CÔNG TY I AM V CÓ THỂ BỊ KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ Liên quan đến vụ việc Công ty TNHH sản xuất và thương mại I Am V (gọi tắt là Công ty I Am V)...
CÔNG TY I AM V CÓ THỂ BỊ KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ
Liên quan đến vụ việc Công ty TNHH sản xuất và thương mại I Am V (gọi tắt là Công ty I Am V) trong thời gian vừa qua, mình có nhờ luật sư để đưa ra cái nhìn về sự việc này dưới góc nhìn luật. Theo đó, trong trường hợp xác minh, nếu có đủ cơ sở về vi vi phạm, thì công ty này có thể bị khởi tố vụ án hình sự với “Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp” được quy định tại Điều 226 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017.
Bài hơi dài, mọi người chịu khó đọc. Chỗ nào nhấn mạnh, mình gõ IN HOA. Mọi người bình luận góp ý nhau, hay cung cấp thêm chứng cứ, không nên chửi trên này!
1. HỎI: Công ty I Am V cho biết: “Đăng ký tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ nhãn hiệu sản phẩm là TỎI ĐEN I AM V, do một số nguyên liệu chúng tôi thu mua và sử dụng là tỏi Lý Sơn cho nhóm sản phẩm nên khi truyền thông chúng tôi đã sử dụng chữ “tỏi Lý Sơn một nhánh” để thông tin về nguồn gốc nguyên liệu.
Tuy nhiên, lãnh đạo huyện Lý Sơn cho biết công ty này chưa phải là thành viên của Hội sản xuất, kinh doanh hành tỏi Lý Sơn (Lý Sơn đã đăng ký nhãn hiệu tập thể Lý Sơn cho sản phẩm hành tỏi hồi năm 2009) nên không thể sử dụng các chữ “tỏi Lý Sơn” hay “tỏi cô đơn Lý Sơn” để gắn nhãn mác, quảng bá.
1. LUẬT SƯ: Nhãn hiệu tập thể được quy định tại khoản 17 Điều 4 Văn bản hợp nhất số 19 Luật sở hữu trí tuệ (gọi tắt là Luật sở hữu trí tuệ) là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
Chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể là tổ chức thì được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ trong thời hạn 10 năm kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu có hiệu lực và có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm theo quy định tại khoản 6 Điều 93 và khoản 1 Điều 121 Luật sở hữu trí tuệ.
Việc đăng kí nhãn hiệu tập thể Hành tỏi Lý Sơn tại khoản 1 Điều 105 Luật sở hữu trí tuệ phải đáp ứng đầy đủ các tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định nhãn hiệu có trong đơn đăng kí nhãn hiệu bao gồm: Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu; Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể.
Ngày 12/10/2007, hành Tỏi Lý Sơn đã được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể số 92797. Kèm theo đó đã bao gồm danh sách các thành viên được phép sử dụng nhãn hiệu Hành tỏi Lý Sơn.
Như vậy, việc lãnh đạo huyện Lý Sơn cho biết Công ty I am V không phải là thành viên của Hội sản xuất, kinh doanh Hành tỏi Lý Sơn thì Công ty I am V không được phép thực hiện các hành vi sau khi nhãn hiệu tập thể Hành tỏi Lý Sơn đã được pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam bảo hộ theo khoản 5 Điều 124 Luật sở hữu trí tuệ.
Nhãn hiệu tập thể Hành tỏi Lý Sơn được bảo hộ dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó theo khoản 1 Điều 72 Luật sở hữu trí tuệ. Hành tỏi Lý Sơn được bảo hộ với nội dung chính là Hành tỏi Lý Sơn tức các sản phẩm của nó được bảo vệ hướng đến để người tiêu dùng biết rõ về nguồn gốc xuất sứ của Hành tỏi là ở Lý Sơn.
Vì vậy, theo điểm b, c khoản 1 Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ quy định về các hành vi thực hiện mà không được sự cho phép của chủ sở hữu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu như: Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu đã bảo hộ hàng hóa, dịch vụ tương tự, trùng hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng kí kèm theo nhãn hiệu đó nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.
Bên cạnh đó tại điểm h, l khoản 2 Điều 74 Luật sở hữu trí tuệ thì các cụm từ “tỏi Lý Sơn” hay “tỏi cô đơn Lý Sơn” với sản phẩm cùng thì đây được coi là nhãn hiệu không có khả năng phân bệt.
Như vậy, nếu Công ty I am V đăng ký tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ nhãn hiệu sản phẩm là TỎI ĐEN I am V thì không xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. NHƯNG NẾU CÔNG TY I AM V SỬ DỤNG CHỮ “TỎI LÝ SƠN MỘT NHÁNH” HOẶC “TỎI CÔ ĐƠN LÝ SƠN’ ĐỂ THÔNG TIN VỀ NGUỒN GỐC NGUYÊN LIỆU TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG THÌ CÔNG TY I AM V ĐÃ XÂM PHẠM QUYỀN ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU TẬP THỂ HÀNH TỎI LÝ SƠN, gây ra sự nhằm lẫn về nguồn gốc xuất sứ với nhãn hiệu tập thể Hành tỏi Lý Sơn.
2. HỎI: Như vậy, có phải Công ty I Am V lừa dối khách hàng và xâm phạm nhãn hiệu tập thể Lý Sơn hay không? Khách hàng và Hội sản xuất, kinh doanh hành tỏi Lý Sơn có quyền kiện Công ty I Am V hay không?
2. LUẬT SƯ: Theo quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ thì các hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan đến hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ thì bị cho là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.
Có thể hiểu rằng, nếu các dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhằm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ thì sẽ không được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu bởi, tuy luật loại trừ việc bảo hộ nhãn hiệu cho các dấu hiệu “chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ” vì các dấu hiệu này không có khả năng phân biệt nhưng nếu nhãn hiệu được đăng kí các dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý là các dấu hiệu đã được sử dụng và công nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng kí dưới dạng nhã hiệu tập thể thì vẫn được bảo hộ.
Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều 129 Văn bản hợp nhất số 19 Luật sở hữu trí tuệ về hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý thì nếu chứng minh được công ty I am V có hành vi sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý, nhưng sản phẩm đó không đáp ứng các tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý; hoặc sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lý thì Công ty I am V đã xâm phạm nhãn hiệu tập thể Tỏi Lý Sơn, và có hành vi lừa dối gây nhằm lẫn cho người tiêu dùng thông qua việc cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác về hàng hóa mà Công ty I am V kinh doanh theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
NHƯ VẬY, CÔNG TY I AM V ĐÃ VI PHAM CÁC ĐIỀU LUẬT 129 LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ, KHOẢN 1 ĐIỀU 10 LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG THÌ KHÁCH HÀNG VÀ HỘI SẢN XUẤT KINH DOANH HÀNH TỎI LÝ SƠN CÓ QUYỀN KIỆN CÔNG TY I AM V.
3. HỎI: Huyện Lý Sơn có quyền yêu cầu Công ty I Am V cung cấp hay chứng minh danh tính hai người dân (theo lời ông Quang nói là cô Lý và cô Phan) để xem có đúng là tỏi Lý Sơn do người Lý Sơn trồng ở Lý Sơn hay không? Trong trường hợp Công ty I Am V không chứng minh được 2 người trên là thật, thì họ phải chịu tránh nhiệm như thế nào?
3. LUẬT SƯ: Khoản 6 Điều 15 Nghị định 99/2013, Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định UBND cấp huyện có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vự sở hữu công nghiệp xảy ra tại địa phương hoặc do địa phương quản lý.
Bên cạnh đó theo khoản 2 Điều 24 Thông tư 11/2015/TT-BKHCN trong trường hợp có đơn yêu cầu xử lý vi phạm nhưng chưa có đủ chứng cứ về hàng hóa xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu thì cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu các bên cung cấp thông tin, chứng cứ, giải trình trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được ấn định trong thông báo.
VÌ VẬY HUYỆN LÝ SƠN CÓ QUYỀN YÊU CẦU CÔNG TY I AM V CUNG CẤP THÔNG TIN HAY CHỨNG MINH DANH TÍNH HAI NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỂ XEM CÓ ĐÚNG LÀ TỎI LÝ SƠN DO NGƯỜI LÝ SƠN TRỒNG Ở LÝ SƠN HAY KHÔNG.
Nếu trường hợp Công ty I am V không chứng minh được 2 người trên là thật thì Công ty I am V đã vi phạm về việc xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu và lừa dối khách hàng.VHành vi vi phạm, có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 11 NĐ99/2013, theo đó tùy thuộc vào giá trị hàng hóa vi phạm,mà mức xử phạt có thể từ 500 ngàn đồng đến hai mươi triệu đồng
Bên cạnh đó còn có hình thức phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động kinh doanh từ 01 đến 03 tháng.
Trường hợp trong quá trình xác minh, nếu có đủ cơ sở về hành vi vi phạm, thì CÔNG TY NÀY CÓ THỂ BỊ KHỎI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ với “Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp” được quy định tại Điều 226 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017.
Lê Xuân Thọ
Không có nhận xét nào