100.000 TỈ VND TO BẰNG NÀO?. (tiếp về luật An ninh mạng). . Bài gần nhất cách đây 24 giờ, khi bàn về dự thảo nghị định về luận ANM tôi bàn s...
100.000 TỈ VND TO BẰNG NÀO?.
(tiếp về luật An ninh mạng).
.
Bài gần nhất cách đây 24 giờ, khi bàn về dự thảo nghị định về luận ANM tôi bàn sâu vào chi tiết cuối cùng trong danh mục hai chục điều phải kê khai của người sử dụng dịch vụ internet trong bài “VN làm giầu dễ hơn Mỹ”.
Trong bài này tôi nhấn sâu vào 01 điểm cuối: Người dùng dịch vụ phải cung cấp dữ liệu sinh trắc học của mình cho nhà quản lý.
.
Quan điểm đó tôi giữ nguyên nhưng có một sai sót cần đính chính và xin lỗi bạn đọc và cảm ơn bạn @Người Việt Cổ đã nhắc nhở.
.
Đó là con số tiền mà 40 triệu người sử dụng làm dịch vụ sinh trắc học để cung cấp theo điều 24 Nghị định này.
Tôi viết trong khi bức xúc về thời gian, lại tính bằng thủ công nên tôi nêu con số là 10.000 tỉ VND.
.
Sự thực, nếu 40 triệu người sử dụng dịch vụ làm sinh trắc học, mỗi người chi 2,5 triệu VND thì con số tiền sẽ là 100.000 tỷ. Một trăm ngàn tỉ đồng!.
.
Để tiện so sánh, xin nêu một hình ảnh: Số tiền này làm được khoảng 7 con đường cao tốc như đường Hạ Long-Vân Đồn!.
.
VÀI LỜI NÓI THÊM.
Dưới đây là đoạn trích trên báo Thanh Niên:
.
Không buộc người dùng cung cấp tất cả thông tin
Trao đổi với PV Thanh Niên chiều 3.11, một thành viên tổ soạn thảo xây dựng NĐ thuộc Cục An ninh mạng, Bộ Công an cho biết 19 “loại” thông tin về cá nhân quy định tại dự thảo chỉ là liệt kê các loại thông tin mà DN phải lưu trữ tại VN, DN có loại thông tin nào thì phải lưu thông tin đó, chứ không phải DN bắt buộc phải lưu tất cả các thông tin này.
(hết đoạn trich)
.
Đến đây, thì câu chuyện “nói đi, nói lại” này lại giống câu chuyện “bán dâm 4 lần” bên chỗ anh Nhạ.
Tôi phải đọc đi đọc lại điều 24 Nghị định về luật ANM vài lần, phân tich cả kết cấu ngữ văn thì thấy từ ý nghĩa, lời văn, nội dung, tình tiết KHÔNG NHƯ CÁCH GIẢI THÍCH này trên báo Thanh Niên.
.
Cũng có thể hiểu, nếu không có báo chí, FB, không có những thắc mắc thì khi Nghị định thực thi, người ta sẽ đem cái công cụ là 20 "tình tiết" của điều 24 kia chụp xuống bất cứ ai sử dụng dịch vụ kê khai thiếu một trong 20 điểm kia.
.
Như vậy, khoan nói về nội dung chính trị, chỉ nói về Kỹ thuật thì thấy bất ổn.
Một Bộ luật mới tinh, vừa được soạn thảo mà phải dùng một “Nghị định” chi li, dài dòng, cầm tay chỉ việc để thực hiện.
Nay lại phải dùng một chức trách giải thích, chẻ hoe ra từng dấu phẩy để mọi người hiểu cái Nghị định ấy thì là cái gì?. Trình độ thực sự của những người soạn thảo nằm ở đâu?.
.
Những văn bản pháp quy, sẽ ảnh hưởng đến đời sống, sinh mệnh, tài lực cá nhân và quốc gia phải khúc triết, minh tường, dễ nắm bắt và được hiểu đúng.Thật đúng!.
.
Chứ không phải khi ban hành, dư luận sôi sùng sục lên mới tìm cách giải thích như trường hợp này hoặc như bên chỗ anh Nhạ nói đó là “lỗi chưa phổ cập đúng”, là xong!.
.
Tôi không có tài, không có gan và không quen phỉ báng các vị nắm trọng trách tương đương hai vụ này nhưng tôi thấy thật bất an khi thấy việc lập pháp, hành pháp hiện nay, vừa tùy tiện, vừa luộm thuộm và thiếu hàm lượng trí tuệ như thế này.
.
Như thế, khổ dân và khổ cả các vị vì chỉ một thời gian sau, lại phải đầu tư thời gian, tiền bạc để điều chỉnh, bổ sung.
Trước khi bổ sung, có thể nhiều người đã khốn khổ vì “bút sa, gà chết” rồi!
.
Tiện đây, tôi nói thêm: Tôi mở giao diện báo Thanh Niên điện tử, hoàn toàn không thấy bài báo mà tôi trích dẫn trên đây dù ở báo in, nó ở ngay mặt tiền. Cuối cùng, tôi phải tra bằng google thì nó mới tòi ra sau khi ẩn đâu đó!.
Kỳ lạ ghê!.
5/11/2018
NHC.
Không có nhận xét nào