TƯ BẢN THÂN HỮU VÀ TƯ BẢN NHÀ NƯỚC Mấy hôm rồi tranh luận về VIN, nhiều bạn cho là anh Vượng làm được nhiều việc, hơn hẳn mấy công ty nhà nư...
TƯ BẢN THÂN HỮU VÀ TƯ BẢN NHÀ NƯỚC
Mấy hôm rồi tranh luận về VIN, nhiều bạn cho là anh Vượng làm được nhiều việc, hơn hẳn mấy công ty nhà nước... Thoạt nhìn là thế, nhưng cụ thể thì phải phân tích kỹ xem lợi hại thế nào, thì mới rõ được công và tội. Người dân và quốc gia được lợi hay hại gì với tư bản thân hữu hay tư bản nhà nước?
Trước tiên có thể thâý rõ, tư bản thân hữu, vì là quản lý tư nhân, nên doanh nghiệp làm ăn hiệu quả hơn DN nhà nước trong cùng ngành nghề tương tự. Nhưng chắc chắn động lực để quản lý DN tư nhân hiệu quả là để tăng lợi nhuận cho ông chủ, chứ không phải là làm từ thiện cho xã hội hay là vì quốc gia, dân tộc, như người ta hay chém gió.
Tuy DN tư nhân sân sau (thân hữu) không hoặc ít để tham nhũng tồn tại trong DN của họ như ở DN nhà nước, nhưng họ vẫn đút lót mạnh cho quân chức chính quyền. Vì họ có cơ chế kiểm soát tiền bẩn đơn giản hơn. Ví dụ, nếu DN sân sau và DN nhà nước cũng chạy 1 dự án, thì tư nhân thắng chắc. Vì tư nhân dám chi đậm hơn. Vì thế, quy mô tham nhũng và thiệt hại của nhà nước do tham nhũng bắt nguồn từ DN tư nhân thân hữu chưa chắc nhỏ hơn tham nhũng do DN nhà nước.
DN tư nhân sẵn sàng có quỹ đen để lo việc chạy chọt, nên họ dám chi nhanh và mạnh. Còn DN nhà nước thì khó có quỹ đen, nên việc chạy chọt khó hơn nhiều. Như vậy, DN thân hữu làm lũng đoạn xã hội và gây nên tham nhũng còn hơn DN nhà nước. Ví dụ như vụ AVG, DN sân sau cấu kết với quan lại để đẽo tiền ngân sách.
Chính vì dám chi nhanh và mạnh, quyết đoán, lại quản trị DN tốt hơn nên DN tư nhân hoạt động hiệu quả về kinh tế hơn. DN nhà nước tuy làm ăn kém hiệu quả nhưng cũng có DN có lời, như Viettel, Sabeco... Anh em tự hào về khối tài sản tỷ đô của anh Vượng, nhưng đó là tài sản của anh ấy, các bạn có sơ múi được gì đâu? Còn tài sản của Sabeco thì còn đem bán lấy tiền cho ngân sách được.
Chính vì tính quyết đoán và dám chi tiền bẩn nên việc lũng đoạn của DN thân hữu còn ghê gớm hơn DN nhà nước. DN nhà nước làm ăn rón rén, sợ vi phạm pháp luật hơn tư nhân. Vì thế mà những vụ xây vượt tầng, trái phép, phá môi trường...hầu hết là DN tư nhân và nước ngoài (cũng giống tư nhân). Có DN nhà nước nào dám bịt mồm dư luận trái chiều như VIN đang làm không? To và quyền lực như Viettel cũng dễ dàng bị khách hàng chửi, chả phải e dè gì cả.
Gần đây người ta hay nói đến nhóm lợi ích, cũng đa phần là DN tư nhân cấu kết với quan chức nhà nước, để bẻ lái pháp luật, mua rẻ tài sản công, bảo kê cho việc làm phi pháp... Nhóm lợi ích là nhà nước cũng có nhưng ít hơn nhiều. Có lẽ vì tính hiệu quả không cao. Những chỗ kiếm tiền béo bở như các dự án BOT đường cao tốc hầu như là DN tư nhân sân sau, DN nhà nước tham gia vào (như Cienco) chủ yếu để lấy năng lực, còn tổng thầu lại là 1 DN tư nhân ất ơ với G Đ đứng tên là 1 trẻ trâu!
Cách kiếm tiền của nhóm lợi ích là quan chức bảo kê cho DN sân sau kiếm tiền của nhà nước hoặc của dân dựa trên những lợi ích đặc biệt được ban phát. Vì thu nhập của quan chức thông qua lợi nhuận của DN nên DN đó phải là tư nhân thì mới dễ câu kết.
Từ khi tư bản thân hữu phát triển thì việc tham nhũng cũng biến tướng, tinh vi hơn. Thay vì quan chức trực tiếp rút tiền từ ngân sách thì họ rút tiền thông qua việc chung chi của tư nhân. Sẽ hiệu quả và kín đáo hơn nhiều. Như vậy dẫn đến thiệt hại cho nhà nước hay sự bất bình đẳng giữa các DN cũng lớn chả kém gì sự bất bình đẳng tạo ra bởi DN nhà nước. Hiện tại, nếu xét theo thứ bậc được "ưu ái" thì thứ tự sẽ là: tư nhân sân sau, nhà nước sân sau, nhà nước không sân sau, tư nhân không sân sau.
Tóm lại, không phủ nhận được đóng góp của các DN thân hữu cho nhà nước (thông qua thuế và các khoản "biếu tặng" tập thể) hay đóng góp cho xã hội (như việc làm, thu nhập). Nhưng xét vĩ mô, chúng ta cần hiểu là DN thân hữu hoạt động theo cơ chế thị trường về mặt lợi ích, nhưng cơ hội và nguồn lực của họ lại phi thị trường (do cấu kết với quan chức). Sự quái đản này chỉ có được đầy đủ nhất ở nền kinh tế thị trường định hướng xã nghĩa đi kèm với pháp luật bất công. Adam Smith đã nói đại ý "Chúng ta có được bữa ăn không phải do công lao của người bán thịt, người làm bánh..." Vì thế chúng ta không cần nhớ ơn doanh nghiệp như thói quen ơn đảng, ơn CP. Trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận, BẮT BUỘC DN phải làm gia tăng lợi ích cho nhà nước và xã hội, chứ đó không hề là động lực nguyên thủy của doanh nhân. Đối với doanh nhân, lợi ích cá nhân của họ mới là số 1. Ông chủ trả lương cho bạn rất cao là để bạn làm việc hiệu quả hơn cho ông ấy, để ông ấy kiếm được nhiều tiền hơn, chứ không phải vì ông ấy làm từ thiện cho bạn. DN tư nhân có làm từ thiện hay đóng góp cho cộng đồng thì đa phần cũng là để PR đầu tiên.
Với não trạng CS nên bây giờ nhiều anh em bò đỏ thay vì ơn đảng ơn CP lại quay ra ơn doanh nghiệp thân hữu, vì họ góp phần xây dựng tổ quốc XHCN, làm đất nước thay da đổi thịt! Đúng là thời buổi nhiễu nhương, giá trị đảo lộn hết cả.
Dương Quốc Chính
Không có nhận xét nào