LÀM TỔNG THỐNG TRONG MỘT NỀN DÂN CHỦ LÀ CỐNG HIẾN CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ THAM VỌNG QUYỀN LỰC. Theo một cựu cố vấn chính trị và một Đảng viên Dâ...
LÀM TỔNG THỐNG TRONG MỘT NỀN DÂN CHỦ LÀ CỐNG HIẾN CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ THAM VỌNG QUYỀN LỰC.
Theo một cựu cố vấn chính trị và một Đảng viên Dân chủ cao cấp tại New York, bà Hillary Clinton sẽ tham gia tranh cử cho đề cử tổng thống của Đảng Dân chủ trong kỳ bầu cử năm 2020.Với tôi, nếu bà Hillary có ý định tranh cử thì đó không phải là do đam mê quyền lực mà là do khát vọng được cống hiến.
Nếu nói đam mê quyền lực thì đó phải là các lãnh đạo các quốc gia độc tài, nắm quyền không cần dân bầu, không có các cơ chế kiểm soát quyền lực và đặt mình trên hiến pháp.
Nói bà Hillary đam mê quyền lực thì đó là một cách nhìn thiếu lý tính. Vì sao?
Vì bà Hillary có thể trở thành một Park Cận Huệ thứ hai nếu bị hạ viện luận tội và thượng viện đồng ý. Lúc đó chẳng cần đảo chính ám sát bà cũng có thể vào tù nếu tham nhũng , phản quốc. Trong khi đó làm tổng thống Mỹ là làm đầy tớ của 330 triệu dân Mỹ, ngày nào cũng phải nghe, đọc báo chí của phe đối lập chửi bới ,phê bình, người dân ủng hộ đảng đối lập dựng hình nộm, đánh đập. Và nhiều vị tổng thống có nguy cơ bị ám sát như Abraham Lincoln, Kennendy... Xong hai nhiệm kỳ vị nào đầu cũng bạc, tiền lương thì chẳng bao nhiêu, tham nhũng ,vơ vét lợi ích chẳng có gì. Nếu không làm tổng thống với tài năng của mình họ có thể kiếm được nhiều hơn.
Nhưng tại sao họ vẫn làm, vẫn quyết liệt tranh cử? Đó chính là tham vọng muốn chứng tỏ mình, muốn đi vào lịch sử nước Mỹ. Điều này nếu Việt Nam có dân chủ, những ai ra tranh cử có lẻ họ cũng chỉ muốn đóng góp cho quốc gia dân tộc nhiều hơn là do muốn ngự trị trên đỉnh cao quyền lực.
Với dân Việt thì họ không nghĩ thế. Họ sùng bái những người có tham vọng quyền lực thực sự bằng một bản hiến pháp phi dân chủ nhưng lại thoá mạ những người muốn cống hiến. Đó là nhận thức chính trị "uyên bác" của dân ta.
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là một quốc gia liên bang theo chế độ dân chủ pháp trị với bộ máy nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc tam quyền phân lập: Lập pháp hay Quốc hội, Hành pháp hay Chính phủ và Tư pháp hay Tối cao Pháp viện. Những cơ quan này hoạt động độc lập nhưng không biệt lập, mà kiểm soát lẫn nhau để cân bằng cán cân quyền lực quốc gia, tránh lạm quyền.
Đứng đầu hành pháp Hoa Kỳ là tổng thống mà theo Hiến pháp Hoa Kỳ đều do dân chúng bầu lên với nhiệm kỳ 4 năm và chỉ được tái cử một lần.
Theo Luật ứng cử và bầu cử Hoa Kỳ thì mọi công dân hội đủ các điều kiện luật định đều có quyền ra ứng cử tổng thống với tư cách cá nhân hay đại diện cho một chính đảng.
Thực tế là đa đảng, nhưng dường như chưa có cá nhân hay đại diện chính đảng nhỏ yếu nào (như Đảng Xanh, Đảng Cộng sản…) đủ uy thế nắm quyền, ngoài hai chính đảng lớn là Cộng hòa và Dân chủ thay nhau nắm quyền tổng thống.
Theo truyền thống tranh cử tổng thống Hoa Kỳ, thì các hoạt động tranh cử của các ứng cử viên tổng thống luôn diễn ra sôi nổi qua ba giai đoạn:
1.- Vận động tiền bầu cử, các ứng cử viên loan báo quyết định ra tranh cử, tổ chức gây quỹ và vận động tranh cử.
Giai đoạn này với các ứng cử viên thường khởi sự sớm muộn khác nhau trong năm trước năm bầu cử. Sau khi tuyên bố sẽ ra tranh cử để trở thành ứng cử viên của đảng ra tranh cử, các ứng cử viên thường tổ chức các bữa tiệc gây quỹ để có tài chính chi phí cho cuộc vận động tranh cử thường rất tốn kém. Tùy khả năng, uy tín các ứng ứng cử viên sẽ được sự đóng góp tài chánh của các giới cử tri, chủ yếu là giới tài phiệt đóng góp nhiều ít, theo sự đánh giá lợi ích tương lai cho mình và đất nước để tài trợ, có khi lên đến hàng trăm triệu dollar.
Sau khi gây quỹ, các ứng cử viên bắt đầu thành lập bộ tham mưu để tiến hành các hình thức vận động tranh cử theo chiến thuật, chiến lược riêng. Hình thức vận động công khai, có hiệu quả, thu hút nhiều sự chú ý của cử tri trong đảng nhất là các cuộc tranh luận (debate) trên các phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình, truyền thanh, internet và tiếp xúc với quần chúng… Hiệu quả thường được ghi nhận qua các cuộc thăm dò sau các cuộc tranh luận về chủ trương, chính sách đối nội, đối ngoại giữa các ứng cử viên…
2.-Bầu cử sơ bộ trong nội bộ các chính đảng để được đề cử là ứng cử viên của đảng ra tranh cử (tức đảng cử, đảng bầu).
Cuộc bầu cử sơ bộ này diễn ra trong vài tháng , cử tri là đảng viên của Đảng Dân chủ thì đến thùng phiếu bầu cho các ứng cử viên Dân chủ; cử tri là đảng viên Cộng hòa thì bầu cho các ứng cử viên Cộng hòa. Cuộc bầu cử sơ bộ này đã và đang được thực hiện trên khắp 50 tiểu bang của Hoa Kỳ và sẽ kết thúc trước Đại hội Đảng Dân chủ hay Cộng hòa . Trong đại hội đảng, ứng cử viên nào hội đủ số phiếu đại biểu đảng viên bầu cho mình theo quy định của đảng sẽ được đại hội đề cử là ứng cử viên của đảng tranh cử chức tổng thống Hoa Kỳ nhiệm kỳ 2017- 2021. Chẳng hạn Đảng Cộng hòa quy định số phiếu đại biểu bầu là 1237, Dân chủ quy định số phiếu đại biểu bầu là 2383.
Số phiếu đại biểu ở mỗi tiểu bang được mỗi đảng ấn định theo tiêu chuẩn khác nhau căn cứ trên số lượng đảng viên. Thí dụ ở Tiểu bang Texas, Đảng Cộng hòa ấn định là 155 đại biểu, Đảng Dân chủ là 252. Tiểu bang Florida Cộng hòa ấn định là 90. Đảng Dân chủ ấn định là 135…
Về cách tính số phiếu đại biểu bầu cho mỗi ứng cử viên của Đảng Dân chủ hay Cộng hòa đều theo cách tính như sau: Những tiểu bang bầu cử sơ bộ trước ngày bầu cử “supper Tuesday” (siêu Thứ Ba) thì tính theo tỷ lệ phiếu bầu; có tiểu bang còn quy định riêng ứng cử viên nào đạt tỷ lệ dưới 5% hay dưới 20% phiếu bầu của đại biểu, thì kết quả là không được phiếu bầu nào ở tiểu bang này. Nhưng kể từ sau ngày bầu cử sơ bộ “supper Tuesday”, ứng cử viên nào thắng phiếu bầu đại biểu ở tiểu bang nào sẽ được hưởng toàn bộ phiếu bầu đại biểu đảng viên ở tiểu bang ấy.
Quá trình tranh cử vào Tòa Bạch ốc của các ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ thường rất cam go, tốn kém bạc triệu, trải qua các giai đoạn vận động,thuyết phục quần chúng để được “đảng cử, đảng bầu”, rồi sau đó mới được “đảng cử, dân bầu”. Qua sự sàng lọc này, chân tướng, nhân cách, tài năng lãnh đạo của các ứng cử viên tổng thống được phơi bầy cho cử tri biết mà bầu chọn ra vị tổng thống xứng đáng. Mặc dầu cá nhân tổng thống là nhà lãnh đạo cao nhất của ngành hành pháp, nhưng không phải “lãnh đạo đất nước của một cá nhân” như Ông Tổng Trọng của đảng CSVN phê phán, mà là sự lãnh đạo của cả một tập thể những nhà lãnh đạo hàng đầu của một cơ chế chính trị tam quyền phân lập, hệ thống lưỡng đảng mạnh. Tổng thống Hoa Kỳ không phải muốn làm gì thì làm mà trước khi quyết định làm điều gì đều căn cứ trên cả một dàn cố vấn chuyên biệt, thâm sâu về các vấn đề đối nội cũng như đối ngoại.
Qua quá trình này, đã thể hiện quyền dân chủ được thực thi rộng rãi, cao độ, nhưng “Dân chủ đến thế vẫn chưa phải là cùng”. Bởi vì, Hoa Kỳ là một nước có chế độ dân chủ thật, thì các hình thức thể hiện quyền dân chủ luôn cải tiến, điều chỉnh cho phù hợp với đòi hỏi của người dân theo thời gian, không gian, chứ không cố định theo sự áp đặt của nhà cầm quyền như trong chế độc đảng, độc tài tòan trị, dân chủ giả hiệu tại Việt Nam
Dương Hoài Linh
Không có nhận xét nào