TRUMP SOÁN NGÔI “KỲ VƯƠNG” QUA NƯỚC CỜ “EO BIỂN KERCH” TỪ XUNG ĐỘT NGA - UKRAINE Sắp tới ngày diễn ra Hội nghị G20 thì xung đột Nga -...
TRUMP SOÁN NGÔI “KỲ VƯƠNG” QUA NƯỚC CỜ “EO BIỂN KERCH” TỪ XUNG ĐỘT NGA - UKRAINE
Sắp tới ngày diễn ra Hội nghị G20 thì xung đột Nga - Ukraine lại bùng phát bởi "sự kiện eo biển Kerch" vào ngày 25/11/2018. Dù sự xung đột này có xảy ra do ngẫu nhiên hay vì một kịch bản chính trị thì kết cục của nó cũng đã làm gia tăng uy vũ cho nước Mỹ nói chung và cá nhân ông Trump nói riêng và theo nguyên lý đòn bẩy chính trị, đầu này hạ xuống thì đầu kia nâng lên.
Trong bối cảnh hiện tại, để xảy ra một cuộc chiến tranh toàn diện giữa Nga với Ukraine là điều mà các bên có liên quan đều không mong muốn. Tuy nhiên nếu các bên không tìm được tiếng nói chung để ghìm những cái đầu nóng lại thì việc xảy ra những xung đột cục bộ tại Biển Đen giữa Ukraine với Nga là khó tránh khỏi và từ những đóm lửa nhỏ sẽ thổi bùng ngọn lửa chiến tranh toàn diện giữa một bên là Nga và bên còn lại là Ukraine và khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương - NATO chỉ là vấn đề thời gian.
Nếu không hóa giải "sự kiện eo biển Kerch" vào ngày 25/11/2018 thì xung đột giữa Nga với Ukraine - NATO sẽ bùng phát chiến tranh toàn diện trên Biển Đen, Mỹ và EU buộc sẽ tham chiến. Lúc này Nga lại chính là nước lãnh nhiều bất lợi nhứt vì những nguyên nhân sau:
1. Tại "vũng bèo" ở Syria, trước việc "nhường đường" của Mỹ và Liên quân, Nga đang sắp hoàn tất việc "vớt bèo" giúp Assad giải phóng Syria thì nay điểm nóng Biển Đen lại bùng phát buộc Nga phải dồn lực về Biển Đen để ứng phó với Ukraine - NATO, bèo tại Syria lại phát triển trở lại, hay nói cách khác công sức của Putin - Assad đổ vào Syria mấy năm nay xem như công cốc;
2. Tảng băng ngăn cách giữa Nga với Mỹ và EU hình thành sau sự kiện Crưm gần đây đang dần tan chảy do sự cố gắng hòa hiếu giữa các bên đã lại tái lập sau "sự kiện eo biển Kerch" vào ngày 25/11/2018. EU và Mỹ sẽ lại tiếp tục gia tăng trừng phạt kinh tế nhắm vào Nga, điều này đồng nghĩa với các dự án năng lượng nối kết giữa Nga với Liên Âu trong cái gọi là "dòng chảy phương Bắc" cũng sẽ dừng lại,... Kinh tế Nga đang vừa vượt qua cơn bạo bịnh bởi lịnh trừng phạt do xâm lược Crưm thì nay lại lâm thêm trọng bịnh,...
...
Bên cạnh sự bất lợi của Nga trước nguy cơ bùng phát chiến tranh cục bộ tại Biển Đen thì EU cũng không khá gì vì các nước nội khối EU đang phụ thuộc vào nguồn năng lượng Nga có nguy cơ đối diện một mùa Đông băng giá do các nguồn năng lượng từ Nga bị ách lại. Bên cạnh đó là mục tiêu "giảm lệ thuộc vào Mỹ" về quân sự mà tổng thống Pháp Macron đề xướng được thủ tướng Đức Merkel và một số nước thành viên EU ủng hộ cũng sẽ bị phá sản vì nếu Mỹ giảm bảo hộ quân sự cho EU trong lúc này thì EU cũng như miền Nam Việt Nam sau Hiệp định Paris 1973 không hơn không kém.
Như vậy, xảy ra "sự kiện eo biển Kerch" vào ngày 25/11/2018 đã vô tình trao thêm uy quyền cho tổng thống Trump tại G20. Trump đã từng nhận mình rất giỏi về hòa giải vì vậy tại G20 này và với "sự kiện eo biển Kerch" vừa rồi sẽ là cơ hội để Trump thể hiện tài hòa giải của mình.
Dù kết quả hòa giải giữa Trump với Putin tại G20 như thế nào thì Mỹ vẫn là bên đắc lợi, EU sẽ phải xích lại gần Mỹ hơn nữa nếu như không muốn bị Nga xem thường, quấy nhiễu.
Khi EU buộc phải gắn chặt vào Mỹ hơn nữa để đối phó với Nga do "sự kiện eo biển Kerch" đồng nghĩa với việc EU sẽ không tỏ ra đối đầu với Mỹ trước mọi quyết sách của Trump như việc EU phải tăng chi trả chi phí quân sự cho Mỹ trong khối NATO, sẽ cùng Mỹ thực hiện nghiêm túc lịnh trừng phạt Iran, ngưng các dự án năng lượng với Nga để mua năng lượng của Mỹ. Đặc biệt EU sẽ phải đồng thuận với Mỹ trong vấn đề thương mại theo yêu cầu của Donald Trump,...
Với Trung cộng thì sao ? Xét về quan hệ "đồng minh quân sự" thì giữa Ukraine với Trung cộng đã có một mối "lương duyên" điển hình sau:
1. Tháng 12/2013, Ukraine và Trung cộng ký kết thỏa thuận song phương, Trung cộng cam kết không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân đối với Ukraine - quốc gia không có vũ khí hạt nhân và cam kết này là vô điều kiện. Trong tình hình Ukraine bị xâm lược thông qua vũ khí hạt nhân hoặc bị mối đe dọa xâm lược loại này, Trung cộng sẽ cung cấp bảo đảm an ninh tương ứng cho Ukraine;
2. Ukraine vì Trung cộng mà đã phản đối "Đài Loan độc lập" và tiếp tục hợp tác kinh tế thương mại và quân sự song phương với Trung cộng. Ukraine gần đây đã cung cấp cho Trung cộng tàu đổ bộ đệm khí Zubr, động cơ tàu sân bay Varyag và vài trăm máy bay do Nga chế tạo.
Như vậy, căng thẳng Nga - Ukraine sẽ làm cho sợi dây liên kết giữa Trung cộng với Nga và giữa Trung cộng với Ukraine đứng trước thử thách rất lớn bởi nếu Nga đánh Ukraine thì Trung cộng sẽ theo bên nào ? Chắc chắn Trung cộng sẽ chọn cách "tọa sơn quan hổ đấu", điều này sẽ được lòng Nga nhưng mất lòng Ukraine, đẩy Ukraine ngã hẳn về phía Mỹ, buộc Ukraine phải xét lại việc tiếp tục cung cấp vũ khí cho Trung cộng, xem lại các hiệp định thương mại và trên hết sẽ ủng hộ Đài Loan độc lập để lấy lòng Mỹ. Nói cách khác Trung cộng sẽ đánh mất đồng minh Ukraine khi không dám bảo vệ Ukraine chống lại Nga.
Với Bắc Hàn thì sao ? Như đã nói Mỹ sẽ là bên quyết định việc hóa giải xung đột Nga - Ukraine, đánh nhau hay hòa hiếu đều do Trump quyết định tại G20 sắp tới. Dĩ nhiên đánh nhau là điều mà Putin không mong muốn trong lúc này, vì vậy Trump sẽ ra điều kiện với Putin rằng nếu muốn hạ nhiệt tại Biển Đen thì Putin phải buộc Kim Jong Un giải giáp hạt nhân hoàn toàn trong lần hội ngộ Putin - Kim Jong Un sắp tới. Dĩ nhiên Putin sẽ chọn giải pháp đổi hạt nhân Bắc Hàn để lấy hòa bình ở Biển Đen. Điều này đã giáng một đòn mạnh mẽ vào việc níu giữ Kim Jong Un của Tập Cận Bình bởi một mình Trung cộng sẽ khó lòng chinh phục được Bắc Hàn.
Tóm lại, bất ngờ nổ ra xung đột mới giữa Nga với Ukraine tại eo biển Kerch vào ngày 25/11/2018 đã vô tình phá vỡ mọi lợi thế của EU - Nga - Trung cộng trước Mỹ, nói cách khác nước cờ "sự kiện eo biển Kerch" là nước cờ tuyệt đỉnh khẳng định đẳng cấp của Trump trên bàn cờ thế giới mà các kỳ thủ tham gia đều phải cháy túi trước kỳ vương Donald Trump./.
Không có nhận xét nào