TẠI SAO NÓI SỰ SỤP ĐỔ CỦA HAI CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI TOÀN TRỊ TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM LÁ TẤT YẾU ? Có ba nguyên nhân quan trọng: a/ Xu thế dân chủ hó...
TẠI SAO NÓI SỰ SỤP ĐỔ CỦA HAI CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI TOÀN TRỊ TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM LÁ TẤT YẾU ?
Có ba nguyên nhân quan trọng:
a/ Xu thế dân chủ hóa của xã hội loài người: Kể từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, vấn đề "ai thắng ai" đã rõ ràng. Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu đã dẫn đến sự sụp đổ của ý thức hệ CNCS, các thể chế chính trị nhà nước chỉ còn ba loại: thể chế chính trị dân chủ, thể chế chính trị hỗn hợp và thể chế chính trị chuyên chế. Các cuộc cách mạng CAM, mùa xuân Ả rập, Ukraine, Myanma, Campuchia... đang chứng tỏ nhân dân thế giới đang khao khát một thể chế chính trị dân chủ. Đó là đà tiến hóa của "bánh xe lịch sử".
b/ Những mâu thuẫn nội tại trong lòng xã hội Trung Quốc và Việt Nam:
- Mâu thuẫn giữa chính sách đất đai của nhà nước với nông dân đặc biệt đã tạo ra một tầng lớp dân oan trên cả nước
- Mâu thuẫn giữa đồng lương không đủ sống, lạm phát tăng, giá cả bất hợp lý và cuộc sống nghèo khổ của người lao động với cuộc sống xa hoa do tham nhũng của một bộ phận đảng viên đặc quyền đặc lợi, nắm hết huyết mạch của nền kinh tế quốc gia.
- Mâu thuẫn giữa trí thức, công nhân, đảng viên hưu trí, bộ đội, học sinh, sinh viên với các chính sách, định chế bất công xã hội trong đó nổi bật là vấn đè cư trú, học tập, phúc lợi xã hội và các chế độ đãi ngộ khác
- Mâu thuẫn của giai cấp công nhân trong các doanh nghiệp với chính phủ và nhà nước.
- Mâu thuẫn giữa nguyện vọng độc lập của dân tộc với chính sách phụ thuộc vào ngoại bang trong đó nổi bật nhất là phụ thuộc kinh tế, văn hoá, chính trị, ngoại giao và việc để mất chủ quyền quốc gia vào tay Trung Quốc.
Sự hoán đổi của cơ quan lập pháp, sự phản loạn của chính quyền đối với những người đã ủy thác quyền lực cho mình, bằng cách tước đoạt quyền sở hữu của họ, chính là mầm mống đầu tiên của sự tan rã.
Khi chính quyền tự đặt mình vào trạng thái chiến tranh với dân chúng bằng việc sử dụng loại bạo lực không có quyền dùng, ra những luật không có thẩm quyền ra, chính là khoét sâu những mâu thuẫn đó
Quá trình đó cũng đồng thời là quá trình tan rã xã hội, mà kết cục sẽ là định hình một xã hội mới, với một chính quyền mới an toàn hơn cho người dân
c/ Phong trào đấu tranh dân chủ lan rộng trên cả nước: Với sự tiếp sức của internet và mạng xã hội những thông tin về một xã hội tự do, một thể chế chính trị dân chủ đang từng ngày từng giờ được cập nhật đến người dân, hình thành nên một tầng lớp cấp tiến, đi tiên phong trong công cuộc đấu tranh đòi dân chủ và nhân quyền. Lực lượng này sẽ lớn mạnh theo thời gian và sẽ là lực lượng lãnh đạo thay thế một khi quyền lực về tay số đông
Trong ba nguyên nhân trên thì nguyên nhân được tạo ra từ các mâu thuẫn xã hội là quan trọng nhất, đóng vai trò quyết định. Bởi các mâu thuẫn được tạo ra trong lòng xã hội là không thể ngăn cản và ngày càng đào sâu thì sụp đổ của thể chế độc tài chỉ là vấn đề thời gian. Nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào tác động một phần nào của phong trào đấu tranh dân chủ trong nước và những chuyển biến của tình hình chính trị thế giới trong đó phải kể đến phong trào dân chủ của một nước lớn bên cạnh Việt Nam, đó là Trung Quốc.
2/ Phương pháp đấu tranh giành chính quyền:
Thế giới hôm nay đã phát kiến ra phương pháp giành chính quyền bằng bất bạo động, "bất tuân dân sự" dựa trên ý niệm của nhà văn Mỹ Henry David Thoreau và được thực tiễn chứng minh là đúng đắn. Đây là một hình thức hoạt động chính trị theo đó, người dân từ chối tuân thủ luật pháp của nhà cầm quyền để tỏ thái độ phản kháng và buộc chính quyền phải thay đổi. Sự bất tuân này hoàn toàn ôn hoà, không sử dụng vũ lực.
Sẽ có người thắc mắc rằng với một chính quyền đầy đủ công cụ bạo lực trong tay, có cả luật pháp, quân đội, công an người dân chỉ bằng hai tay không, chẳng hề sử dụng bạo lực làm sao có thể thành công? Thế nhưng đây là một phương pháp đấu tranh có hiệu quả. Bởi vì với chính quyền có quân đội, công an vũ trang bạo động là tự sát nhưng từ chối đóng thuế, biểu tình, bãi công, tuần hành ngồi nằm hoặc đánh chiếm một khu vực nào đó của chính quyền đếu có thể tạo thành một phong trào phản kháng trên diện rộng và làm suy yếu chính quyền. Vấn đề là người dân phải tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc bất bạo động và kiên quyết vạch mặt các phần tử do chính quyền trà trộn vào dùng vũ khí hoặc bạo động để phá rối.
Tại Ấn Độ trong những năm tháng giành độc lập, phong trào đấu tranh bất bạo động do Gandhi khởi xướng được hưởng ứng nhiệt liệt: Hàng nghìn người tuần hành, biểu tình ngồi, từ chối đóng thuế (để phản đối luật muối của chính quyền thực dân)... Khi bị cảnh sát đàn áp, họ vẫn nhất quyết giữ tinh thần phi bạo lực: Không chống cự, chấp nhận vào tù càng đông càng tốt. Mục đích của họ là thu hút chú ý và giành sự ủng hộ của cộng đồng. Cảnh sát càng hành xử tàn bạo thì sự ủng hộ dành cho phong trào bất bạo động càng có khả năng cao hơn.
Như vậy đây là phương pháp đấu tranh đúng đắn và ít tốn xương máu nhất. Vấn đề là phải tuyên truyền để người dân hiểu đây là cách duy nhất để họ có thể giành lại quyền quyết định số phận và tương lai đất nước mình. Đó là phương châm "Mỗi người dân là một chiến sĩ thông tin"
Dương Hoài Linh
Không có nhận xét nào