Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

NỢ XẤU:NGÂN HÀNG VÀ BONG BÓNG BẤT ĐỘNG SẢN

Nợ xấu:Ngân hàng và bong bóng bất động sản:    ??????TIỀN DÂN SẼ MẤT HAY CÒN???????    Qua kết quả kiểm toán 10 tháng đầu năm ở 22 ngân hàng...

Nợ xấu:Ngân hàng và bong bóng bất động sản:
   ??????TIỀN DÂN SẼ MẤT HAY CÒN???????
   Qua kết quả kiểm toán 10 tháng đầu năm ở 22 ngân hàng thì có tới 16 ngân hàng có "nợ xấu gia tăng", 4 ngân hàng còn lại cũng có nợ xấu nhưng chắc giữ nguyên hoặc giảm chút ít vì không thấy nói gì. Việc giải quyết nợ xấu tại những ngân hàng này rất khó khăn và sức mua nợ xấu ngân hàng là rất kém.

    Cái đáng nói là nợ xấu phần lớn lại nằm trong lĩnh vực bất động sản. Có những ngân hàng mạnh tay cho vay đến 70-80% tổng giá trị dự án nhưng lại chẳng quan tâm là chủ đầu tư có sử dụng đúng mục đích hay không, dòng tiền chảy về đâu. Có những dự án cầm cố từ  vài trăm cả ngàn tỷ nhưng bán ra thì lại không ai mua. Đơn cử như dự án Sài Gòn One Tower bán ra 7000 tỷ nhưng chẳng ai mua và vẫn trùm mền, đắp chiếu để đó. Nếu thị trường bất động sản không thanh toán được đống hàng tồn kho khổng lồ kia thì nợ xấu của ngân hàng sẽ càng ngày càng phình to. Mà tiền đó là tiền của khách hàng gửi vào.

    Thị trường bất động sản cuối năm rất ế ẩm. Bên nhà nước đã bơm quá nhiều tiền để kích cầu thị trường này. Cộng thêm nạn xây dựng tràn lan khiến nguồn cung vượt cầu. Giá nhà quá cao so với thu nhập của người có nhu cầu thực sự nên dân đến tình trạng thừa mứa, ế ẩm và tạo ra bong bóng rất căng. Thêm vào đó là tình trạng tăng lãi xuất ngân hàng càng khiến các con nợ gặp áp lực lớn hơn trong việc trả nợ dân đến có nguy cơ phá sản hoặc thua lỗ rất lớn. Tình hình chung như thế thì nếu bất động sản vỡ trận thì ngân hàng sẽ đi về đâu? Nếu các ngân hàng chủ quan không trích lập và sở hữu quỹ dự phòng tốt thì sẽ đối phó với khoản nợ xấu kéo dài ấy như thế nào. Thời gian vừa qua, các ngân hàng liên tục đua nhau phát hành trái phiếu khiến ngân hàng nợ lại càng thêm nợ. Tương lại nào cho ngành ngân hàng? Thảo nào anh Phúc đi Nhật Bản có đánh tiếng rao bán ngân hàng yếu kém là có lý do của nó cả. Nhưng ngân hàng yếu kém, ôm một đống nợ xấu mà lại neo vào nền kinh tế yếu kém, thiếu nội lực thế này thì liệu có ai mua không ? Và tiền gửi của khách hàng sẽ bay đi đâu mất nếu hai chữ "phá sản" ngân hàng được công bố?

     Ta thấy giá nhà đất quá cao, người dân có nhu cầu thực sự thì nhiều nhưng khó có thể mua nổi. Nếu mua nợ thị cái bẫy kinh tế mà ngân hàng giăng lên đầu họ là rất khủng khiếp. Vậy thì tình trạng giải quyết được bong bóng bất động sản là rất khó. Bất động sản chết sẽ kéo theo ngân hàng chết. Mà không chết thì cũng hết hơi thôi. Chết ở đây là chết dân, phá sản cùng lắm thì chúng nó đi tù là xong. Nợ xấu không bán được thì lấy gì trả cho khách hàng. Tiền còn lại trong ngân hàng thì không có bởi vì đã là ngân hàng thì dòng tiền phải chảy trong thị trường thì mới sinh lời được kể cả tiền lãi. Liệu có thu hồi kịp để trả lại cho người dân và có thể trả hết được cho mọi người hay không hay mỗi người một ít? Ngân hàng nhà nước có bảo lãnh không? Trả bằng cách nào? In thêm tiền ư? Lấy từ các quỹ xã hội ư? Giật chỗ này đập chỗ kia ư? Bấp bênh lắm, nguy hiểm lắm. Vậy nên tiền gửi của khách hàng đang đứng ở bờ vực một mất một còn đấy.

Nguyễn Việt Nam



Không có nhận xét nào