Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

NÓI NHÂN QUẢ BÁO ỨNG CÓ LÀ ĐỘC MỒM ĐỘC MIỆNG?

NÓI NHÂN QUẢ BÁO ỨNG CÓ LÀ ĐỘC MỒM ĐỘC MIỆNG? Một người không dám bình luận trên trang tôi, nhưng lại bình trên một trang share từ trang tôi...

NÓI NHÂN QUẢ BÁO ỨNG CÓ LÀ ĐỘC MỒM ĐỘC MIỆNG?

Một người không dám bình luận trên trang tôi, nhưng lại bình trên một trang share từ trang tôi, rằng người ta đã chết vì tai nạn mà nói "nhân quả báo ứng" là độc mồm độc miệng.
Hu hu. Nói nhân quả báo ứng mà là độc mồm độc miệng thì đức Thích Ca là người độc mồm độc miệng nhất. Đến mức Phật giáo Đại thừa còn độc mồm độc miệng hơn khi nghĩ ra cả Thập điện Diêm Vương với những hình phạt khốc liệt đến mức ai lỡ gieo nhân ác đều sợ hãi cho đến chết vẫn còn sợ hãi.
Tai nạn có loại đáng thương tâm vì ngẫu nhiên hoặc bị người khác hại. Chứ còn đã gây tai nạn rồi bỏ chạy, tức hại người (kể cả hại bằng trò bắc loa tra tấn cho cả làng bị tâm thần) rồi đến lượt mình bị trời hại, thậm chí bị người khác hại là tất yếu, đáng được phơi ra cho mọi người biết quả báo nhãn tiền để mỗi cá nhân có trách nhiện tự ngăn chặn cái ác. Đó là đạo trời. Đạo trời cao hơn mọi thứ đạo đức ở đời.
Đạo đức ở đời do con người tạo ra. Theo Kierkegaard đó mới chỉ là thứ luân lý tầm thường, thậm chí sai lạc. Chẳng hạn, "nghĩa tử nghĩa tận" của người Việt chỉ là thứ luân lý rất cảm tính của chủ nghĩa tình cảm sướt mướt, đến mức như nhà thơ khóc cho cả con ruồi rơi vào bát canh. Thứ luân lý ấy dễ biến kẻ thiện trở thành đồng lõa với cái ác.
Nhân quả báo ứng của nhà Phật rõ ràng cao hơn mọi luân lý ở đời. Ở đó không có chủ nghĩa tình cảm sướt mướt mà là một trí huệ cao vời, nắm chắc tính tất yếu của quy luật và vận mệnh của một cá nhân, thậm chí một cộng đồng, dân tộc. Giác ngộ được điều này, mỗi người sẽ tự giải phóng khỏi luân hồi nghiệp chướng và hướng đến sự toàn thiện.
Chu Mộng Long
(Đọc bài tiếp: Nhân quả báo ứng: Trường hợp thằng Ổn)



Không có nhận xét nào