Trả lời câu hỏi : Nếu mày là lãnh đạo, mày sẽ làm gì? À cái câu nói này đội dư luận viên của đảng hay chửi tôi này. Tôi nghe nhiều nhưng ...
Trả lời câu hỏi : Nếu mày là lãnh đạo, mày sẽ làm gì?
À cái câu nói này đội dư luận viên của đảng hay chửi tôi này. Tôi nghe nhiều nhưng tôi chán không thèm trả lời vì bản chất của câu hỏi nó mang cái tính chất cùn cặn, ngu xuẩn và thiển cận. Một thằng chân đất như tôi cũng có thể ngồi mà nghĩ ra được là phải thay đổi đất nước như thế nào. Hôm nay tôi trả lời hết các vấn đề để đội dư luận viên lần sau đừng có nói ngu nữa nhé. Nếu là tôi thì tôi có làm được không và làm như thế nào ư? Đây:
1) Thay đổi chế độ chính trị:
Cái chế độ chính trị hiện nay nó là nguồn cơn của mọi vấn đề ở đất nước Việt Nam. Chính nó gây ra cái hậu quả cho Việt Nam ngày hôm nay. Chúng ta đều thấy rằng khi các nước XHCN sụp đổ và thay vào đó một chế độ chính trị mới thì đều phát triển, giàu có vượt bậc và nhiều nước trở thành cường quốc. Nên nhớ rằng phải thay đổi một cách thực sự, nghiêm túc chứ không phải như kiểu thằng Nga Putin hay thằng Tàu tư bản đỏ đâu nhé. Một thằng độc tài núp bóng, còn một thằng thì bóng mặt đen lòng. Điều này đã được thực tế chứng minh hàng mấy chục năm qua và không ai có thể chối cãi hay phủ nhận được thành quả mà việc thay đổi chế độ chính trị đã mang lại những điều tốt đẹp cho đất nước họ. Đa nguyên, đa đảng đang là một lựa chọn hàng đầu cho Việt Nam. Dù chúng ta có hơi muộn nhưng giá trị mà chế độ đa nguyên, đa đảng vẫn còn bền vững và trong tương lai cũng chưa thể có một thể chế chính trị nào sáng hơn có thể thay thế nó.
2) Hiến pháp và pháp luật:
Đã thay đổi chế độ chính trị là phải viết lại, sửa đổi cả hiến pháp lẫn pháp luật để cho phù hợp. Chúng ta thấy các nước họ có một xã hội yên bình, tốt đẹp là vì họ thực thi pháp luật tốt, giáo dục con người tốt. Người dân có tinh thần chấp hành hiến pháp và pháp luật cao. Tại sao họ làm được mà ta lại không? Họ lập pháp và hành pháp ra sao thì chúng ta phải học để phù hợp với chế độ chính trị tương đồng. Không có gì là khó cả.
3) Kinh tế:
Vứt ngay cái kinh tế thị trường nhưng gắn đuôi XHCN này đi ngay. Khi thay đổi chế độ chính trị sang đa nguyên đa đảng thì cái mô hình kinh tế này nó không còn phù hợp nữa. Và chính bản thân nó cũng là một dạng quái thai ở hiện tại. Thế giới không có khái niệm về loại hình kinh tế này mà chỉ có mấy ông cộng sản thay áo đổi hình mới có cái trò này để làm xiếc trong nước thôi chứ đi ra quốc tế tôi đố anh Phúc hay anh Trọng dám nói rằng mô hình kinh tế nước tôi là mô hình kinh tế thị trường- XHCN đấy. Mô hình kinh tế tư bản, kinh tế thị trường nó đã chứng minh thành quả tột bậc nhiều chục năm nay rồi. Nó đã giúp các nước khác trên thế giới trở lên giàu có, phát triển tột bậc, đóng góp vào bước tiến của nhân loại và là đầu đàn của thành tựu thế giới. Còn mấy ông kinh tế XHCN hay thị trường gắn đuôi XHCN thì chưa có cái gì gọi là cống hiến cho thế giới . Thằng Liên Xô ngày xưa chỉ có đóng góp về khoa học kỹ thuật quân sự là chủ yếu do nhu cầu chiến tranh chứ thành tựu khoa học cho thế giới cũng hạn chế. Thằng Tàu hiện nay cũng tiên tiến nhưng toàn thành tựu ăn cắp về độ lại, chế cháo chứ không có phát minh căn bản, mang tính bản quyền hay đột phá.
4) Xã hội:
Đã thay đổi chế độ chính trị, thay đổi kinh tế là cũng vứt luôn cái xã hội loạn lạc này đi. Nguồn cơn đầu tiên là phải thay đổi con người. Con người có thay đổi thì xã hội mới thay đổi. Và chỉ có thể thay đổi con người được bằng giáo dục mà thôi. Ngày trước Hàn Quốc họ sao chép nguyên cả một hệ thống giáo dục rất nhân văn, sâu sắc, tiên tiến của Nhật Bản. Và họ đã thành công. Chúng ta nhìn hai nước đó thấy rất tương đồng từ chính trị, kinh tế, xã hội. Và bây giờ Hàn Quốc chẳng thua kém Nhật Bản là bao nhiêu. Họ chịu thay đổi, chịu tiếp thu và đã có những bước nhảy thần kỳ như thế đấy. Tại sao chúng ta lại không? Họ làm được cơ mà. Một thứ tốt đẹp như thế tại sao chúng ta không học mà lại giáo dục nhân dân sống trong thù hận, sùng bái lãnh tụ, lãnh đạo, đảng cộng sản và chế độ?
5) Chủ quyền:
Hiện nay chúng ta đang là một khu tự trị trá hình của Tàu. Hãy nhìn Nhật Bản, Hàn Quốc cũng đâu có xa Tàu mà lại còn giáp ngay thằng Triều Tiên khốn nạn. Sao họ vẫn giữ được lãnh thổ, sao họ không sợ Tàu? Bởi vì họ không bị giàng buộc chế độ chính trị với Tàu. Và họ chơi với ai? Họ chơi với Mỹ và các đồng minh hùng mạnh. Mỹ có lấy của họ tấc đất nào không? Xin thưa là không. Tàu có lấy của ta tấc đất nào không? Xin thưa là rất nhiều từ biên giới đến hải đảo. Vậy thì khi chúng ta thay đổi chế độ chính trị, mô hình kinh tế, thay đổi xã hội thì không còn phụ thuộc hay giàng buộc gì với Tàu nữa. Chỉ là quan hệ làm ăn, hợp tác bình đẳng, công bằng, đôi bên cùng có lợi mà thôi. Và dĩ nhiên chúng ta quan hệ với các nước mà Nhật Bản hay Hàn Quốc đang quan hệ thì vấn đề chủ quyền sẽ được giải quyết. Không có cớ gì mà chúng ta không làm được cả.
Khi thay đổi một đất nước, chúng ta không thể phủ nhận rằng cộng sản nó không có thành tựu, nó có. Nhưng chúng ta sử dụng nó để cho mục đích thay đổi , phát triển chứ không phải là lấy nó làm nền tảng để xây dựng . Từ cơ sở hạ tầng, quân đội cho đến lao động, công chức kinh nghiệm. Nhất là về vấn đề con người. Người có tài năng, kinh nghiệm mà đầu óc nhuộm màu cộng sản thì phải giáo dục, bất đắc dĩ quá không giáo dục được thì bỏ, kể cả quân đội cũng vậy. Thay đổi tư tưởng của họ bằng nhiều cách, thay máu những thành phần ngu trung. Còn bọn công an thì không hi vọng gì bọn này. Khó cải tạo. Các vấn đề như nợ công, các văn bản hợp tác, hội nhập, quan hệ...mà cộng sản đã ký hoặc tham gia thì phải xem xét lại. Lợi thì giữ, dở thì nỏ. Nhất là các văn kiện ký kết với bọn Tàu và anh Trọng là ký hơi bị nhiều.
Trên đây là 5 mảng cơ bản để thay đổi một quốc gia. Chúng ta có thể mất 20-30 năm nữa để có được những thành tựu đó nhưng nó mang tính lâu dài, và là con đường sáng cho dân tộc này. Còn nếu cứ để cộng sản họ thống trị thì vài chục năm nữa vẫn cứ vậy mà thôi. Có khi còn đi lùi như kiểu Venezuela. Mà cái đà này thì đúng là đang lùi thật. Nước càng ngày càng mất, kinh tế càng ngày càng nát. Còn vấn đề thay đổi chi tiết như thế nào thì là cả một khối lượng việc khổng lồ. Cá nhân Nam không thể viết hết được mà cần phải có sự chung tay của cả một dân tộc. Nam chỉ nêu bao quát vậy thôi. Chọn trăm năm nữa tăm tối hay chọn vài chục năm để tỏa sáng????? Nhưng cái vấn đề là phải lật đổ chế độ này đi đã. Mà Nam đã nói rồi, cái dân tộc này phải đói ngao ngán hết với nhau, phải bị bòn Tàu nó đập như những con chó thì mới vùng lên được. Còn không thì cứ từ từ. Lúc nào cũng đòi hỏi tổ chức, lãnh đạo kiệt xuất. Nhưng với cái thói vô cảm, ích kỷ, bàng quan của nhiều bộ phận người dân hiện nay thì tổ tức hay lãnh đạo kiệt xuất có xuất hiện mà bị cộng sản nó giết thì cũng kệ mẹ mày, đếch liên quan gì đến tao. Nói thế cho nó vuông. Chưa khát nước thì có đem nước đường đến nó cũng đổ đi mà thôi. Haizzz.
Nguyễn Việt Nam
Không có nhận xét nào