Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

CHÍNH TRỊ MỸ TRONG CƠN HOẢNG SỢ TRUMP!

Chính trị Mỹ trong cơn hoảng sợ Trump! Chính trị Mỹ tưởng tự do nhưng thực tế không tự do, nói tóm lại đó là một sự tự do hoặc dân chủ có ki...

Chính trị Mỹ trong cơn hoảng sợ Trump!

Chính trị Mỹ tưởng tự do nhưng thực tế không tự do, nói tóm lại đó là một sự tự do hoặc dân chủ có kiểm soát một cách thầm kín và khéo léo. Lấy ví dụ cuộc bầu cử quốc hội giữa kỳ vừa rồi của Mỹ, tuy người dân đủ tuổi đều có quyền lựa chọn khi đi bầu nhưng trước đó vài tháng người ta đã biết rằng cuộc bầu cử Hạ viện sẽ về tay đảng Dân chủ, còn Thượng viện về tay đảng Cộng hòa, kết quả cho thấy đúng như vậy! Trong góc khuất của chính trị Mỹ luôn có sự sắp đặt hoặc thỏa thuận nào đó để giữ vững sự cân bằng hoặc giám sát quyền lực không bị tha hóa. Còn "chính trị Mỹ" là ai, vai trò, quyền lực của họ như thế nào em sẽ đề cập ở phần dưới sau :)
Thông thường ở các đời tổng thống Mỹ trước thì các cuộc bầu cử giữa kỳ không thu hút người dân, truyền thông Mỹ và thế giới lắm thì ở lần bầu cử này do có yếu tố hoặc dấu ấn cá nhân của tổng thống Donald Trump nên kéo theo sự quan tâm của cả thế giới. Và truyền thống chính trị Mỹ nêu trên vừa xảy ra một phen hoảng loạn.
Lý do: Vì ông Trump làm quá xuất sắc trong 2 năm đầu vừa rồi, làm lu mờ ảnh hưởng của các đảng phái khác xuống mức thấp nhất nên "chính trị Mỹ" thỏa thuận để cho đảng Dân chủ nắm Hạ viện, còn đảng Cộng hòa nắm Thượng viện để có đôi bên là đối trọng, giám sát lẫn nhau, họ tin tưởng theo truyền thống với cái cách mà độc tài Stalin đã tóm lược, đại ý là: số người bầu không quan trọng mà quan trọng là việc kiểm phiếu :) 
Nhưng Donald Trump không phải tay vừa, ông là người hiếu thắng, muốn thay đổi cái cũ kỹ, lạc hậu (theo lời Kissinger), trong lòng ông vẫn còn mối hận cá nhân sâu sắc với Obama và đảng Dân chủ đã làm nhục ông trước đây, và trên hết ông thấy mối hiểm nguy của nước Mỹ sau di sản 16 năm của 2 đời tổng thống Bush và Obama để lại, nên ông muốn có quyền lực tập trung để có thể thay đổi hoặc đương đầu lại với các thế lực như Châu Âu, Trung quốc, Nga, Iran... để đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại. 
Ông Trump tuy tuổi cao nhất trong các đời tổng thống Mỹ, đạt được thành tựu lãnh đạo rực rỡ sau 2 năm nhưng ông vẫn liên tục đi vận động khắp nơi cho các ứng cử viên đảng Cộng hòa của mình nhằm giành chiến thắng cho cả 2 viện quốc hội nêu trên. Ông nói tuy ông không có tên trong cuộc bầu cử này nhưng đây là cuộc bầu cử để đánh giá cho riêng ông sau 2 năm cầm quyền. 
Trong khi đó, các đại biểu đảng Cộng hòa của ông có vẻ rất lười biếng, không hoạt động mấy, nhiều người trong đảng Cộng hòa còn ra mặt chống đối hoặc không cần sự giúp đỡ của ông. Số tiền cho bầu cử của đảng Cộng hòa lần này chỉ khoảng 300 triệu đô la bằng một nửa so với số tiền 600 triệu đô la của đảng Dân chủ bỏ ra. 
Kết quả là đảng Dân chủ thắng sát nút ở Hạ viện, có thời điểm bị đảng Cộng hòa vươn lên dẫn trước với khoảng cách tách biệt khá lớn, còn ở Thượng viện (bầu 35 ghế) đảng Cộng hòa thắng áp đảo từ đầu, kiếm thêm được 2 ghế Thượng viện từ tay đảng Dân chủ, tạo cách biệt lớn trong lịch sử với tỷ lệ 53/47. Mà Thượng viện Mỹ có chức năng, vai trò cao hơn Hạ viện, mọi quyết định của Hạ viện phải trình lên Thượng viện để thông qua, còn không có chuyện ngược lại. 
Trong 11 người được Trump vận động ủng hộ thì có đến 9 người chiến thắng ghế Thượng nghị sỹ, còn những người trong đảng Cộng hòa chống đối Trump thì đa phần thua. Hiệu quả đến mức mà ngay sau khi vừa có kết quả thì đại diện đảng Cộng hòa phải gọi điện ngay cám ơn ông Trump đã giúp đỡ cho đảng trong cuộc chạy đua vào Thượng viện vừa qua :)
Thành công của ông Trump ở đây được hiểu là nội bộ đảng Cộng hòa của ông bây giờ rất trung thành với ông vì được ông nâng đỡ. Số người phản đối ông trong đảng hoặc đã chết như Jonh McCain hoặc đã bị thất bại trong bầu cử vừa qua nên không còn tại vị. Tỷ lệ chênh lệch 53/47 ở Thượng viện của đảng Cộng hòa khiến ông Trump dễ dàng thông qua mọi chủ trương của mình mà không bị ngăn cản như trước (thông thường tỷ lệ này là 51/49, nếu một đảng viên Cộng hòa trở cờ là chính sách của Trump không được thông qua do chưa đủ đa số phiếu).

Nhưng vấn đề tại sao lại cho rằng "chính trị Mỹ" sợ Trump? 

Bởi lẽ, thực sự cuộc bầu cử này đã được sắp đặt có thông tin từ nhiều tháng trước, nhưng do ảnh hưởng của ông Trump quá lớn nên "chính trị Mỹ" rất khó che đậy nếu số chênh lệch phiếu bầu nghiêng về phe đảng ông Trump quá lớn. 

Bây giờ em mới trả lời câu hỏi "chính trị Mỹ" là ai? 

Theo em "chính trị Mỹ" là những người có uy tín, quyền lực và mối quan hệ rộng rãi trên chính trường Mỹ. Họ là những cây đa, cây đề trong làng chính trị Mỹ và họ có thể là các chính khách, tướng lĩnh đã nghỉ hưu trước đây của cả 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa như: Kissinger, Bush, Bill Clinton, Dick Cheney..., các hồng y, giáo chủ đứng đầu các tôn giáo Tin lành, Công giáo..., các giáo sư đại học, các tài phiệt kinh tế.... Số lượng trên cộng lại thành một nhóm người có uy tín trong xã hội Mỹ nhưng quan điểm của họ khách quan cho các sự việc sau khi họ đã bàn luận thống nhất. Em đoán thế :) Vì trước đây có nhiều bác, nhiều thông tin nói rằng có một hội kín quyết định tất cả các vấn đề của nước Mỹ hoặc thế giới, còn các tổng thống, các chính trị gia hiện hành chỉ là con rối hoặc người thừa hành của họ :) . Nhưng họ là ai, nguồn gốc thế nào thì chưa thấy ai chỉ ra. 
Em suy nghĩ vậy vì đơn giản cho rằng hội kín nào rồi cũng bị lộ, và họ phải là những con người còn sống bằng xương bằng thịt chứ không phải thế lực siêu nhiên, thần thánh nào. Những người như em kể trên là những người có địa vị, các chính khách hay nghị sỹ Mỹ bây giờ thực chất cũng chỉ là các đàn em hoặc là lính hoặc cấp dưới của họ trước đây và được họ nâng đỡ sau này nên giữa các bên luôn có sự ràng buộc. Lấy ví dụ nhỏ như ở Việt Nam thôi, các ông tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng, bộ trưởng, tướng lĩnh tuy đã về hưu nhưng họ vẫn tham gia chính trị với vai trò cố vấn, ảnh hưởng của họ vẫn rất lớn trong nền chính trị Việt Nam vì các lãnh đạo bây giờ thực chất vẫn là cấp dưới trước đây của họ do họ nâng đỡ lên, chẳng lẽ khi họ góp ý các lãnh đạo hiện hành lại không nghe? Chế độ các nước có thể khác nhưng về mặt trị quốc có phần nào tương đồng,  cho nên "chính trị Mỹ" có lẽ cũng được tổ chức như vậy để đảm bảo tính ổn định và tiếp nối vững chắc giữa quá khứ và hiện tại đất nước. 
Nhưng vấn đề của ông Trump là khác, ông muốn thay đổi hoặc làm mới tất cả không theo lề lối truyền thống của "chính trị Mỹ", lý do thì như em đã trình bày ở phần trên hoặc còn lý do nào thì các bác bổ sung thêm :) Có 2 điều rất thuyết phục mà bên ông Trump (thông qua phát biểu của phó tổng thống Pence) tin rằng sẽ thắng cả Thượng viện và Hạ viện là: 
+ Kinh tế Mỹ tăng trưởng thần kỳ, tỷ lệ thất nghiệp giảm, lương tăng, thuế giảm, các ngành công nghiệp hồi phục...
+ Ông Trump rất được lòng bên quân đội, điều mà thời Obama không có được. Ông Trump tăng ngân sách quốc phòng lên mức cao nhất trong lịch sử, tri ân và quan tâm đến các cựu chiến binh...
Ai nắm được quân đội thì người đó nắm đất nước - kinh nghiệm xưa nay đã chỉ ra như vậy. Nên với hàng trăm ngàn, hàng triệu các binh sĩ và cựu chiến binh cùng với các thành viên gia đình họ ủng hộ thì ông Trump sẽ giành số phiếu áp đảo toàn diện. Đây chính là điều rất rõ ràng và khiến cho giới "chính trị Mỹ", đảng Dân chủ hoảng sợ, nếu họ thua toàn diện đợt bầu cử này thì đảng Dân chủ sẽ phá sản, tiếp đó hệ thống chính trị Mỹ sẽ sụp đổ và với đà tiến này thì Trump sẽ thâu tóm hết và thành độc tài. Lúc đó nước Mỹ sẽ dễ bị hỗn loạn và chia rẽ. 

Do đó, có lẽ "chính trị Mỹ" đã gây sức ép mạnh cho các bên, tìm mọi cách để đảng Dân chủ thắng Hạ viện. Nhìn khuôn mặt nhợt nhạt, thất thần của bà Pelosi - lãnh tụ đảng Dân chủ Mỹ và khuôn mặt mệt mỏi của ông Trump có thể cho chúng ta thấy phần nào điều này. Chính trị luôn có nhiều bí mật và góc khuất nên chúng ta vận dụng sự suy đoán để làm rõ vấn đề. Nên khi cuộc bầu cử này kết thúc phe đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ, đặc biệt là ông Trump đều kêu mình chiến thắng lớn. Nhưng ngay sau đó ông Trump và bà Pelosi đã gọi điện chúc mừng nhau và hứa hẹn sẽ cùng nhau hợp tác đoàn kết, phát triển nước Mỹ. Trên tất cả, "chính trị Mỹ", đảng Dân chủ hiểu rằng họ đang nợ Trump cộng với món nợ Trump đang căng mình khắc phục di sản của Obama và có thể là Bush nữa để lại. 

Trân trọng cám ơn đã đọc!

Phạm Việt



Không có nhận xét nào