Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

KHI LUẬT “XANH VỎ ĐỎ LÒNG”

KHI LUẬT “XANH VỎ ĐỎ LÒNG” Không chỉ một ông 6 Cang hoặc vài nhóm lợi ích làm băng hoại xã hội. Một khi vấn đề gốc là luật pháp không ổn, ý ...

KHI LUẬT “XANH VỎ ĐỎ LÒNG”

Không chỉ một ông 6 Cang hoặc vài nhóm lợi ích làm băng hoại xã hội. Một khi vấn đề gốc là luật pháp không ổn, ý chí chính trị sẽ dựng được cả "đại lộ" lợi ích giữa một rừng luật. Không có ông 6 này thì sẽ có ông 6 khác. Mất mát vẫn cứ rình rập nhân dân. 

Đơn cử Luật Nhà ở được Bộ XD kiến thiết tôi đã nhắc trong thời gian qua đang "đả thương" doanh nghiệp. Người Việt hay hướng cái nhìn thiếu thiện cảm về phía DN mà không hiểu DN là đối tượng chịu rủi ro chính sách hàng đầu. 

Thực tế, thiệt hại cuối cùng đều thuộc về người dân. Bởi khi luật bức ép đội chi phí, giá thành sẽ bị đẩy lên, dân chịu. Kể cả khi luật (vô tình hay cố ý) tạo ra địa hạt lợi ích, thì "chi phí mềm" đương nhiên cũng tính vào sản phẩm. DN đương nhiên chỉ tìm kiếm lợi nhuận. 

Một ví dụ khác là điều 56 Luật Kinh doanh BĐS buộc dự án phải bảo lãnh ngân hàng để nếu có rủi ro ngân hàng phải bồi thường cho người mua. Nghe qua thì rất nhân văn nhưng nghe lại thì không phải vậy. 

Quy định này hoàn toàn không có giá trị trên thực tế bởi vì không phải chủ đầu tư nào cũng được bank bảo lãnh. Vấn đề của dự án BĐS là niềm tin. Nên thương hiệu lớn thì bank đua nhau bảo lãnh, thương hiệu nhỏ... bít cửa. 

Đặc thù của dự án BĐS VN, chủ đầu tư giỏi lắm có 30% vốn, vay 70% mua quỹ đất. Sau đó, huy động vốn từ chính người mua nhà để xây. Trong điều kiện đó, chẳng bank nào dại mà đi bảo lãnh vì nếu rủi ro, phải nai lưng đền thay cho chủ đầu tư tay không bắt giặc. 

Mục đích là bảo vệ người mua nhưng trên thực tế, quy định này không khác gì một "giấy phép con". DN lách luật bán nhà tràn lan. Hoặc lấy chứng thư để làm "lá bùa" lừa dối người mua nhà. 

Tại TP.HCM và HN bắt đầu xảy ra tranh chấp kịch liệt khi bank thoái thác nghĩa vụ, dân không biết níu ai. 

Mua nhà trả một núi tiền, để được bảo lãnh dân lại phải đóng thêm 2% giá trị căn hộ hoặc tính vào giá, cực kỳ vô lý. Đến khi xảy ra chuyện, mất cả chì lẫn chài. 

Các chuyên gia tài chính cự phách nói rằng bảo lãnh chỉ là hình thức và tạo ra nhiều lỗ hổng chết người, dúi ẩn hoạ về phía dân. Cơ chế cần nhất là buộc DN phải bảo biểm tài chính dự án theo tiến độ để dân không tốn thêm tiền và an toàn hơn. Vừa để gạn đục khơi trong, loại bỏ DN yếu kém. Tất nhiên, việc góp ý với BXD, không khác nào tranh luận với cối xay gió !

Luật "xanh vỏ đỏ lòng", xã hội đa thiệt hại, tranh chấp dự án ngày càng dâng cao. Dân bị lừa khắp nơi, căng băng rôn bị chủ đầu tư mướn giang hồ đánh tươm máu. 

Trong bối cảnh đó, "tác gia" của Luật Nhà ở và Luật KD BĐS, nguyên thứ trưởng BXD Nguyễn Trần Nam, đương kim Chủ tịch Hiệp hội BĐS VN đôi ngày dăm bữa lại lên báo tuyên ngôn: "Nhờ tâm huyết của chúng tôi. Luật đã góp phần thúc đẩy sự phát triển và quy cũ cho thị trường bất động sản". Thật sự khôi hài. 

Cần nhắc lại các Luật này được ông Nam xây dựng ở thời điểm Trust Banks được đổi thành Ngân hàng Xây Dựng và lựa chọn thực hiện thí điểm chương trình "4 nhà". Nhắc luôn là với 2% bảo lãnh của thị trường BĐS vốn tầm 100 nghìn tỷ, là khoản không nhỏ. Và việc Tổng thư ký Hiệp hội BĐS VN được bổ nhiệm làm TGĐ Ngân hàng Xây dựng là ngẫu nhiên hay là lợi ích nhóm? 

Nhắc tên ông Nam, giới bất động sản hầu hết há hốc miệng bởi tư duy của ông. Cả một sự nghiệp cống hiến nhiều bằng khen huy chương dưới quyền điều hành của nguyên bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, không biết ông đã báo cáo cấp trên thế nào. Trước khi nghỉ hưu và "hạ cánh" tại Hiệp hội, ông Nam kịp để lại 2 "di sản" làm khổ dân. 

Nhắc, để mời ông xuống thực địa xem luật đang gây "sốc" xã hội như thế nào. Thay vì "thâm canh" hình ảnh  trên các tờ nhật báo thân quen !

Nguyễn Tiến Tường



Không có nhận xét nào