Tăng cường XKLĐ: Đảng cười, dân tộc khóc . Ngày hôm qua bên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng một số cơ quan tổ chức hội thảo về v...
Tăng cường XKLĐ: Đảng cười, dân tộc khóc .
Ngày hôm qua bên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng một số cơ quan tổ chức hội thảo về việc thúc đẩy, nâng cao trình độ lao động đi làm thuê, à quên đi làm việc ở nước ngoài. Với các báo cáo tăng trưởng ở thị trường XKLĐ là gần 9%, mở rộng đối tượng đi XKLĐ là các tân "tú tài" dưới hình thức các trường Đại học kết hợp đưa đi theo diện phái cử. Đây là một tấm gương phản chiếu sự thất bại của nhà nước trong việc tạo công ăn việc làm, đảm bảo đời sống cho nhân dân. Và nó cũng là cú vả vào cái mặt thớt ăn xong chỉ vỗ ngực nói phét rằng tao là tài tình của đảng và nhà nước.
XKLĐ càng tăng thì đảng và nhà nước càng vui vì họ đem nhiều ngoại tệ về cho ngân sách. Mà ngân sách thì bọn nào cầm và đục khoét thì mọi người biết rồi đấy. Đấy gọi là buôn dân, ăn trên mồ hôi, nước mắt của đồng bào. Nam cứ hi vọng rằng có một cuộc hội thảo, một chiến lược vĩ mô về nâng cao, mở rộng thị trường việc làm ở trong nước, tăng thu nhập cho người lao động để có thể sống và làm giàu trên chính đất nước mình một cách nghiêm túc nhưng đó chỉ là hình thức. Người dân không có sự lựa chọn ngoài việc phải ra đi với hi vọng thoát nghèo, đổi đời. Có khi được đi lại còn cảm ơn đảng và nhà nước đã cho mình cơ hội đi làm culi và "được tha hương cầu thực". Nỗi đau phải xa gia đình, xa quê hương và vất vả nơi xứ người thì Nam rất thấu. Nhưng cái nỗi đau là của cả dân tộc này là một dân tộc đi làm thuê cho xứ người, và còn làm thuê trên chính đất nước mình thì thấu nổi được không? Cả một nền sản xuất vẫn là một nước gia công. Haizz.
Nam đã chứng kiến những bạn trẻ bị đánh đập, bị chửi mắng, lao động quá sức. Nhất là các bạn trẻ đi XKLĐ theo diện du học sinh. Ngày làm hai ba việc, lại còn phải lên lớp . Và vội miếng cơm là lại lên tàu, đạp xe đi làm. Tối về vội vàng tắm rửa, ăn thật nhanh để ngủ được chóng vánh vài tiếng đồng hồ. Một guồng quay đằng đẵng mấy năm trời như thế để mang về những đồng ngoại tệ cho đảng và nhà nước. Bạn có cầm ngoại tệ về thì kiểu gì nó cũng quay vòng vào ngân sách thôi. Có thay đổi , có khấm khá. Nhưng hết thời gian lao động về thì được bao nhiêu % lao động tìm được một lối đi phát triển? Lại quay về mốc xuất phát với loay hoay đi tìm việc làm trong nước. Nhiều người họ đang sống bên đó, kiếm tiền nhiều giờ về nhà họ chán, việc làm thì không đảm bảo thu nhập, khó sống nên họ lại muốn đi. Họ lại chấp nhận bán tuổi trẻ cho những chuyến bay, những chia cách. Bởi vì họ không tìm được cơ hội ở đất nước của mình.
Đến bao giờ? Câu hỏi là đến bao giờ mới chấm dứt được tình trạng buôn dân này luôn là câu hỏi đau đớn cho dân tộc này. Chế độ này còn thì tình trạng này còn. Và nó còn gia tăng khi mà kinh tế trở nên lao dốc, thất nghiệp trong nước gia tăng. Làm thế nào bây giờ? Loay hoay mãi mấy chục năm nay đâu có giải quyết được gì đâu. Vẫn chia cách, vẫn tha hương, vẫn nhục nhằn. Còn đảng và nhà nước thì hồ hởi, thúc đẩy, mở rộng buôn dân để ôm về những đống ngoại tệ béo bở. Cái gốc của vấn đề phải được nhổ thì dân tộc mới hết nhục nhằn được.
Nguyễn Việt Nam
Không có nhận xét nào