Thu hút FDI, vội đói bốc cả hai tay là chết. FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam. Các dự án này cũng mang ...
Thu hút FDI, vội đói bốc cả hai tay là chết.
FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam. Các dự án này cũng mang lại một số lợi ích nhất định cho Việt Nam như việc làm, đóng góp vào tăng trưởng GDP hay tạo đất kinh doanh, phát triển sản xuất ăn theo cho một số doanh nghiệp phụ trợ. Tuy nhiên lợi ích ta nhận lại cũng chỉ có lương công nhân giá rẻ, lợi ích từ doanh nghiệp phụ trợ khoảng 20% tổng giá trị chuỗi sản phẩm và ít thuế vì khối FDI được ưu đãi thuế, thủ tục hành chính rất nhiều. Nhưng cái hệ lụy lơn nhất là nguy cơ Việt Nam biến thành bãi rác công nghiệp của thế giới. Hiểm họa môi trường bị tàn phá nghiêm trọng mới là điều đáng lo nhất.
Từ năm 2013- đến 2018 tổng lượng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam khoảng 150 tỷ USD. Riêng 11 tháng đầu năm 2018 đã khoảng 30 tỷ USD. Và trong tương lai dự kiến sẽ bùng nổ FDI ở Việt Nam do mở cửa hội nhập CPTPP và một số FTA cũ. Cộng thêm nạn di cư doanh nghiệp FDI từ Trung Quốc sang để lánh nạn chiến tranh thương mại thì con số sẽ tăng lên khủng khiếp. Lý do là giá công nhân rẻ, chi phí cho môi trường thấp và điều kiện đầu tư thoáng nên thu hút rất dễ. Tuy nhiên ngày càng có xu hướng các doanh nghiệp thiên về ngành tiêu tốn tài nguyên, không thân thiện với môi trường như: luyện kim, sửa chữa tàu biển, dệt may, da giày, khai thác và tận thu khoáng sản không gắn với chế biến sâu, sản xuất bột giấy, sản xuất hóa chất, chế biến nông sản thực phẩm, nhiệt điện....
Chúng ta chưa quên, mới chỉ cách đây hơn 2 năm, sự cố môi trường biển tại miền Trung bắt nguồn từ việc Formosa xả thải trái phép đã gây ra những tác hại vô cùng nghiêm trọng. Sau đó, các hành vi gây ô nhiễm môi trường Công ty Mei Sheng Textiles Việt Nam (Bà Rịa - Vũng Tàu) hay Nhà máy giấy Lee & Man (Hậu Giang) cũng được phát hiện...Cái đáng lo ngại nhất là dòng FDI của Trung Quốc. Khi tham gia các FTA và CPTPP thì Việt Nam có hai thế mạnh lớn là dệt may và da dày. Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm sẽ làm cho các doanh nghiệp dệt may, da dày Trung Quốc chạy sang Việt Nam rất nhiều để lánh nạn chiến tranh thương mại. Đặc biệt, bản thân Trung Quốc cũng đang muốn xuất khẩu những công nghệ cũ, lạc hậu từ thế kỷ trước, hỗ trợ cho chiến dịch xuất khẩu nợ, đồng thời, tiến tới một nền kinh tế có hàm lượng công nghệ cao hơn. Điều này khiến chúng ta trở thành bãi rác thải công nghệ cũ và chỗ xả thải độc hại cho Trung Quốc.
Câu hỏi và thách thức đặt ra cho chính phủ của anh Phúc là làm thế nào để chọn lựa các nhà đầu tư gây ít nguy hại cho môi trường cũng như nền kinh tế, đất nước của chúng ta. Nhưng có vẻ anh Phúc cũng không màng vấn đề này mà chỉ thích nhiều tiền chảy vào, đạt được chỉ tiêu tăng trưởng ảo để mị dân chứ không có bận tâm lắm về hiểm họa môi trường, đất nước sẽ biến thành bãi rác của thế giới hay nền sản xuất trong nước bị chết yểu. Khổ dân và khổ các doanh nghiệp trong nước thôi nếu chính phủ của anh Phúc không sáng suốt.
Nguyễn Việt Nam
Không có nhận xét nào