Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Một bài viết tiếng Anh phân tích về người Minh Hương mà bạn rất nên đọc.

Một bài viết tiếng Anh phân tích về người Minh Hương mà bạn rất nên đọc. Đó là bài viết Interests, Institutions, and Identity: Strategic Ada...

Một bài viết tiếng Anh phân tích về người Minh Hương mà bạn rất nên đọc.

Đó là bài viết Interests, Institutions, and Identity: Strategic Adaptation and the Ethno-evolution of Minh Huong (Central Vietnam), 16th–19th Centuries của thầy Charles Wheeler, mà bạn có thể tải tại đây >> https://www.academia.edu/23108753/Interests_Institutions_and_Identity_Strategic_Adaptation_and_the_Ethno-evolution_of_Minh_Huong_Central_Vietnam_16th_19th_Centuries.

Bài viết này phân tích khá sâu về nguồn gốc, sự ảnh hưởng và sự thịnh suy của người Minh Hương tại Việt Nam.  Mình chưa được đọc bài viết nào của các thầy cô bên Việt Nam viết được như vậy.

Đọc kỹ lại bài này, mình mới hiểu vì sao mình cảm thấy khó hiểu với dạng kiến thức chung chung về người Minh Hương của các học giả Việt Nam.  Ví dụ, khái niệm "Sau đó, khái niệm người Minh Hương được hiểu là những thế hệ người lai, thường là cha Hoa mẹ Việt" mà thầy Huỳnh Ngọc Đáng đưa ra (xem >> https://www.facebook.com/brian.wu.121772/posts/2110618385855779).  Bởi vì trong toàn bộ bài viết này, thầy Wheeler đã đưa ra rất nhiều những phân tích để backup cho điều mà thầy muốn nêu ra, khi ta bàn về danh từ Minh Hương, đó là "Scholars who study the Minh Hương commonly belong to one of three disciplines—Vietnamese, Chinese, or Overseas Chinese studies—all of which either accept the community’s self-identity as Chinese political exiles or refugees intent on eventual return or identify them by one of the Sino-indigène labels (mestizo, créole, hybrid, etc.) that fall under the Overseas Chinese rubric. This uncritical acceptance of the group’s self-identity, assumptions about the group’s ethnicity, and the urge to categorize has ensured that the true measure of Minh Hương wealth, power, and influence, manifested through the functions that made them essential to Vietnamese elites and maritime entrepreneurs, remains unrecognizable or misunderstood. That’s because, to put it another way, the historical significance of the Minh Hương did not depended on who they were, but rather on what they did. Indeed, there is more to the name Minh Hương than meets the eye.".

Bạn đọc kỹ bài này, bạn hiểu rất rõ khái niệm Minh Hương đã thay đổi theo thời gian, chứ nó không chỉ là một khái niệm chung chung "người Minh Hương là những thế hệ người lai, thường là cha Hoa mẹ Việt" (vì như mình có nêu ra, là trong sử Đại Nam Thực Lục, các sử gia Việt Nam viết đầy về những chữ Minh Hương, Thanh nhân, Đường nhân, chứ không phải bạ đâu cũng viết Minh Hương như bạn hoặc có thể rất nhiều các vị học giả Việt Nam thường nghĩ).  

Bài viết này cũng cho ta thấy rõ, ấy là người Minh Hương còn có mặt tận ngoài Bắc thời Đàng Ngoài, chứ không chỉ giới hạn trong Đàng Trong ở miền Nam (bạn đọc đoạn "Vestiges of Minh Hương villages (called Minh Hương xã)—including inscriptions, placards, bells, urns, and written records—can be found in or around the towns once active in the sea trade that thrived along the Vietnamese littoral during the early modern era. ... In recent years, however, scholars have acknowledged the presence of villages like Phố Hiến and Phú Thạch in the northern domain of Tonkin (V: Đàng Ngoài), ruled by the Trịnh clan, the rival of the Nguyễn ...".  Và những danh từ Tang Market mà mình nghĩ tiếng Việt là phố Đường / Đường thị đã có từ lúc Minh suy Thanh thịnh bên Nhật Bổn, và chữ Đường này, ngày nay ta còn thấy trong các địa điểm có tên Đường nhân nhai 唐人街 hay còn được biết với tên tiếng Anh là Chinatown ở khắp nơi trên thế giới.

Đọc bài viết này, bạn thấy người Tàu thời Minh suy Thanh thịnh, họ đã đi khắp nơi ở Đông Nam Á, và họ có mặt ở khắp nơi, và như mình có viết, những nghiên cứu ngoài này đã cho biết là ngài Dương Ngạn Địch đã tới khu vực Mekong khi còn phò chúa bên Đài Loan, chứ không phải chỉ đến Mekong sau khi tới Quảng Nam xin tỵ nạn.  Và bài viết này cũng chỉ ra rất rõ, là trước năm 1698, người Minh Hương gần như thống trị việc giao thương khu Mekong miền Nam Việt Nam ngày nay.  Và bạn để ý, là thầy cũng chả đả động gì tới việc mà các học giả Việt Nam khi viết về miền Nam lúc nào cũng viết đầy vô như rất tự hào, đó là sự chúa Nguyễn lập 2 sở thuế gì đấy. 

Và qua từng giai đoạn phát triển song song với lịch sử Đàng Trong, lịch sử thịnh suy của người Minh Hương được viết rất rõ trong bài phân tích này.  Rõ ràng như mình hiểu, người Minh Hương ban đầu đã gia nhập vào xã hội Đàng Trong là một tầng lớp cao trong xã hội, tách biệt hẳn với những người Tàu (TQ) đã đến Việt Nam trước đó.  Và sự gia nhập vào xã hội Việt Nam đã dẫn đến sự thiết yếu - đó là họ lấy vợ người Việt và sinh con đẻ cháu có dòng máu Việt Nam.  Theo mình biết, sự lấy vợ địa phương này không chỉ trong cộng đồng người Tàu (Minh Hương) ở Việt Nam, mà còn ở khắp nơi ở Đông Nam Á như ở Mã Lai, ở Philippine chẳng hạn.  Nhưng danh từ Minh Hương như thầy Wheeler đã phân tích trong bài này, chắc không thể nào chỉ bị giới hạn dạng chung chung dạng "thế hệ con Tàu lai", mà chúng ta cần phân tích Minh Hương theo thời gian và sự ảnh hưởng / thịnh suy của cộng đồng này trong lịch sử Việt Nam.  Và thầy Wheeler chỉ ra rất rõ là có cả những người Minh Hương đã ăn mặc theo y phục của người Việt mà mình xưa nay chưa thấy có học giả Việt Nam nào viết về điều này (ví dụ người Minh Hương xưa thời chúa Nguyễn có diện áo dài khăn đống không ? Còn các vị ban quý tế trong đình chùa ngày nay ví dụ ở đình Minh Hương Gia Thạnh Sài Gòn diện áo dài khăn đống thì mình xin miễn bàn vì xem ra có thể các vị này có thể là người Việt hoặc giả các vị một chữ Nho bẻ ra cũng không biết dù biết lạy đủ thứ khi cúng đình dạng chỉ biết làm theo những gì người ta dạy lại).

Và đáng nói hơn, theo thầy Wheeler, là tầng lớp người Minh Hương thời sơ Nguyễn Đàng Trong, họ đã để tóc dài theo kiểu nhà Minh và lấy tên 2 chữ (đoạn "Chinese who remained loyal to the vanished Ming dynasty set themselves apart from the majority of Chinese who accepted the new Qing dynasty by wearing Ming-style hair and dress and adopting the two-character name").  Mình đang tìm hiểu thầy Wheeler viết về tên 2 chữ mà liên quan tới nhà Minh là ra sao ? Không hiểu ý thầy là tên 2 chữ dạng last name (tên họ) + first name (tên riêng) dạng Trương Khánh 張慶, hay là thầy chỉ giới hạn tên riêng có cả tên lót, dạng 3 chữ Trương Vĩnh Khánh 張永慶 ?  

Tại sao mình muốn tìm hiểu ? Bởi vì theo mình biết, những dòng tộc người Tàu ở Việt Nam, phần lớn họ đều có tên lót cả.  Tên lót, hay tiếng Anh còn gọi là generation name, là một đặc điểm rất quan trọng trong việc người trong cùng một dòng tộc người Tàu hiểu rõ mối quan hệ thứ bậc giữa 2 người nói chuyện với nhau, dạng như tên lót Đế hệ Thi mà vua Minh Mạng đã ban cho dòng họ Nguyễn Phước để phân biệt thứ bậc mà bạn biết.  Nếu đúng là tên 2 chữ nghĩa là tên lót + tên riêng, thì mình thấy những gia tộc mà mình biết (qua quan hệ của ba má), ai cũng mang tên lót + tên riêng và phần lớn ông bà họ qua Việt Nam từ thời nhà Thanh mà ? Vụ generation name này là một truyền thống rất đặc trưng của người Tàu ? Không biết có thật là người nhà Thanh (không phải người hoàng tộc Mãn Châu mà là người Tàu sống dưới sự cai trị của nhà Thanh bên Trung Quốc) KHÔNG mang tên 2 chữ dạng tên lót + tên riêng không ? Tại mình về Tàu vài lần, thấy những người bà con xa bên đó đều mang tên lót của dòng họ cả, tức là dạng 3 chữ Trương Vĩnh Khánh 張永慶 ? Mình thấy có cả bài viết về tên họ người Hoa (to be understood as Chinese generally) tại đây >> http://rcin.org.pl/Content/57724/6.%20Kaluzynska.pdf, còn viết rõ là lệ đặt tên của người Hoa đã có từ rất xưa, nên không hiểu vụ tên hai chữ nhà Minh là ra sao ?  Mình thấy nhà Minh có ngài Chu Nguyên Chương / Chu Doãn Văn rồi hầu như các vua quan nhà Minh đều tên 3 chữ mà, nên không hiểu ý thầy Wheeler khi viết người Minh Hương giữ tên 2 chữ là ra sao ? Có gì xin bạn Van Cao cho ý kiến luôn.

Và không hiểu từ đâu mà thầy Wheeler lại cho rằng thời vua Minh Mạng, triều đình ra dụ là người Minh Hương phải là cha Hoa mẹ Việt, đoạn "Two years later, he went even farther. He ordered a reclassification of MinhHương along ethnic lines. Redefining Minh Hương as the descendants of a Chinese father and Vietnamese mother, Minh Mạng forbid all expatriate Chinese to return to China with their wives or children, and forbid Qing dress. Furthermore, he reiterated: “each time a people comes to trade, then wherever there are people who want to come, they must have the elder [bang truong] of the Minh Huong write a letter of guarantee." ?

Theo thầy Wheeler là thầy trích từ bộ Minh Mạng Chính Yếu quyển 6 trang 241, nhưng mình tra thì phần này không có viết gì về vụ cha Hoa mẹ Việt gì cả, mà chỉ là vụ người Thanh tới thì cần có Bang trưởng ký tên bảo lãnh.

Và khi mình tra lại sử Đại Nam Thực Lục, trong ấy ghi rất rõ những điều này xảy ra với người Thanh, chứ không phải là người Minh Hương như thầy Wheeler viết.  Người Thanh đã bị cấm với đoạn dưới đây

****

Đệ Nhị Kỷ Quyển LXII năm Kỷ Sửu Minh Mạng 10 (năm 1829), mùa đông tháng 10

Cấm người buôn nước Thanh chở trộm phụ nữ.

Trước kia người Thanh là Đặng Phước Hưng buôn ở Quảng Nam, lấy người con gái ở phố Hội An làm vợ, ngày về chở trộm người vợ về nước. Việc phát giác, giao xuống bộ Hình bàn, xin chiếu lệ đem người và quân khí ra ngoài địa giới và ra biển, giảm một bậc mà xử tội. Phước Hưng thì phát đi sung quân ở nơi biên viễn, người vợ thì phát làm nô ở chỗ nhất định. Nhân xin lập rõ điều cấm : Phàm người Thanh đến ngụ ở  nước ta, ở phố làm dân, đã đăng vào sổ hàng bang, thì mới được cùng dân lấy vợ lấy chồng, bất kỳ đến buôn bán thì đều cấm không cho như thế. Làm trái thì đàn ông đàn bà đều tội mãn trượng, và phải ly dị ; người chủ hôn đồng tội, người mối lái, người bang trưởng và người láng giềng đều tội giảm một bậc. Quan địa phương biết mà cố ý dung túng thì giáng 1 cấp, đổi nơi khác. Nếu nhân thế mà chở đem về nước Thanh thì người đàn ông phát sung quân nơi biên viễn, người đàn bà phát làm nô ở chỗ nhất định, chủ hôn giảm một bậc, người mối, bang trưởng, láng giềng đều tội mãn trượng. Quan địa phương cố ý dung túng, tấn thủ không xét hỏi ra thì quan giáng 4 cấp đổi đi, lính trượng 90, có hối lộ mà dung túng thì kể tang mà trị theo luật nặng.

Đình thần bàn lại, cho là : Bộ Hình bàn định lệ ấy, là muốn cho ngu dân biết mà răn sợ, và người xét hạch có chỗ cầm giữ. Lời bàn ấy là phải. Đến như người Thanh lấy người nước ta sinh con cái mà chở trộm về nước Thanh thì xin cũng nghiêm cấm. Nếu phạm cấm thì người đàn ông, người đàn bà, bang trưởng, và người láng giềng tư tình đều tội 100 trượng ; địa phương cố ý dung túng, và tấn thủ không xét được thì chiếu lời nghị trước mà xử tội. Lại con sinh ra cấm không được bện tóc làm đuôi sam, làm trái thì người đàn ông người đàn bà đều tội 100 trượng ; bang trưởng và láng giềng thì giảm 2 bậc. Vua đều theo cả.

*****

Nên có khi thầy Wheeler đã viết sai, và các nhà nghiên cứu tin theo lời thầy viết, và suy ra rằng người Minh Hương thời vua Minh Mạng đã được phân định rõ ràng là có cha Hoa mẹ Việt là sai luôn chăng ?  Mời bạn Van Cao đọc lại và góp ý kiến luôn.

Còn rất nhiều điều trong bài viết này về người Minh Hương mà ta có thể cùng bàn.  Bạn nên đọc để được nâng cao kiến thức.  Nhưng như thường lệ, bạn thấy đoạn nào nghi ngờ, bạn cũng nên tra lại sử vì không hẳn các thầy Tây phương nổi tiếng viết chính xác 100%.

Ước gì các học giả Việt Nam viết những bài viết như thế này, đầy cứ liệu và phân tích rất rõ ràng, chứ không chỉ viết dạng khái niệm chung chung, dạng 1 bài viết rồi cả ngàn bài khác cũng viết leo theo, không có thêm kiến thức gì mới để học hỏi.

Mời bạn tham khảo.

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks

Brian 












Không có nhận xét nào