GIÁO DỤC LÀ CÔNG VIỆC CỦA QUÁ KHỨ Giáo dục có phải chỉ là để đạt tới mục đích của những phương pháp và kết quả đạt được đánh giá dựa vào sự ...
GIÁO DỤC LÀ CÔNG VIỆC CỦA QUÁ KHỨ
Giáo dục có phải chỉ là để đạt tới mục đích của những phương pháp và kết quả đạt được đánh giá dựa vào sự thành công của những con người đi vào cuộc sống?
Rõ ràng không phải là như vậy, mà quan trọng là mức độc thích ứng và khả năng có thể cống hiến được những điều đã học và thực tế là đang học ngay tại những nơi mà người đó làm việc. Nếu đơn thuần chỉ dựa vào kết quả vật chất của người đã rời ngôi trường nào đó, thì sẽ phải phân đều kết quả như thế nào cho các giai đoạn học trong quá trình đào tạo qua trường lớp từ mầm non cho tới sau đại học?
Không thể có một sự phân định quá rõ ràng và rành rọt trong việc này. Vì rằng làm sao để chứng minh rằng nếu chỉ dừng lại ở tiểu học thì anh ta có thể đã chẳng thể thành công như bây giờ, khi anh ta đã có một học vị là tiến sỹ?
Tuy nhiên, có thể cho rằng, vào mỗi giai đoạn mà một người nào đó, đã được đào tạo một cách bài bản và liên tục, nếu hiệu quả công việc mà anh ta đem tới cho tổ chức hay cộng đồng mà anh ta phục vụ ở mức độ được nhìn nhận tích cực, thì đó là thành công có thể nhìn thấy được của việc giáo dục.
Chính điều này khiến cho ta đi đến hau kết luận khả tín và khá chắc chắn: thứ nhất là việc giáo dục phải được đánh giá thực tế dựa vào hoàn cảnh mà người học đã thực sự đứng vào trong nó để tiến hành các thai tác đối với tri thức mà anh ta đã được truyền thụ và duy giữ; thứ hai là không thể trả lời câu hỏi rằng việc giáo dục có thể biết chắc được sự thành công của người học khi họ chỉ mới làm thoả mãn các điều kiện đào tạo trong trường học mà chưa bước chân vào cuộc sống để thử sức.
Có thể nói rằng, mặc dù chưa hoàn toàn là một chân lý, giáo dục không bao giờ là một công việc mà nó sẽ kết thúc khi người học chấm dứt việc học ở các ngôi trường hay các cấp bậc học. Ngay cả khi anh ta đã thực sự làm tốt chuyên môn của mình ở vào một vị thế và thời điểm nào đó, nhưng sự vận hành của xã hội vẫn có thể đào thảo anh ta ra một khi anh ta không còn hữu dụng hay phù hợp với tổ chức đó nữa, hoặc anh ta cũng cần một môi trường khác để phục vụ hoặc phát triển sự nghiệp của bản thân. Chính vì quá trình liên tục nhe vậy mà việc giáo dục không chỉ đơn thuần là chỉ hoàn thành một chương trình của trường lớp.
Giáo dục có thể hiểu là các công việc phải sử dụng những sự kiện và tri thức quá khứ để thiết tạo nên những nền tảng để đáp ứng cho con người có thể vận dụng được vào trong thời điểm tương lai khi mà người học đã thực sự rời trường học. Sẽ không thể đòi hỏi các ngôi trường phải thực hiện cả những công cuộc thử nghiệm nhân tố cho tương lai, nhưng không vì thế mà coi rằng việc giáo dục chỉ dừng lại ở các câu trả lời chỉ của hiện tại.
Chính vì khả năng có thể thất bại hoặc trở nên lạc lõng trước chính những thứ đã được đào tạo khi thực tế cuộc sống bày biện ra trước mắt anh ta đã cho thấy nó vượt quá trí lực và những kỹ năng đã lĩnh hội được, viì vậy, các ngôi trường cũng không thể lường trước được các vấn đề hay trang bị được mọi phương pháp để xử lý vấn đề của công việc mà anh ta sẽ thụ lãnh, nên nó cũng không thể nhắc nhở rằng anh ta sẽ phải thế này hay buộc phải thế kia, mà nó chỉ có thể khiến cho họ nhận thấy khả năng của mình và những hệ quả mà việc thiếu chuyên cần trong học tập là như thế nào mà thôi.
Xét trên các khía cạnh ấy, cũng chẳng thể có điều gì biện minh tốt hơn, học ở hiện tại cũng là để làm việc trong tương lai cận kề, nên cần thiết hơn cả là phải để cho chính những người học được học ở một môi trường xã hội thực tế và các tổ chức, doanh nghiệp sẽ là những ngôi trường thực nghiệm dành cho họ học tập song cùng với các ngôi trường có tính thuyết giảng hay hàn lâm. Cái cuộc sống xã hội mới chính là cái mà người học sẽ hoà vào và sống trong, nên phải để cho những điều đó được hiển hoá vào trong các ngôi trường, không chỉ là mô phỏng công việc sau này mà anh ta (sẽ) có cơ may đảm nhận, mà là thực tế chính nó là cái anh ta được phân nhiệm.
Giáo dục, nhìn vào những nhận định đó để thấy, đó chỉ là một công việc gần như thuộc về các tương tác có tính lạc hậu của quá khứ, hiểu theo chuỗi thời gian mà một con người sẽ trải qua trong đời.
Ngay cả các phương pháp và vật liệu dùng để thực hiện các tương tác giáo dục lên đối tượng là người học cũng không đủ để cung cấp cho người học bất kỳ giải pháp nào khả dĩ cho vấn đề mà anh ta sẽ phải đối mặt khi làm việc.
Mô tả toàn diện điều đó không phải để phủ nhận đi tầm quan trọng của giáo dục, mà nó làm bật lên một vấn đề mà người ta thường hay mắc sai lầm, đó là coi việc đạt được các thang bậc về thành tích ở các ngôi trường và các cuộc thi cử, các giải thưởng nghiên cứu là một thành công có giá trị vượt trội mà có thể dùng làm bằng chứng cho sự hơn hẳn về trí tuệ con người so với những người khác và thậm chí mang tới tâm lý thoả mãn đến mức ngạo mạn với cái đã có.
Nếu để cho tình trạng đó diễn ra trong một xã hội thì đó mới thực sự là thất bại của giáo dục và xét về đúng bản chất, nó không bất kỳ phải là mục đích nào của giáo dục, mà nó chỉ được xem như một món quà sau quá trình lao động và chuyên cần cho công việc vốn luôn đòi hỏi sự mới mẻ không ngừng mỗi ngày.
Cái Khả Thể
Không có nhận xét nào