Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

LIỆU CÓ SỰ HOÀ HOÃN ‘MỸ - TRUNG’

Liệu có sự hòa hoãn Mỹ - Trung?  Trong khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã vào bước tăng tốc khốc liệt, ông Trump lại phải đương đầu với...

Liệu có sự hòa hoãn Mỹ - Trung? 

Trong khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã vào bước tăng tốc khốc liệt, ông Trump lại phải đương đầu với làn sóng người tỵ nạn nhập cư từ Trung Mỹ và cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ. Không ít người dự đoán Trump sẽ xuống nước và chấp nhận hòa hoãn với Tập Cận Bình.

Nhìn lại quá trình Trump thực thi chiến lược "làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại" và với khẩu hiệu "nước Mỹ trên hết", ông ta đang  mới ở vào năm thứ 2 của nhiệm kỳ, nghĩa là mới đi được 1/2 đoạn đường chiến lược, nhưng có thể thấy nó xuyên suốt nhất quán:

- Rút khỏi TPP
- Tái đàm phán NAFTA
- Rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran
- Tăng tốc đàm phán phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên
- Rút khỏi hiệp ước vũ khí hạt nhân tầm trung với Nga.
- Thay đổi ngoại trưởng Tillerson bằng Pompeo và bổ nhiệm John Bolton, một người thuộc phái diều hâu làm cố vấn anh ninh quốc gia.

Dó là những bước đi đầy tính toán trong 1 lộ trình dài, từ lúc Trump quyết định ra tranh cử và như vậy nó cho thấy việc chiến tranh thương mại với Trung Quốc không phải là hành động nông nổi nhất thời bộc phát bốc đồng của Trump, và nó cũng không phải của riêng cá nhân một mình Trump. 

Nhiều năm qua, khi Liên Xô sụp đổ và Trung Quốc trỗi dậy, giới tinh hoa Mỹ đã đưa ra học thuyết "mối đe dọa từ Trung Quốc", mà điển hình là ông Peter Navarro vói tác phẩm "chết dưới tay Trung Quốc" hiện đang là cố vấn kinh tế trưởng của Trump. Khi Trung Quốc dần soán ngôi vị trí số 2 của Nhật Bản vào năm 2015, Mỹ mới chính thức mạnh tay để "kìm chế Trung Quốc". 

Những thành tích ấn tượng trong gần 2 năm ngồi ở Nhà Trắng cho phép Trump mạnh tay hơn để thực thi chiến lược này. Nó giống như 1 tay chơi bài đã thắng chục ván trước đó, trong tay đang có nhiều tiền và sẵn sàng tố sát vát. 

Khi cử tri và giới tinh hoa chính trị Mỹ lựa chọn Trump thay bì Hillary, đó là một minh chứng cho thấy rằng họ cần có một nhân tố thay đổi, quyết liệt và mạnh bạo hơn. Nếu như chọn Hillary thì Mỹ cũng sẽ không khá hơn mấy như thời Obama, đó là lý do đưa Trump đến vớ Nhà Trắng và giờ đây Trump đang thực thi sứ mệnh của mình đã được giao phó. 

Các think tank vốn thuộc phe Cộng Hòa cánh hữu như: Viện Hudson, Viện Doanh nghiệp Mỹ, Quỹ Heritage ... càng phát huy tác dụng và gia tăng các đề xuất chính sách, tích cực sử dụng "quân bài Đài Loan" .

Nước Mỹ đang trên con đường phục hưng trở lại ngôi vị bá chủ vốn đã ngỡ như sắp đánh mất của mình và  song song đó là việc "kiềm chế Trung Quốc" là sứ mệnh bắt buộc. Nó không chỉ phụ thuộc vào  cá nhân Trump hay bất cứ tổng thống Mỹ thuộc đảng Cộng Hòa nào. Do đó với Trump chỉ là bước khởi đầu của một giai đoạn mà bản thân giai đoạn này mới vào thời kỳ 2 năm đầu của nhiệm kỳ 4 năm của Trump. sau đấy, Trump có tiếp tục liên nhiệm hay không hoặc ai khác ngồi vào Nhà Trắng thì chiến lược này vẫn sẽ phải tiếp tục.

Và như vậy, sẽ không có sự hòa hoãn Mỹ - Trung nào một khi Trump còn ngồi đó, ngay cả sau năm 2020 là năm Trump kết thúc nhiệm kỳ đi chăng nữa thì tổng thống Mỹ tiếp theo Trump vẫn phải thực thi. cho đến khi "nước Mỹ vĩ đại trở lại" .


Hồ Đông Thuỵ



Không có nhận xét nào