Những "con cừu" và chiếc xe hơi. Xe hơi ở nước ngoài là dùng để làm phương tiện giao thông một cách đúng nghĩa. Còn ở Việt Nam...
Những "con cừu" và chiếc xe hơi.
Xe hơi ở nước ngoài là dùng để làm phương tiện giao thông một cách đúng nghĩa. Còn ở Việt Nam, xe hơi là cả một ước mơ. Cái ước mơ mang tên "giải quyết khâu oai" hơn là để đi. Nhiều người mua xe để đi cho nó oai, cho nó oách, cho mặt nó vênh, cho nó lủng lẳng cái chìa khóa treo ở cạp quần là có chứ không phải không có. Dù là để oai hay để đi thực sự thì vẫn cứ phải chịu cái giá "bị bóc lột" . Từ giá xe, phí các loại lưu thông hàng năm cho đến nhiên liệu. Để xem chúng ta bị bóc lột theo kiểu thuế chồng thuế thế nào nhé:
Hiện nay, ô tô cá nhân bán trên thị trường trong nước phải chịu 3 loại thuế bắt buộc, gồm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng.
Với thuế nhập khẩu, từ 1/1/2018 ô tô nhập khẩu nguyên chiếc trong khu vực ASEAN về Việt Nam giảm xuống mức 0%, ngoài khu vực ASEAN vẫn phải chịu thuế từ 50-70%. Còn xe lắp ráp trong nước, nếu DN nào đạt doanh số bán 8.000 xe/năm trở lên cho tất cả các mẫu và riêng một mẫu đạt 2.000 xe/năm thì bộ linh kiện nhập khẩu được hưởng thuế 0%. Những DN không đạt doanh số quy định như trên vẫn phải chịu mức thuế từ 5-14%.
Với thuế tiêu thụ đặc biệt, xe chở người dưới 10 chỗ đang chịu từ 35-150% tùy dung tích xi lanh. Tiếp đến là thuế giá trị gia tăng, các xe cùng phải chịu mức 10%.
Điều đáng nói là các loại thuế này lại đánh chồng lên nhau. Một chiếc xe nguyên chiếc, hoặc bộ linh kiện về cảng, đầu tiên sẽ bị đánh thuế nhập khẩu căn cứ trên giá nhập và sau đó thuế tiêu thụ đặc biệt, đánh trên giá nhập cộng với thuế nhập khẩu. Cuối cùng là thuế giá trị gia tăng, đánh trên giá nhập đã có thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt. Vì vậy, giá xe bị đẩy lên rất cao. Theo tính toán, thuế chiếm tỷ lệ từ 40-60% trong giá bán một chiếc xe con có dung tích xi lanh dưới 3.0L hiện nay.
Còn dòng xe có dung tích từ 3.0L trở lên đang phải chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt cao từ 90-150%, đẩy giá xe tăng cao ngất ngưởng, trong đó thuế có thể chiếm từ 60% đến hơn 100% giá bán xe.
Chẳng hạn, một chiếc xe giá rẻ nhập khẩu từ Ấn Độ có giá 4.000 USD, tương đương gần 90 triệu đồng, khi về Việt Nam, tính đủ 3 loại thuế trên đã lên đến 11.000 USD, cộng tất cả các chi phí khác như: cước vận chuyển, phí bảo hiểm, phí kiểm định, lãi vay, marketing, lương nhân viên, thuê mặt bằng, lợi nhuận DN,... giá chiếc xe bán ra phải trên 15.000 USD, tương đương hơn 300 triệu đồng. Trong đó riêng 3 loại thuế kể trên đã chiếm khoảng 6.000 USD, tương đơn với 40% giá bán xe.
Còn một chiếc xe Lexus RX350 mới 100%, động cơ 3.5L xuất xứ Nhật Bản nhập chính hãng về Việt Nam giá 40.000 USD, tương đương hơn 900 triệu, sau khi tính đủ 3 loại thuế, giá chiếc xe tăng lên 120.000 USD, cao gấp 3 lần giá gốc. Đấy là chưa kể đến các chi phí khác và lợi nhuận của DN. Với chiếc xe này, riêng thuế đã chiếm 80.000 USD.
Với xe sản xuất lắp ráp trong nước cũng tương tự. Một chiếc Toyota Altis có dung tích xi lanh 1.8L, số tự động, giá niêm yết 733 triệu đồng thì trong đó thuế cũng chiếm gần 50%, tương đương với 350 triệu đồng. Nhà sản xuất và đại lý chỉ thu về khoảng 380 triệu đồng.
Mới đây, Công ty Vinfast vừa ra mắt 3 mẫu xe mới và công bố giá 1,818 tỷ đồng dành cho chiếc Lux SA 2.0 (SUV); 1,366 tỷ đồng Lux A 2.0 (sedan) và 423 triệu đồng cho Fadil 1.4L, chưa có thuế giá trị gia tăng (VAT). Với mức thuế nhập khẩu bộ linh kiện khoảng 14% và thuế tiêu thụ đặc biệt từ 35-40% thì hai loại thuế này đã chiếm từ 30-35% giá bán xe, tương đương với trên 600 triệu đồng cho mẫu Lux SA 2.0, gần 500 triệu đồng cho mẫu Lux A 2.0 và khoảng 120 triệu đồng cho mẫu Fadil 1.4L.
Thời gian đầu, công ty bán giá ưu đãi 1,136 tỷ đồng với Lux SA 2.0, 800 triệu đồng với Lux A 2.0 và 336 triệu đồng với Fadil 1.4L. Chỉ tính riêng thuế tiêu thụ đặc biệt chiếc Lux A 2.0 đã phải “gánh 228” triệu đồng, Fadil “gánh” 87 triệu đồng, còn Lux SA 2.0 thì nhiều hơn...
Như vậy kể cả sau này hội nhập CPTPP thì ước mơ xe hơi của nhiều người vẫn cứ là ước mơ. Ba bốn trăm triệu mua chiếc xe thì Nam nghĩ nó cũng đơn giản với nhiều người. Ngay cả Nam cũng vậy. Tuy nhiên cay một cái là mình lẽ ra chỉ mất 100 triệu hoặc hơn một chút cùng lắm là 150 triệu thì lại phải bỏ ra ba bốn trăm để mua. Tự nhiên đi cúng tiền cho chúng nó thấy cũng ức chế nên không thèm mua nữa. Nói ngay như Nam, làm cả năm được vài trăm bạc. Nhằng cái biếu không cho chúng nó 2/3 mồ hôi nước mắt của cả năm. Không biết mấy người dành dụm cả nhiều năm thì cảm giác sẽ thế nào nhỉ? Tức bỏ mẹ ra chứ cái bọn nhà nước nó không làm mà nó ăn lắm thế. Ăn nhiều hơn nhà sản xuất. Haizz. Lại tiếp tục đi xe máy, chứ để chúng nó xén lông cũng cay lắm. Chấp nhận vậy😬.
Nguyễn Việt Nam
Không có nhận xét nào