Điệp khúc "mưa Sài gòn..." "Thời tiết cực đoan", Sài gòn ngập mưa. Năm nào lãnh đạo cũng gọi là "cơn mưa lịch sử&qu...
Điệp khúc "mưa Sài gòn..."
"Thời tiết cực đoan", Sài gòn ngập mưa. Năm nào lãnh đạo cũng gọi là "cơn mưa lịch sử".
Điệp khúc "triều cường", "biến đổi khí hậu", "địa cầu hâm nóng".... là những lý do "khách quan" để lãnh đạo vịn vào chạy tội của mình.
"Chạy tội" là vì biết bao nhiêu dự án "chống ngập" đã thực hiện. Tính gom sơ sơ, từ hai đời bí thư thành ủy, là trên trăm ngàn tỉ đồng. Tiền mồ hôi nước mắt của dân đổ ra lãnh đạo xài như vàng mã, vỏ sò... không thuơng tiếc. Năm nào cũng ngập. Năm sau ngập cao hơn năm trước. Lãnh đạo họp bàn, hết dự án này lại đến dự án kia. Không có dự án đem lại kết quả "thoát nước" mà chỉ "thoát tiền". Không nơi nào chịu trách nhiệm. Sau mỗi trận mưa, nhiều gia đình xem như phá sản.
Lại còn thêm tập đoàn "nhà khoa học" nghiên cứu ra những kết quả "cực đoan", theo kiểu lụt là do người dân "thiếu ý thức, xả rác lấp kênh, rạch".
Điều này tố cáo thêm sự vô trách nhiệm của lãnh đạo và thiếu chuyên môn của nhà khoa học. Sài gòn ngập, Đà Lạt ngập... là do con người. Con người ở đây không phải người dân mà là người lãnh đạo.
Ngập lụt ở Đà Lạt thì không thể đổ cho "triều cường", hay do "thời tiết cực đoan". Nước biển dâng lên 1000 m cũng chưa chắc ngập được Đà Lạt.
Làm cho Đà Lạt ngập mưa, lãnh đạo ở đây chắc đã làm những chuyện mà những kẻ ngu xuẩn nhứt cũng không dám làm. Phá rừng, lấp suối, xẻ núi, xẻ đồi... để gây "quĩ đất", làm giàu cho bản thân, cho bè phái...
Sài gòn cũng vậy. Thử nhìn phi trường Tân Sơn Nhứt. Phi trường này lụt thường xuyên, mưa là lụt, không cần mưa lớn. "Quĩ đất" của quân đội bán ra bừa bãi, nhà cửa xây cất bừa bãi. Phi trường trở thành khu đất trũng, nước khắp nơi đổ về.
Đứng trước bài toán ngập lụt, lại có nhà khoa học đưa "đáp số" là người dân chuẩn bị "sống bền vững" với ngập lụt. Trận mưa "cực đoan" thì đáp số cũng "cực đoan".
Sài gòn không phải là Đồng tháp mười để nói chuyện "ngập mặn" với "triều cường". Cũng không thể đem Paris hay Bangkok ra so sánh.
Trận lụt Paris năm 1910 đến nay chưa thấy Paris bị lụt lại. Bangkok (cũng như Tokyo) là thành phố bị lún, có nơi thấp hơn nước biển. Nhưng chỉ bị một hai trận lụt, là họ có giải pháp chống lụt. Ngay cả Hòa Lan, một quốc gia sống dưới mặt nước biển, cũng không bị "năm nào cũng lụt" như Sài gòn.
Nguyên nhân là do lãnh đạo. Hãy thử một lần giao thành phố này lại cho một người "ngoài đảng" quản trị, những người có kiến thức và trách nhiệm. 10 năm thôi, chuyện lụt hàng năm sẽ không còn.
Nhân Tuấn Trương
(29-9-2016 post lại vì thấy vẫn còn đúng)
Không có nhận xét nào