Phong tỏa Trung Quốc trước G20. Để nhằm đạt được các mục tiêu chính của mình trong vòng đàm phán song phương với Tập Cận Bình, ông Trump ...
Phong tỏa Trung Quốc trước G20.
Để nhằm đạt được các mục tiêu chính của mình trong vòng đàm phán song phương với Tập Cận Bình, ông Trump đã tung chiến dịch phong tỏa khá toàn diện đối với Trung Quốc. Cả về mặt kinh tế lẫn quân sự nhằm đưa Trung Quốc vào thế đàm phán khi bị dí súng vào đầu.
Thời gian qua đã có tàu chiến của Mỹ và đồng minh tiến vào Biển Đông. Sau đó tiếp tục là chuyến viếng thăm bằng của tàu hải quân Mỹ đến cảng Hongkong. Ngay ngày hôm qua thì hai tàu chiến của Mỹ lại tiếp tục tiến vào eo biển Đài Loan. Hiện tại ở khu vực Biển Hoa Đông cũng đều có sự hiện diện quân sự của Mỹ và đồng minh. Đây là một chiến dịch bao vây, gây áp lực quân sự cho Trung Quốc của ông Trum.
Về mặt kinh tế: Ông Trump đã cứng rắn cảnh báo sẽ tiếp tục tăng mức thuế theo đúng lộ trình và có khả năng rất cao sẽ áp thuế lên toàn bộ hàng hóa của Trung Quốc. Thêm vào đó là một lời đe dọa sẽ áp thuế lên ô tô làm cho các lãnh đạo của các quốc gia cũng như các tổ chức lớn trên thế giới như WTO, IMF hay EU đều phải đau đầu và đưa ra lời cảnh báo về một hậu quả kinh tế, chính trị nghiêm trọng. Việc này theo Nam là nhằm tạo áp lực lên các bên để hối thúc Trung Quốc để nhằm mục đích nước này phải có hành động thiết thực để xuống thang.
Tuy nhiên Tập Cận Bình thì không hề tỏ ra hối cải mà thay vào đó còn đổ thêm dầu vào lửa như việc gặp lãnh đạo Panama, Argentina(sân sau của Mỹ) để thúc đẩy hợp tác kiểu bẫy nợ, một vành đai, một con đường hoặc gia tăng căng thẳng quân sự tại Biển Đông. Vừa rồi vệ tinh có chụp được ở quân đảo Hoàng Sa, cụ thể là ở bãi đá Bông Bay có xây dựng các kết cấu gồm nền kiên cố, pin mặt trời, mái che rada..và một số hành động phô trương sức mạnh quân sự khác. Tập Cận Bình cũng có nói là trong vòng 5 năm tới sẽ tiếp tục mở cửa thị trường đầu tư hai chiều, tăng nhập khẩu với kim nghạch 10000 tỷ USD và bảo vệ sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên lời nói này không được các bên quan tâm đánh giá là có cơ sở thực thi mà chỉ là hứa suông nhằm xoa dịu căng thẳng trước các cuộc gặp song phương và đa phương.
Các bên đang lo ngại rằng G20 sẽ có chung một kết quả như APEC vừa rồi là không ra được tuyên bố chung. Bởi vì mâu thuẫn giữa các bên, giữa các tổ chức như WTO, EU hay, Brexit hay việc Mỹ có ý định rút khỏi hiệp định môi trường sẽ khó có thể tạo ra tiếng nói chung trong cuộc gặp này. Cảnh báo đi kèm các hậu quả nghiêm trọng đến nền kinh tế thế giới cũng như bất ổn chính trị, căng thẳng thương mại song phương cũng như toàn cầu sẽ gia tăng. Nhưng Nam thì lại thích cái viễn cảnh này😬. Nó là một cơ hội và mở ra thêm một tia hi vọng cho Nam và bạn bè cùng chí hướng với Nam trên con đường đã chọn.
Nguyễn Việt Nam
Không có nhận xét nào