khả năng để TQ “chết” là rất khó.
Nếu quan niệm cái “chết” có giới hạn như ở phần dẫn vừa nói thì chắc chắn sẽ xảy ra.
Nhưng mong TQ sẽ suy sụp hoàn toàn, sẽ “chết” tức tưởi là không có!.
Cần biết:
Tỉ trọng xuất khẩu của TQ sẽ suy giảm đáng kể.
GDP sụt giảm là lập tức.
Dòng vốn đầu tư từ nước ngoài vào, nhất là từ Đài Loan sẽ giảm đáng kể.
Khả năng tái lập, chiếm giữ thị trường trên khắp thế giới (trừ Mỹ) sẽ thấp xuống.
TQ sẽ không rộng tay trong những chi tiêu quốc phòng hoặc chuẩn bị xâm lược nước khác!.
Đó, “chết” kiểu đó thì tôi chịu.
Tôi đồng ý.
Tôi khẳng định.
Nhưng xét về Tổng thể thì sao?

Bạn cần biết: Xuất khẩu không chiếm tỷ trọng lớn so với tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Trung Quốc.
Một chuyên gia kinh tế thượng thặng là  Andrew Kenningham của Capital Economics đã cho rằng Trung Quốc là "những nền kinh tế tương đối đóng kín". Xuất khẩu chỉ tương đương khoảng 20% GDP của Trung Quốc. (nên nhớ phần thiệt hại là một tỷ trọng khoảng 10% trong số 20% này mà phần XK sang Mỹ chỉ bằng non nửa số 20% này)
Do đó, thương mại song phương Mỹ-Trung đóng góp một phần rất nhỏ trong GDP của TQ. Thương mại với Mỹ chỉ đóng góp 2,5% vào GDP Trung Quốc.
Nói dễ hiểu hơn, nếu nhìn thuần kinh tế, Trung Quốc làm được 100 USD thì mất bởi cuộc chiến này hiện nay là khoảng 0,8 USD và khi gia tăng hết cỡ là 2,5 USD.
Cũng cần làm rõ: trên báo chí hiện có các con số đại loại như: Mỹ áp thuế cao vào gói 200 tỷ USD, 60 tỷ USD, 256 tỷ USD thì nên hiều rằng, Mỹ sẽ thu được từ 10% cho đến 25% của những con số này.
Ví dụ rồi đây, Mỹ siết “hết ga hết số”, nện vào gần 800 tỷ USD giá trị hàng hóa TQ  thì có nghĩa là Mỹ sẽ thu được chừng hơn 100 tỷ USD. 
Nên nhớ là GDP của Trung Quốc từ năm 2016 đã đạt 10.160 tỷ USD. Như vậy ta thấy rõ, sự “chảy máu” bởi thương vong trong cuộc chiến Mỹ Trung là “đau” chứ không đủ để TQ đổ sập xuống, hấp hối chờ chết!.
Phải làm rõ chuyện này, chúng ta mới hình thành thái độ khách quan và khoa học, đánh giá đúng thực trạng, tiềm năng, khả năng tồn tại của TQ.
Khi bình luận về TQ, tôi có thể mạnh dạn lấy một thời điểm là năm 2003, Năm tôi có chuyến thăm TQ nhiều ngày, nghĩa là thời gian chưa có hơi hướm của chiến tranh Mỹ -Trung và TQ “yếu” hơn bây giờ nhiều thì khi ấy, TQ cũng mạnh hơn Việt Nam rất nhiều.
So sánh như vậy, để chuyển sang phần II của bài này.
.
VIỆT NAM ĐƯỢC GÌ TRONG CUỘC CHIẾN MỸ-TRUNG?.
Thưa các bạn.
Thói thường, khi ta vừa thất thiệt điều gì đó, ta sẽ có nhiều phương án, phương châm để bù đắp lại những thua thiệt, mất mát.
Một ví dụ dễ thấy là khi giá dầu thô sụt giảm thì ở VN hàng loạt khung giá hàng thiết yếu được kích lên như giá xăng, phí môi trường, viện phí y tế, giá điện…
Ví dụ vậy cho gần gũi với dân ta.
Trung Quốc cũng vậy.
Bài tính đầu tiên sau thất bại với Mỹ sẽ là bài toán siết cổ các thuộc địa.
Họ sẽ “ưu tiên” siết trước các phiên quốc yếu mềm, có truyền thống thần phục họ.
Việt Nam, từ 20 năm nay nằm trong một khuôn thức không giống ai trong giao thương với TQ, họ cho sống được sống, họ bắt chết phải chết.
Một ví dụ là Nông sản.
Bất cứ một nhà kinh tế hạng ruồi nào cũng biết: để sống được với nghề này phải có 04 yếu tố:
1.Sản xuất.
2.Chế biến, nâng cao giá trị sản phẩm.
3.Quảng bá, phát triển thương hiệu, tạo lực cạnh tranh khi bán hàng.
4.Tiêu thụ sản phẩm.
Với TQ, Việt Nam “đi tắt, đón đầu” bằng hai khâu 1 và 4.Bỏ qua 2 khâu giữa.
Khi họ “nóng mắt” lên vì chuyện gì (hoặc chuyện chính trị) mà ngưng nhập, ta…giãy đành đạch ngay!. Hình ảnh hàng nhựa Cao su năm xưa và trái Thanh Long hôm nay là một ví dụ.
Với hàng hóa công nghiệp!.
Ưu thế về giá được tạo bởi những lợi thế như ta đã thấy, hàng TQ rẻ, dễ dùng, dễ thay thế đã ngấm ngầm xây dựng một tư duy ỷ vào TQ, làm giầu nhờ tiêu thụ hàng TQ.
Cách nghĩ đó triệt tiêu nỗ lực nghiên cứu, sản xuất và bảo vệ hàng hóa VN.
Chỉ sơ hai nét vậy thôi, nông nghiệp và công nghiệp, là đủ thấy, bất luận cuộc chiến Mỹ Trung diễn tiến ra sao, VN vẫn bị buộc chặt vào cỗ xe TQ.
Đó là một bình diện của đại cục khốn khổ này.
Tôi nói rằng: Để đối phó với Mỹ thì một việc “Cần làm ngay” mà TQ sẽ làm, đã làm, làm được là xây dựng một cái “Trục” Trung Hoa mới, cuốn theo nó những vệ tinh yếu mềm trong đó có VN.
Đó là một xu hướng không thể đảo ngược!.
Để chống lại xu hướng này và “thoát trung” kể cả khi thời cơ đẹp như bây giờ có nhiều việc phải làm, tôi sẽ bàn trong bài sau!.
Kết lại bài này xin cho tôi gửi một hình ảnh trong vở kịch “Nang Sita” của CỐ Kịch tác gia  Lưu Quang Thuận.
Khi con người nhận ra những khốn khổ do con quỷ gây ra, đã ra tay đánh đuổi con quỷ,
Con quỷ vừa chạy lui vừa chỉ mặt con quỷ và nói rằng:
“Nhà ngươi không đuổi đánh được ta đâu!. Ta ở ngay trong lòng ngươi!”
Vâng. Để chống lại bi kịch này, không phải ngồi đếm ngày mong TQ thua trắng Mỹ mà nên dành chút tâm cảm cho câu hỏi : Muốn thoát Trung, ta phải làm gì?, khi con quỷ đang ở trong lòng ta, trên đầu ta?.
Phải không các bạn?.
(Bài tiếp theo: Những cái “Được” của VN trong cuộc chiến Mỹ Trung)
Ngày 10/10/2018.
Nguyễn Huy Cường.



Không có nhận xét nào