Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

WEALTH INEQUALITY IS GOOD - KHOẢNG CÁCH GIÀU NGHÈO LÀ ĐIỀU TỐT

[WEALTH INEQUALITY IS GOOD - KHOẢNG CÁCH GIÀU NGHÈO LÀ ĐIỀU TỐT] Kênh CNBC mới xuất bản một bài về cái gọi là Bất Bình Đằng trong Sự Giàu Có...

[WEALTH INEQUALITY IS GOOD - KHOẢNG CÁCH GIÀU NGHÈO LÀ ĐIỀU TỐT] Kênh CNBC mới xuất bản một bài về cái gọi là Bất Bình Đằng trong Sự Giàu Có. Sau đây là những điều bản cần biết về khoảng cách giàu nghèo hiện tại:



1. 82% tài sản được tạo ra gần đây được sở hữu bởi top 1% dân số. [Nguồn: Oxfam dot org]
2. 50% dân số thế giới thì trắng tay hoặc âm, nghĩa là nợ nhiều hơn. Nguồn: Oxfam dot org]
3. Trong 12 tháng vừa qua, tài sản của giới siêu giàu tăng 762 tỷ USD, đa số qua các kênh như đầu tư và chứng khoán. Nguồn: Oxfam dot org]
4. Ở Mỹ, top 1% có thu nhập trên $1.32 triệu USD, trong khi 99% còn lại chỉ kiếm trung bình $50,000/năm. [Nguồn: CNBC]
5. Người giàu nhất, Jeff Bezos - nhà sáng lập cà CEO của Amazon, trong năm 2017 đã gia tăng tài sản hơn $40 tỷ. Hiện tại là người giàu nhất với tổng tài sản $150 tỷ.

Khoảng cách giàu nghèo thường xuyên được đề cập tới và sử đụng để lên án sự bất công của tư bản. Nhưng đây có phải là một điều xấu hay không? Tôi cho là không. Không những không xấu, mà sự bất công này thậm chí là điều tự nhiên cần thiết và cần có

Trước tiên phải giải thích 'Vì sao lại có bất công và khoảng cách giàu nghèo?' Trong nền kinh tế thị trường mỗi người được trả lương dựa theo giá trị người đó tạo ra. Nếu tất cả con người đều như nhau thì chúng ta sẽ có sự công bằng trong thu nhập. Nhưng mỗi người nghèo đều khác nhau. Người kia có năng khiếu kinh doanh, người này có kỹ năng khoa học, người kia được trời ban cho sắc đẹp nên làm ca sĩ người mẫu, và người kia thì bị tàn tật khù khờ.

Khi những con người đó đi làm trong thị trường, họ được trả công dựa theo cung cầu. Công việc nào càng phức tạp, càng khó thay thế, càng không dễ làm thì họ sẽ nhận lương càng cao. Còn những công việc phổ thông, vốn chiếm đa phần, thì sẽ được trả mức trung bình đủ sống hoặc hơn.

Từ đó, khoảng cách giàu nghèo và bất công bắt đầu. Jeff Bezos mạo hiểm sáng lập ra Amazon. Làm việc hăng say, để rồi sau 24 năm trở thành tỷ phú nhân 150 lần. Nhưng để trở thành người giàu nhất thì ông ta đã tạo ra hàng chục ngàn việc làm, trả lương và nuôi sống hàng trăm hộ gia đình và biến đổi nền công nghiệp bản lẻ của Mỹ và thế giới. Chưa hết, những cổ đông của ông ta đã thấy khoản đầu tư của mình tăng ít nhất 10 lần. Ông ta nhận được $150 tỷ nhưng đã tạo ra giá trị gấp trăm lần gián tiếp và ngàn lần gián tiếp. Vậy ông ta có xứng đáng không? Hoàn toàn. 

Sự khác biệt giữa giàu nghèo đó không được quyết định bởi ai khác ngoài chúng ta - người tiêu dùng. Bạn đã quyết định và ủng hộ khoảng cách giàu nghèo khi mua hàng của Amazon hay Micrsoft, khi đi xem phim, khi đi du lịch, khi chọn học những ngành khó để có việc lương cao hơn, khi chọn học thêm MBA để thăng chức hay khi mạo hiểm lấy tiền đầu tư. Bạn chính là người tạo ra sự bất công đó.

Nếu không có cái gọi là bất công, nghĩa là nếu tất cả đều được trả lương như nhau để rồi giàu nghèo như nhau, thì bạn có chịu cố gắng hay mạo hiểm đổi mới không? Bạn có dám khởi nghiệp hay đầu tư không? Tôi cho là không, bảo đảm là không. Sự công bằng trong kết quả sẽ lấy đi động lực và ý chí của bạn. Nền kinh tế thị trường sẽ trở nên bất động vì không ai muốn phấn đấu để có thêm tài sản.

Đó là tại sao khoảng cách giàu nghèo là điều tự nhiên cần có. Hãy cầu nguyện để được sinh ra và lớn lên trong một đất nước có sự bất công về giàu có và khoảng cách giàu nghèo. Vì điều đó nghĩa là nơi đó có kinh tế thị trường và sự linh động. Còn không, nếu tất cả con người đều như nhau về kết quả, nếu không có khoảng cách giàu nghèo, thì nghĩa là bạn đang ở một nước CNXH - nơi tất cả đều nghèo như nhau.

Ku Búa @ Cafe Ku Búa

Không có nhận xét nào