Bạn tra luôn giùm sử kiện này trong quyển Đại Nam của thầy Tsuboi Mình phát hiện là trong quyển này, thầy Tsuboi dùng rất nhiều tư liệu Pháp...
Bạn tra luôn giùm sử kiện này trong quyển Đại Nam của thầy Tsuboi
Mình phát hiện là trong quyển này, thầy Tsuboi dùng rất nhiều tư liệu Pháp ngữ, và sử liệu từ Đại Nam Thực Lục thì không nhiều đến vậy.
Mình tra phần Đại Nam Thực Lục thì thấy có sử kiện này:
Trang 187 "Chẳng hạn tháng 5-1851, 7000 tên do Hoàng Nhị Văn cầm đầu vượt qua biên giới tiến về Lạng Sơn, đánh bại cơ binh của quân Lạng Sơn, gây tổn thất khoảng một nghìn người, triều đình Huế lập tức gởi đến 4000 quân từ Hà Nội, nhưng bọn phỉ tránh giao chiến và tản vào rừng núi" (ĐNTL t IV q 6 tờ 19a-20a)
Còn bộ Đại Nam Thực Lục viết ra sao, mình dò luôn phần Hán ngữ ĐNTL t IV q 6 tờ 19a-20a như sách thầy Tsuboi đưa ra, rồi xem lại cả bản dịch Đại Nam Thực Lục Đệ tứ kỷ quyển VI năm Tân Hợi Tự Đức 4 (năm 1851) tháng 5, thì thấy đoạn sử kiện này được dịch là "Bọn giặc Hoàng Văn Vãn ước 7.000 người lại từ Liêm Châu đến lấy cướp ở Tư Minh, Ninh Minh (châu ở biên giới nước Thanh). Tuần phủ Lạng - Bình là Trương Hảo Hợp khẩn tư điều động biền binh ở Hà Nội, Bắc Ninh 4.000 tên, voi chiến 4 thớt, uỷ cho Lãnh binh là Hoàng Chiến đốc đi canh phòng ngăn chặn, rồi đem việc ấy tâu lên."
Trước nhất, bạn thấy đấy, tên của giặc phỉ này trong bộ Hán ngữ Đại Nam Thực Lục là Hoàng Vãn 黄晚, không hiểu làm thế nào mà Viện Sử Học dịch ra thành Hoàng Văn Vãn ?
Nhưng bất ngờ hơn, là làm thế nào mà sách thầy Tsuboi lại đem ra cả cái tên Hoàng Nhị Văn nào ra thế nhỉ ?
Và bạn đọc kỹ đoạn này, thì ra là nhóm phỉ Hoàng Vãn bên Trung Quốc đi đánh cướp bên Trung Quốc (khu Tư Minh Ninh Minh), nhà Nguyễn sợ nên đem 4000 quân lên vùng biên phòng thủ. Thế mà làm thế nào mà thầy Tsuboi lại có cả đoạn giặc phỉ đánh sang cả nước Việt Nam, đánh bại quân Lạng Sơn nước Việt gây tổn thất 1 ngàn người nhỉ ? Hay thầy đọc bản Hán ngữ Đại Nam Thực Lục nào đó mà chúng ta không biết ?
Mình đang suy nghĩ có cần tra lại hết các sử kiện Đại Nam Thực Lục trong quyển này không ?
Nhưng suy nghĩ lại, ngoài Đại Nam Thực Lục, còn có cả các sử kiện từ các tư liệu Pháp ngữ, rồi có cả sự nghi ngờ dịch giả Việt Nam có dịch thoát hay sai không nữa ?
Mà không biết khi các dịch giả Việt Nam dịch, họ có tra bộ Đại Nam Thực Lục không ? Hay họ dịch những gì thầy Tsuboi viết bằng tiếng Pháp ?
Và đáng sợ hơn nữa, ở trang 174, làm thế nào mà thầy Tsuboi tán hươu tán vượn về vua Tự Đức là "Có lẽ khi vua đang trị vì, người ta gọi vua là Dực Tông". Trời ơi, sai lầm này không thể nào là từ một nhà nghiên cứu sử học lớn chứ ? Làm thế nào mà thầy ghi rõ ràng Miếu hiệu Dực Tông mà thầy lại giảng là "Có lẽ khi vua đang trị vì, người ta gọi vua là Dực Tông" ? Mình không thể nào tin được một nhà nghiên cứu sử học dạng to như thầy Tsuboi mà viết như vậy ? Thầy có sai không ? Hay là dịch giả có vấn đề ?
Mà nếu đúng là thầy đánh giá vụ tên miếu hiệu Dực Tông như vậy, thì ôi thôi, chắc là chúng ta phải xem lại về kiến thức của thầy Tsuboi rồi bạn ơi.
Nên bạn đã đọc quyển sách dịch này chưa ? Bạn đã THẬT SỰ đọc chưa ? Hay bạn chỉ đọc lướt qua rồi bạn khen thầy Tsuboi lên tới mây như thầy Trần Ngọc Giàu viết lời tựa vậy ?
Mời bạn tham khảo.
Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.
Thanks
Brian
Không có nhận xét nào