Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

CĂN CỨ PHÁP LÝ VỤ ÁN GIÁO VIÊN NHỤC HÌNH HỌC SINH

CĂN CỨ PHÁP LÝ VỤ ÁN GIÁO VIÊN NHỤC HÌNH HỌC SINH Vụ giáo viên dùng học sinh là trẻ em tát học sinh cùng lớp là trẻ em về mặt cấu thành tội ...

CĂN CỨ PHÁP LÝ VỤ ÁN GIÁO VIÊN NHỤC HÌNH HỌC SINH

Vụ giáo viên dùng học sinh là trẻ em tát học sinh cùng lớp là trẻ em về mặt cấu thành tội phạm được cụ thể và tường minh như sau:

Khách thể bị xâm hại: Quyền bất khả xâm phạm về uy tín, danh dự, nhân phẩm và quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tính mạng và sức khoẻ - Điều 20, Điều 37 Hiến pháp 2013; Điều 4.5, Điều 6.3 và 6.5, Điều 12, Điều 21, Điều 27 Luật Trẻ em 2016; Điều 75 Luật Giáo dục 2005, sửa đổi 2009; Điều 33, Điều 34 BLDS 2015; Điều 134, Điều 140, Điều 155 BLHS 2015. Trực tiếp vi phạm vào điều cấm của pháp luật.

Chủ thể thực hiện hành vi: Người đã trên 18 tuổi. Và đang là một giáo viên (lâu năm) có chuyên môn được đào tạo về nghiệp vụ sư phạm và đạo đức nhà giáo.

Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp.
Vì đã: Yêu cầu toàn bộ các học sinh còn lại tát vào mặt học sinh với điều kiện phải tát thật mạnh (nếu không sẽ bị các bạn khác tát lại). Cố ý yêu cầu (ép buộc) các học sinh thực hiện hành vi xâm hại (tấn công) thân thể, sức khoẻ và nhân phẩm người khác mặc dù biết rõ sẽ gây ra hậu quả. Không những vậy, giáo viên đó còn tự tay tát một phát cuối cùng vào mặt nạn nhân (dẫn đến học sinh này phải nhập viện vì thương tổn). Tức cố ý gây ra các tổn hại về mặt thể chất và tâm lý cho nạn nhân.

Mục đích, động cơ: Nhằn để trừng trị và làm cho học sinh bị trừng phạt với biện pháp đánh đập ở cường độ mạnh trở nên khiếp sợ, kinh hãi, thấy xấu hổ, nhục nhã trước các bạn khác và để nhằm đạt được thành tích trong nghề nghiệp.

Mặt khách quan (hành vi rất nguy hiểm): Thực hiện một cách công khai ngay tại trường học trước sự chứng kiến của nhiều học sinh. Không chỉ trực tiếp xâm hại trẻ em mà còn dùng trẻ em để đạt được mục đích xâm hại của mình. Thực hiện hành vi phạm tội đến cùng, thông qua nghề nghiệp để phạm tội. Phạm tội có tính chất côn đồ và thực hiện phạm tội với người không thể tự vệ được và bằng thủ đoạn tàn ác.

Dẫn đến hậu quả (rất nghiêm trọng):
- Về mặt thân thể, sức khoẻ bị hại: nạn nhân đã phải nhập viện điều trị vì mặt sưng, phù nề. Cần có giám định y khoa mới cho biết mức độ thương tật.
- Về mặt tinh thần: Nạn nhân nên sợ hãi nên không dám đến trường. Thấy xấu hổ và nhục nhã trước bạn bè cũng như giáo viên. Các học sinh thực hiện việc tát bạn cũng trở nên hoảng loạn và sợ hãi về tinh thần. Việc đến lớp và học hành trở thành cực hình và nỗi ám ảnh của học sinh.
- Về mặt rối loạn hành vi: Còn cần phải giám định y khoa mới có kết quả chính xác.
- Về mặt xã hội: Dư luận toàn xã hội hết sức phẫn nộ. Môi trường giáo dục bị huỷ hoại, thanh danh, uy tín nghề giáo bị ô uế và làm cho nhân dân mất niềm tin vào hệ thống giáo dục.
- Về mặt vật chất: nạn nhân mất thời gian học tập. Mất tiền viện phí và thuốc thang trong việc điều trị. Mất thu nhập của phụ huynh vì phảm nghỉ việc chăm sóc con cái.

Nạn nhân, người bị hại: Là trẻ em dưới 13 tuổi. Đang trong là đối tượng được bảo vệ toàn diện về mọi mặt, đặc biệt là trong môi trường giáo dục.

Thực ra trong BLHS vẫn còn chưa có tội danh: Tội ép buộc người khác phạm tội. Mà mới chỉ có các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với hành vi xúi giục ngừoi dưới 18 tuổi phạm tội. Đây là một thiếu sót về tội danh mà tôi đã đề xuất cần phải bổ sung (cùng ít nhất là 03 tội danh nữa) vào trong BLHS để đảm bảo sự đầy đủ của căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự từ cách đây hơn 4 năm trước.

Lê Luân







Không có nhận xét nào