Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

QUỸ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI CẠN KIỆT, VIỆT NAM ĐANG ĐỐI MẶT VỚI NGUY CƠ SỤP ĐỔ KINH TẾ LAN SANG CHÍNH TRỊ

QUỸ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI CẠN KIỆT,  VIỆT NAM ĐANG ĐỐI MẶT VỚI NGUY CƠ SỤP ĐỔ KINH TẾ LAN SANG CHÍNH TRỊ Theo công bố của NHNN qũy dự trữ ngoại h...

QUỸ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI CẠN KIỆT,  VIỆT NAM ĐANG ĐỐI MẶT VỚI NGUY CƠ SỤP ĐỔ KINH TẾ LAN SANG CHÍNH TRỊ
Theo công bố của NHNN qũy dự trữ ngoại hối hiện nay của VN là 63 tỷ usd  chiếm 25%GDP đây là tỷ lệ rất cao nhưng không ai tin đây là con số trung thực mà theo dự đoán con số này chỉ vào khoảng từ 20-30 tỷ usd. 



Tại sao lại như vậy?
Lượng ngoại tệ chuyển vào VN phụ thuộc vào các kênh chính như sau: kiều hối, ODA, FDI, xuất khẩu, bán dầu mỏ và các công ty tài chính chuyển vào nhưng tất cả 6 kênh ngoại tệ này đều sụt giảm nghiêm trọng và có xu hướng giảm trong các năm tới đây
+ Kiều hối: Lượng kiều hối của hơn 4 triệu đồng bào hải ngoại gửi về VN đã giảm hẳn so với những năm trước. Lượng kiều hối có vai trò đặc biệt quan trọng với nền kinh tế của VN nó đóng góp đến 8% GDP trong giai đoạn tư năm 2006 – 2017. Theo đánh giá của UNDP lượng kiều hối về VN nhiều gấp 4 lần nguồn vốn ODA trong nước vào năm 2016 và tương đương với lượng FDI đầu tư vào VN năm 2017. Lượng kiều hối của đồng bào hải ngoại đóng góp đến 90% và 10% là từ nhóm xuất khẩu lao động. Kiều bào gửi tiền về Việt Nam có hai mục đích chính là giúp người thân và đầu tư. Với tình trạng kinh tế Việt Nam có quá nhiều rủi ro hiện nay từ nguy cơ phá giá tiền Đồng đến nền kinh tế có thể sụp đổ bất cứ lúc nào, nhiều người không còn muốn đầu tư ở Việt Nam nữa. Một nguyên nhân khác là nhiều người ở Mỹ đặt niềm tin vào sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ dưới triều đại Donald Trump nên họ cảm thấy an toàn hơn khi giữ tiền và đầu tư ở Mỹ.
+ Nguồn viện trợ ODA hiện nay cũng là bi kịch cho VN sau một thời gian dài được nhận viện trợ ODA ưu đãi hiện nay nguồn ODA vào VN gần như là con số không tròn trĩnh khi ông Phúc vác cái mặt mo đi xin viện trợ khắp nơi nhưng hiệu quả vẫn bằng không. Sau vài chục năm vay mượn nguồn vốn ODA dành cho đầu tư phát triển đã  bị đục khoét  không thương tiếc đến nỗi nhà thầu Nhật Bản thi công tuyến Metro Bến Thành – Suối Tiên đã phải thông báo với phía VN nếu không thanh toán 100trieu usd thì họ sẽ dừng thi công trong khi dự án ODA này được phía Nhật Bản cấp cho chính phủ VN. Dự án có trị giá 2 tỷ usd thì phía Nhật đã cho vay 1,8 tỷ usd còn lại 200 triệu usd là vốn đối ứng của VN. Phía Nhật đã giải ngân cho Vn đủ để giải quyết cho nhà thầu nhưng phía nhà thầu Nhật lại bị chậm thanh toán từ Vn. Rõ ràng VN  công bố có 63 tỷ usd dự trữ ngoại tệ tại sao không thể thanh toán nổi 100 triệu usd cho nhà thầu Nhật Bản
+Bán dầu mỏ: Trữ lượng khai thác dầu mỏ của VN đang giảm dần qua từng năm . Theo tính toán thực tế trữ lượng khai thác dầu mỏ ở Vn chỉ còn khoảng 3 năm nữa do hiện tượng suy giảm tự nhiên, cộng thêm giá dầu thô trên thế giới liên tục sụt giảm làm cho nguồn thu từ dầu thô của VN không đạt kế hoạch đề ra do đó khó có thể đóng góp vào việc tăng thu ngoại tệ từ dầu mỏ
+ Các doanh nghiệp FDI mới thì không vào các DN FDI cũ thì có xu hướng rút khỏi Vn. Cuộc chiến thương mại Mỹ Trung đang diễn ra khiến nhiều DN FDI tháo chạy khỏi thị trường TQ nhưng họ cũng không điểm đến là VN do năng lực sản xuất của VN rất kém không đáp ứng được các ngành sản xuất yêu cầu kỹ thuật cao. Thêm nữa số phận của TPP coi như chấm dứt khi tổng thống mới của Mỹ là Donald Trump đã tuyên bố dẹp TPP. Không có TPP, các đầu tư trực tiếp từ nước ngoài chuyển sang các quốc gia khác vì Việt Nam đang mất dần lợi thế cạnh tranh khi chi phí lao động và các chi phí khác tăng cao trong khi năng suất lao động không thay đổi mấy.
+ Xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là các hàng nông sản và thủy hải sản. Tuy vậy, biển ô nhiễm ở miền Trung coi như đặt dấu chấm hết cho ngành xuất khẩu thủy sản nước mặn Việt Nam. Cho dù các sản phẩm thủy hải sản của Việt Nam được đánh bắt từ vùng khác, có thể không bị ô nhiễm, nhưng khó mà thuyết phục được người tiêu dùng và do đó những công ty nhập khẩu sẽ trước hết từ chối các đơn hàng thủy sản của Việt Nam.
+Nguồn thu từ tài chính chuyển vào có được thông qua việc bán các tài sản trong nước cho các tổ chức nước ngoài và vay mượn. Tuy vậy, ngay cả việc bán hết khoảng 10 công ty lớn nhất Việt Nam mà nhà nước đang nắm giữ cũng chỉ đem lại một khoản tiền 7 tỉ đô la Mỹ, thấp hơn nhiều so với con số 12 tỉ đô la mà nhà nước phải trả nợ năm 2016. Vì vậy mà để trả nợ nước ngoài và cân bằng chi tiêu, dù muốn dù không chính phủ sẽ phải vay mượn tiền từ dự trữ ngoại hối. Các kế hoạch vay tiền để trả nợ đã bị hủy bỏ vì Việt Nam khó mà vay được ngoại tệ trên thị trường tài chính vào lúc này, và thậm chí vay được thì mức phí cũng phải trên 10%/năm, khi so với mức hơn 7% năm khi Việt Nam vay qua Credit Suisse cho Vinashin năm 2007.
Các dẫn chứng trên cho thấy rằng nguồn thu ngoại tệ của Việt Nam đang sụt giảm nhanh chóng và khó có thể hồi phục trong khoảng thời gian vài năm trước mặt. Nếu so với các năm trước, khi mà giá dầu ở mức hơn 100 đô la Mỹ/thùng, kiều hối dồi dào, và Việt Nam chưa phải trả nợ nước ngoài nhiều, ngoại hối chuyển về Việt Nam chỉ đủ tròm trèm cân bằng chi tiêu dành cho nhập khẩu. Giờ đây khi tất cả các nguồn đóng góp ngoại tệ đều giảm sút, dự trữ ngoại hối Việt Nam tất phải vơi đi.
Tình trạng cạn kiệt quỹ dự trữ ngoại hối đã vẽ nên một bức tranh đáng sợ tài chính đáng sợ cho  VN do các khoản nợ nước ngoài đã đến ngày đáo hạn mỗi tháng phải trả khoảng 1 tỷ usd, một năm là 12 tỷ usd thì số lượng dự trữ ngoại hối thực tế 30 tỷ usd không đủ trả nợ và nhập khẩu. Chính vì vậy mà NHNN đang tìm mọi cách để huy động 60 tỷ usd và 500 tấn vàng trong dân, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu từ ngày 31/12/2018 sẽ không được vay tiền usd hoặc có vay được thì số lượng cũng sẽ rất ít. Mỗi năm VN thâm hụt thương mại với TC khoảng 50 tỷ usd. Do nguồn dự trữ usd cạn kiệt nên CP ăn hại đã cho thanh toán bằng NDT để giữ lại số tiền này vừa không mất thêm để trả cho TC để nhập hang hóa. Nếu nguồn usd dự trữ không đủ để nhập hang hóa và trả nợ thì VN sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ. Các hang hóa thiết yếu như thực phẩm thuốc men sẽ ngày càng khan hiếm đẩy người dân vào tình cảnh khốn khó.
Sự suy kiệt ngân sách nhà nước bắt nguồn từ sự khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ vài năm trước. Sự khủng hoảng kinh tế trầm trọng kéo theo nguồn thu ngân sách cạn kiệt. Để bù đắp cho ngân sách cạn kiệt nhà nước này tiếp tục hút máu dân bằng cách tăng thuế phí, tăng thuế môi trường đánh vào xăng dầu và chuẩn bị tăng thuế VAT lên 12%, tăng giá điện đánh vào các hộ tiêu dùng.Việc tăng giá xăng, giá điện và thuế VAT sẽ kéo theo sự tăng mạnh của lạm phát, vốn đã cao do nạn in tiền quá nhiều để chi tiêu của chính phủ. Tình trạng bội chi ngân sách lớn , giá trị đồng tiền giảm, tham nhũng khắp nơi… là những lý do để đẩy lạm phát tăng phi mã.Sự tăng mạnh của lạm phát đến lượt nó sẽ kéo theo các bất ổn vĩ mô và khiến nền kinh tế nhanh chóng mất kiểm soát và sụp đổ.
Trên cả hai mặt trận, ngân sách và dự trữ ngoại hối, chính phủ cộng sản VN đang đối mặt với một tình thế hết sức hiểm nghèo và nền kinh tế có thể sụp đổ nhanh chóng trong những tháng ngày tới.(MH 29.11.2018)

Không có nhận xét nào