Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

NGƯỜI DÂN VIỆT NAM VẪN CHƯA THOÁT KHỎI TƯ TƯỞNG CỦA MỘT NHÀ NƯỚC CAI TRỊ.

NGƯỜI DÂN VIỆT NAM VẪN CHƯA THOÁT KHỎI TƯ TƯỞNG CỦA MỘT NHÀ NƯỚC  CAI TRỊ. Để có một nhà nước phục vụ nhân dân, không thể chỉ nói bằng miệng...

NGƯỜI DÂN VIỆT NAM VẪN CHƯA THOÁT KHỎI TƯ TƯỞNG CỦA MỘT NHÀ NƯỚC  CAI TRỊ.

Để có một nhà nước phục vụ nhân dân, không thể chỉ nói bằng miệng mà phải tạo ra một cơ chế. Cơ chế đó chính là sự cạnh tranh của các mặt đối lập. Thủ tiêu đối lập chính là thủ tiêu sự phục vụ và hình thành nên nhà nước cai trị.

Lấy ví dụ rõ ràng dễ hiểu đó là nếu chỉ một cái bệnh viện chữa bệnh thì bác sĩ tha hồ chửi mắng, quát nạt bệnh nhân. Nhưng khi có hai bệnh viện cùng cạnh tranh thì ban giám đốc phải vắt óc suy nghĩ làm sao , cải tiến làm sao để phục vụ bệnh nhân tốt nhất nhằm thu hút khách, tăng doanh thu, từ đó  có thể tồn tại.

Tương tự một chiếc xe bus, một tiệm nails, một doanh nghiệp phục vụ khách không thể tốt được. Họ sẽ tùy tiện tăng giá, chất lượng phục vụ kém nhưng vẫn nghiễm nhiên tác oai tác quái vì người dân không tìm được dịch vụ tốt hơn.

Người Mỹ đã sớm nhận ra điều này nên khi tìm ra châu Mỹ họ đã đưa quy luật cạnh tranh vào tất cả  các mặt chính trị, kinh tế , văn hóa, khoa học kỷ thuật.... Chính quy luật này làm nền tảng cho sự phát triển bền vững chỉ có tiến chứ không lùi.

Trong chính trị nếu chỉ có một đảng nắm quyền thì sẽ không cần cạnh tranh để thu phiếu người dân. Và như thế người dân buộc phải chấp nhận những chính sách tồi, lỗi thời để  hình thành nên những chính quyền thối nát. Thế nhưng khi có hai hay nhiều đảng đối lập bên trong thì các chính trị gia đối lập sẽ ngày đêm mất ngủ, vắt óc suy nghĩ nhằm tìm ra các chính sách phục vụ nhân dân tốt hơn để  đánh bại đối thủ, giành lại chính quyền trong hòa bình. Người dân chính là kẻ được  hưởng lợi nhất.

Ví dụ bà Hillary sau khi thất cử tổng thống 2 lần sẽ cùng bộ tham mưu của mình rút kinh nghiệm, thăm dò , nghiên cứu nguyện vọng của dân thật kỷ để  thiết kế ra những chính sách phục vụ dân có thể đánh bại đảng cộng hòa trong lần bầu cử tới. Do vậy thất bại nhiều lần thì sẽ có kinh nghiệm hơn và dân sẽ chờ mong những phát kiến chính trị hiệu quả hơn để  cải tổ bộ máy chính quyền.

Nhưng người dân Việt do thần tượng hóa một cá nhân một đảng phái nào đó không hề nhận ra sự cạnh tranh này. Họ chỉ muốn đảng phái, cá nhân mà họ yêu thích triệt tiêu cá nhân, đảng phái còn lại để độc tôn vĩnh viễn nắm quyền. Nhưng chính họ đã làm hại mình. Bởi khi độc  tôn nắm quyền rồi cá nhân, đảng  phái ấy sẽ tha hóa vì không cần cạnh tranh và chẳng có ai kiểm soát nữa. Nhà nước  cai trị tha hồ đàn áp đối lập, đàn  áp nhân quyền để  hình thành nên các "trại súc vât".

Nền văn minh sông Hồng của miền Bắc Việt Nam là nền văn minh lúa nước thấm sâu văn hóa của nhà nước cai trị trải qua hơn 2000 năm dưới chế độ phong kiến. Năm 1945, một nhà nước cai trị của cộng sản ra đời thuyết phục được phần lớn cư dân sống ở nền văn minh này. Đến năm 1954, khoảng 1 triệu người không chịu được chính sách cai trị của cộng sản vào Nam để trốn tránh.Thế nhưng khác với người Mỹ đưa  tư tưởng phân quyền, cạnh tranh giữa các mặt đối lập vào điều hành xã hội ,nền văn minh sông Hồng này vẫn thiết lập nên nhà nước cai trị mới.

Họ chỉ chống cộng sản chứ không chống các hình thức tổ chức ,bộ máy cai trị. Họ vẫn đàn  áp đối lập, tôn sùng lãnh tụ, thiết lập một tôn giáo độc  tôn. Chỉ có điều là dân miền Nam sáng suốt hơn dân miền Bắc ở lại nên nhà nước cai trị đó sớm sụp đổ. Tuy vậy nhà nước phục vụ mà người dân miền Nam thiết lập nên chỉ tồn tại được có 8 năm vì dân Mỹ quá chán nền văn minh nước Việt, không chịu cung cấp tiền thuế để tạo ra nhà nước này nữa. Từ đó nền văn minh sông Hồng của những người miền Bắc ở lại sau 1954 tiếp tục tràn khắp cả nước hình thành nên nhà nước cai trị cộng sản hiện nay.

Thế nhưng những người miền Bắc ra đi vẫn chưa cam chịu thất bại. Dù sống ở xứ tự do nhưng họ vẫn mong sẽ có ngày thiết lập lại nhà nước cai trị của nền văn minh sông Hồng đã một thời  dang dở của họ.

Dương Hoài Linh



Không có nhận xét nào