Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VIỆT NAM ĐƯỢC GÌ TRONG CUỘC CHIẾN MỸ-TRUNG? (Bài 2)

VIỆT NAM ĐƯỢC GÌ TRONG CUỘC CHIẾN MỸ-TRUNG? (Bài 2) Như đã nói, bài viết này là một bài khái quát những mặt được, mất trong cuộc chiến Mỹ Tr...

VIỆT NAM ĐƯỢC GÌ TRONG CUỘC CHIẾN MỸ-TRUNG?
(Bài 2)
Như đã nói, bài viết này là một bài khái quát những mặt được, mất trong cuộc chiến Mỹ Trung của phía Việt Nam.
Nhưng vì nội dung của nó quá dài nên tôi ngắt làm hai phần.
Phần đầu, đại ý của tôi muốn gói gọn trong từng này ý: 
1.Mỹ sẽ thắng, TQ sẽ bại trong cuộc chiến thương mại Mỹ Trung.
2.Áp lực của Mỹ sẽ ra tăng và TQ sẽ còn chịu tổn thất nặng hơn.
3.Dù TQ choáng váng, chịu trận nhưng TQ là một bề dầy kinh tế nội hóa lớn (Ba chục năm chưa mất mùa nông nghiệp. Công nghiệp với công thức bất lương như ta đã biết) đã phát triển cả vài chục năm. Cho nên, những thất thiệt cụ thể của cuộc chiến Thương mại Mỹ Trung dù rất đau nhưng chưa đến mức làm TQ sụp đổ.
Trong bài “Những thế mạnh của TQ” đăng cách đây 20 ngày, tôi đã khắc họa khá đầy đủ những khả năng trì kéo, tồn tại, biến hóa của TQ nhất là với cái vốn 900 triệu dân thuộc “đẳng” thấp, kế thừa tính cuồng tín của cha ông họ.
Bởi vậy, trong phần đầu là bài vừa đăng, tôi nêu những viễn cảnh mà VN dễ đằm trong đó, khó cất đầu lên nếu không có kế sách hợp lý để thoát.
Trước khi sang bài mới, tôi ghi lại lời cam kết với bạn đọc: Trung Quốc sẽ hình thành một cái “Trục TQ mới” để tồn tại, trong đó có chúng ta!.
Nên nhớ, nên tin điều này để khỏi thất vọng, khỏi thấy đột ngột!.
Bây giờ tôi đi vào phần II.
.
VIỆT NAM ĐƯỢC GÌ TRONG CUỘC CHIẾN MỸ-TRUNG?
Để phục vụ những bạn đọc ít thời gian và có trái tim to, tôi đi thẳng vào một liệt kê sau đây.
Có 06 cái “Được” của VN.
1.Đây là lần đầu tiên, từ chính phủ, từ các nhà lý luận cấp cao đến những người bảo thủ nhất, những người có lợi ích bởi TQ thấy một sự thật:
KHÔNG CÓ GÌ PHI LÝ, BẤT LƯƠNG, NGƯỢC NGẠO TỒN TẠI LÂU DÀI.
Trong vị thế VN, từ thời cận đại đến giờ, dù có lúc có những phản kháng lẻ tẻ (ở giới VIP) trên vài diễn đàn nhưng tâm thế thần phục, tâm lý thừa nhận “Chân lý trong tay kẻ mạnh” khi nghĩ về TQ là hiện hữu, thậm chí lâu bền.
Từ đó, dẫn đến e sợ, ủng hộ công khai hay ủng hộ ngầm TQ thì là điểu hiển nhiên.
Nay, nhìn anh cả bị nện tơi bời, chịu trận tàn khốc, không gắng gượng được thì họ sẽ ngộ ra một điều: cường quyền, cường địch không phải là bất biến. Ngạn ngữ Trung Hoa có câu “tay chơi gặp phải tay chơi cứng” cho thấy: cái gì cũng thay đổi hết.
Từ nhận thức này, trong giớp VIP sẽ có những thay đổi phù hợp với thời đại và có lợi cho quốc dân hơn.
2.Từ bài học cao su, dưa hấu, thanh long cho đến hàng trăm trận thua khốn khổ trước thương lái TQ, đến nay, một nhân tố mới xuất hiện, chính là sức mua của TQ sẽ giảm đi rất nhiều thì bi kịch như trên chỉ có tăng mà không giảm.
Đến lúc này, VN mới thấm nhục khi mấy chục năm nay luôn lệ thuộc, muốn lệ thuộc, phải lệ thuộc vào một thị trường nóng lạnh thất thường, phi nhân bất nghĩa, bất tín.
Từ đây, phía chính phủ và nhân dân, chắc sẽ nhận ra một điều quá muộn mằn là tìm lấy thị trường mới sòng phẳng hơn, minh bạch hơn, công bằng hơn.
Đó là một cách “Thoát Trung ngoạn mục, vững bền” nhất.
3.Về quốc phòng.
Theo nhận thức của tôi, Sức sống TQ sẽ suy yếu đi trong ít nhất 5 năm trước khi họ giải tỏa được những khó khăn, thương tổn do cuộc chiến Mỹ Trung gây nên.
Trong hoàn cảnh đó, họ lo chữa chạy vết thương còn khó thì việc đe dọa, vây lấn, chiếm đoạt chủ quyền, biển đảo của nước khác là khó.
Do đó sức ép của VN trên mặt này sẽ thuyên giảm, giúp ta tập trung hơn vào những lãnh vực khác.
4.Về những yếu tố khách quan.
Bó sát điều 3, TQ bị đặt vào cái thế không muốn đối đầu quân sự với Mỹ.
Trong câu chuyện lưỡi bò, biển Đông thì phía  TQ phi pháp hoàn toàn. Nếu Mỹ “nóng con mắt bên phải” muốn nắn gân TQ, nhấn nút xóa sạch thành quả của họ vài năm nay, Mỹ sẽ không vấp phải sự phản kháng từ quốc tế. TQ có thể phản ứng, Mỹ có thể chịu vài tổn thất.
Nhưng nếu như vậy TQ , ít nhất trong 10 năm, sẽ cất kỹ ý muốn thôn tính biển Đông vào tủ.
Bởi vậy VN sẽ được “khuyến mãi” mươi năm không phải vừa chịu nhìn học sinh miền núi chui vào túi nilon đi học, vừa bóp bụng bỏ ra hàng tỷ USD mua tàu ngầm để cho vào kho làm kiểng!.
Chúng ta sẽ có vài chục năm khá an nhiên để xây dựng và trưởng thành.
5.Về chính trị VN.
Từ lâu, VN luôn được hậu thuẫn vô hình từ mô hình quản lý xã hội kiểu TQ.
Cách thức dùng cường quyền và những mô hình phi nguyên tắc, thiếu văn minh để quy quản xã hội không làm cho xã hội tiến lên.
Nay, nhìn ông “Bố láo” TQ bị phá sản những chính sách này sau tác động vỹ đại của cuộc chiến, chúng ta sẽ có những lựa chọn văn minh hơn.
Từ đó, VN sẽ có những điều chỉnh hợp lý hơn.
6.Với giới Doanh gia, doanh thương VN, cũng đã đến lúc nhận thấy bây giờ đang ở một thế giới như thế nào?
Mọi biểu hiện gian dối, mẹo mực, bất lương vốn đầy rẫy ở Việt Nam (Chứ không phải của riêng TQ) nếu còn tiếp diễn, sẽ bị lịch sử thải loại không thương tiếc.
Không thể “Năm mơ nước Nga” hay cứ ca ngợi “Trung quốc đó bàn tay nào huyền diệu” như Tố Hữu, cũng không thể trông chờ vào trận thắng do cá độ bóng đá chiều nay nữa!. 
Trước khi muốn “Thoát Trung” phải thoát ra khỏi chính mình đã!.
Tạm khoanh vậy, để tiếp nối bài trước. 
Tôi sẽ trở lại đề tài này với những dự đoán về hậu quả của cuộc chiến này với chủ thể chính là TQ.
Chiều 9/10/2018.
Nguyễn Huy Cường.




Không có nhận xét nào