Em phải làm sao? Trộm vào nhà, tốt nhất là ta nên dâng nước mời trà, đưa hết của nả cho nó vì nếu làm im thì nó chém ta chết , còn chống cự,...
Em phải làm sao?
Trộm vào nhà, tốt nhất là ta nên dâng nước mời trà, đưa hết của nả cho nó vì nếu làm im thì nó chém ta chết , còn chống cự, thực hiện quyền tự vệ thì ta phải đi tù.
Qua một số sự việc gần đây cho thấy các cơ quan tư pháp và QH cần thay đổi một số điều luật cần thiết trong trường hợp này, nó ích nước lợi dân hơn nhiều so với việc tốn thời gian cho việc bàn luận sinh viên bán dâm mấy lần.
Mới đây nhất vào khoảng 20h ngày 5/11, tại thị trấn Trần Cao (huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên) một kẻ lạ mặt lẻn vào nhà bà Nguyễn Thị T. (trú tại Phố Cao, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên) thì bị phát hiện nên dùng hung khí chém bà T. chết tại chỗ.
Cùng lúc đó, ông Bùi Ngọc Đ. (hàng xóm nhà bà T.) nghe thấy tiếng kêu cứu của bà này liền chạy sang kiểm tra cũng bị kẻ lạ mặt chém trọng thương.
Điều đónói lên tính hung hãn của kẻ trộm, nếu gia chủ không tự vệ bằng cách tấn công, khống chế kẻ trộm thì có thể bị chúng giết chết hoặc gây tổn hại cho sức khỏe.
Nhưng nếu gia chủ tiến hành quyền phòng vệ thì sao?
Một kẻ trộm bị chủ nhà chém đã được miễn hình phạt tù được bồi thường tiền và kể cả máy để phục hồi chức năng trong khi người bị trộm phải chịu 9 năm tù.
Ngày 1/11, TAND Hà Nội mở phiên sơ thẩm xét xử bị cáo Lê Minh Phương (51 tuổi, ở Bắc Từ Liêm) về tội Giết người, theo điều 123 Bộ luật Hình sự 2015.
Bản án xác định, đêm 23/11/2017, không được bố cho ăn cơm tối, Tú (15 tuổi) trèo qua lỗ thông gió vào cửa hàng tạp hóa của gia đình ông Phương. Tú lục tủ lấy được hơn 20.000 đồng, lấy bánh mì ăn và gây tiếng động khiến chủ nhà phát hiện.
Ông Phương cầm thanh kiếm cũ dài gần một mét chém Tú. Giám định pháp y kết luận Tú bị tổn hại hơn 90% sức khỏe, liệt nửa người trong một thời gian.
ại phiên tòa, ông Phương khai đêm đó vợ đi vệ sinh thấy tiếng động nên gọi ông dậy. Ông từ trên gác xép đi xuống tay không rồi vào góc gần bếp "vơ được cái gì cầm cái đó".
Trong nhà lúc này có 6 người (vợ chồng ông, con dâu và ba cháu nhỏ), nhớ có vụ án kẻ gian vào nhà giết người xảy ra ở trong làng, khi đối mặt "bóng đen" ông "hoảng loạn, run lên không biết gì rồi giơ lên đánh". Căn phòng lúc này chưa bật đèn.
Vịn vào tay bố, mặc chiếc quần dúm dó, bị hại dáng nhỏ thó đứng khai đã xin đừng chém nhưng lúc đó mọi việc xảy ra nhanh quá. Chủ tọa bảo đi đến gần để ông kiểm tra vết thương, Tú di chậm từng bước chân.
Khi bố Tú nói số tiền gia đình bị cáo bồi thường hơn 100 triệu đồng đã dùng cho chi phí chữa trị, mua máy tập chức năng, chủ tọa gặng hỏi nhiều lần “có mua thật không?” và nhắc ông này bỏ thói nghiện rượu để giúp đỡ vợ con.
Ngoài số tiền trên, tại phiên tòa, gia đình Tú yêu cầu được bồi thường thêm 170 triệu. Gia đình bị cáo đồng ý.
Nói lời sau cùng, ông Phương trình bày: "Những ngày qua ở trong trại giam, tôi thực sự ăn năn hối lỗi. Tôi xin tòa xem xét giảm nhẹ hình phạt".
TAND Hà Nội tuyên phạt bị cáo Phương 9 năm tù về tội Giết người. Giờ giải lao cũng như sau khi tuyên án, vợ bị cáo ôm chặt chồng và khóc nức nở. Khi ông Phương theo chân cảnh sát ra xe thùng, đứa cháu nội lay hỏi vợ bị cáo: "Bà ơi ông đi đâu thế". Nghe tiếng hỏi, người đàn bà càng khóc to hơn.
Với hành vi trộm cắp tài sản có giá trị 20.000-30.000 đồng, nạn nhân Tú bị phạt cảnh cáo.
Nếu cho rằng những dẫn chứng trên chưa thuyết phục hoặc không phổ biến, tôi xin kể tiếp một số việc mà báo chí đã đăng.
Khoảng 2 giờ 30 sáng 21-1-2014, cha con anh Nguyễn Văn Trình (ấp Phú Bình, xã Vĩnh Bình, Chợ Lách, Bến Tre) phát hiện Phạm Văn K. (sinh năm 1999) đột nhập vào tiệm tạp hóa của gia đình. Do không biết số điện thoại của công an nên ngay sau khi bắt em K., Trình có gọi điện thoại cho ông Lê Nguyên Luyến (Trưởng ấp Phú Bình, xã Vĩnh Bình) để báo vụ việc. Trình gọi đến ba lần nhưng ông Luyến không nghe máy.
Thế là cha con anh Trình bèn neo giữ em K. lại và tra hỏi: “Mày con ai?”. Do K. không nói nên Trình nắm hai tay của K. ra sau, dẫn ra ngoài cửa tiệm và trói K. vào gốc cây. Tiếp tục hỏi K. là con ai nhưng K. vẫn không trả lời nên Trình lấy dây trói hai chân K. rồi lấy dây cột vào sợi dây trói hai tay K., đầu dây kia vắt qua nhánh cây rồi kéo lên hạ xuống nhiều lần. Đến khi K. khai mình là con của ai, từng vào tiệm lấy trộm bốn lần thì Trình không kéo lên hạ xuống nữa.
Đến 4 giờ 40 sáng, Trình tiếp tục gọi điện thoại báo cho ông Luyến trưởng ấp, lần này thì ông đến đưa tên trộm về trụ sở ấp làm việc.
Nhưng rồi sau đó, thay vì xử lý, giáo huấn tên trộm (vì "em trộm" này chưa thành niên), người ta lại đi khởi tố, truy tố anh Trình tội bắt giữ người trái pháp luật, cha anh cũng bị xem là đồng phạm, tuy nhiên quá trình điều tra ông đã uất ức treo cổ tự tử.
Xử sơ thẩm ngày 10-9, dù khẳng định việc bắt người phạm tội quả tang là đúng, TAND huyện Chợ Lách (Bến Tre) vẫn tuyên phạt bị cáo Trình sáu tháng cải tạo không giam giữ về tội giữ người trái pháp luật. Anh Trình kháng cáo vì cho rằng mình vô tội.
Sáng 4-1-2016, TAND tỉnh Bến Tre xét xử phúc thẩm lưu động đối với vụ án này đã bác kháng cáo của anh Trình. HĐXX nhận định, xét kháng cáo, dù bị cáo không thừa nhận hành vi, nhưng lời khai tại cơ quan điều tra phù hợp với tình tiết vụ án. Bị cáo đã cố ý giữ bị hại để đánh trói, tra hỏi. Hành vi của bị cáo là trái quy định pháp luật. Kháng cáo của bị cáo là không có cơ sở, cần giữ nguyên án sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo 6 tháng cải tạo không giam giữ.
Chưa hết.
Khoảng tháng 3-2015, quán cà phê Ấn Tượng (thuộc phường 10, TP Vũng Tàu, Bà Rịa-Vũng Tàu) do Nguyễn Huy Hiếu (SN 1985) làm chủ bị trộm đột nhập ba lần. Kẻ trộm đã lấy đi một số tài sản trị giá khoảng 50 triệu đồng, mỗi lần mất trộm Hiếu đều đến trình báo công an phường.
Ngày 10-3-2015, khi Hiếu đến nhà Mai Hồng Lĩnh chơi thì gặp Hoàng Văn Dũng (SN 1990) nên Hiếu rủ Lĩnh và Dũng đến quán nhà mình canh me bắt trộm.
22 giờ cùng ngày, Lĩnh và Dũng đến quán, Hiếu tắt hết đèn quán rồi cả ba nằm ở ba chiếc võng phía sâu trong quán để canh me bắt trộm. Đến khoảng 0 giờ ngày 11-3-2015 thì Lĩnh về nhà, còn Hiếu và Dũng tiếp tục canh bắt trộm.
Khoảng 2 giờ sáng, Dũng nhìn thấy một bóng người (sau này xác định là D.) đi qua đi lại trước quán nên sinh nghi. Dũng thông báo cho Hiếu cùng theo dõi. Khoảng 20 phút sau, nghe tiếng động ở góc quán và thấy một bóng người thì Dũng la lên: “Có người hay sao kìa anh ơi”. Dũng dùng cây sắt dài khoảng 170 cm chạy tới đánh ba, bốn cái trúng đầu vào D. Còn Hiếu thì dùng cây chổi quét nhà cán nhựa màu xanh đánh ba, bốn cái trúng người D.
Nghe tiếng ồn, người dân xung quanh chạy đến xem. Hiếu chủ động gọi Công an phường 10 đến trình báo và ghi nhận sự việc. Sau đó, công an phường đưa D. vào bệnh viện điều trị, đưa Dũng và Hiếu về phường làm việc.
D. khai ở trọ gần quán cà phê Ấn Tượng, tối đó đi chơi về khuya nên ngại làm mất giấc ngủ của bạn cùng phòng. Do vậy, D. có ý định trèo tường vào trong để… ngủ nhờ chờ trời sáng.
Theo kết luận giám định của Trung tâm Pháp y (Sở Y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) thì D. bị đa chấn thương phần mềm ở các vùng đầu, ngực trái, tay trái, gãy xương trụ tay trái (đã phẫu thuật), thương tích 15%. Sau đó, Dũng và Hiếu bị khởi tố về tội cố ý gây thương tích.
Sáng 12-5-2017, sau 1 ngày xét xử và 2 ngày nghị án, TAND TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) đã tuyên phạt Nguyễn Huy Hiếu 12 tháng tù cho hưởng án treo và Hoàng Văn Dũng 15 tháng tù, cùng về tội "Cố ý gây thương tích". Về trách nhiệm dân sự, các bị cáo phải bồi thường 88 triệu đồng cho bị hại.
#trom #battrombitu
Hoàng Linh
Không có nhận xét nào