Đương đầu với Trung cộng qua tuyển cử: Con đường chông gai của giới trẻ Taiwan. Kết quả cuộc bầu cử các cấp chính quyền giữa kỳ của Taiwa...
Đương đầu với Trung cộng qua tuyển cử: Con đường chông gai của giới trẻ Taiwan.
Kết quả cuộc bầu cử các cấp chính quyền giữa kỳ của Taiwan là một thất bại của đảng cầm quyền DPP và của chính phủ của bà Thái Anh Văn, khiến bà này phải từ chức chủ tịch đảng.
Kinh tế suy yếu được đưa ra như nguyên nhân chính gây ra sự thất bại nêu trên. Hẳn nhiên, “kinh tế là chính trị”, trong một bối cảnh xã hội mà thu nhập của người dân bị giảm sút, doanh nghiệp làm ăn thất bát, thì áp lực bất mãn lên chính quyền đương nhiệm sẽ gia tăng, thậm chí người ta sẽ “quên tuốt” những nguyên nhân, hậu quả xa gần khác, và xử dụng quyền đầu phiếu trong một thể chế dân chủ, để lựa chọn một phe phái chính trị khác lên cầm quyền.
Ơ! Bà Thái Anh Văn (DPP), đắc cử Tổng Thống Taiwan năm 2016 với đa số phiếu áp đảo 56.1% (6.89 triệu phiếu) gần gấp đôi số phiếu của ứng cử viên về nhì của KMT ( Quốc Dân Đảng), Eric Chu, là 31% (3.81 triệu), chả nhẽ họ lại bất tài về kinh tế đến tệ hại, dẫn đến thảm bại trong kỳ tuyển cử này đến như thế sao!?
Nếu chỉ nhìn vào yếu tố kinh tế Taiwan suy yếu trong hai năm qua để kết luận các chính trị gia trong chính phủ Thái Anh Văn bất tài, dẫn đưa đến thất bại trong kỳ tuyển cử mới đây, e là có chút phiến diện.
Từ một góc nhìn khác mà cmmt này nhắm đến, là yếu tố Trung cộng và hiệu ứng ảnh hưởng của yếu tố này lên chính trường Taiwan. Bà Thái Anh Văn và đảng DPP ngay từ khi tranh cử TT đã minh định lập trường không chấp nhận quan điểm “Nhất quốc, lưỡng chế” của Trung cộng đối với Taiwan từ trước nay, với tiêu chí là có một ngày không xa Taiwan sẽ lại “hồi qui” vầ mẫu quốc Trung cộng như trường hợp Hong Kong và Ma Cau.
Lập trường chính trị “Taiwan độc lập với Trung cộng” của bà Thái Anh Văn khiến Tập Hoàng đế nổi điên và dĩ nhiên là không thể tương nhượng, nên từ lúc đắc cử đến nay, Trung cộng càng lúc càng gia tăng sự công phá Taiwan trên nhiều mặt.
Kinh tế.
Ngay sau khi bà Thái Anh Văn đắc cử, năm 2016 tổng số đầu tư của Taiwan vào Trung cộng đã bị giảm sút dến 9%. Và càng ngày càng giảm. Vì Trung cộng làm khó dễ các công ty Taiwan muốn duy trì hoặc tăng gia mức đầu tư vào Trung cộng.
http://m.focustaiwan.tw/news/acs/201801220030.aspx
Trao đổi ngoại thương giữa Taiwan và Trung cộng, là 89.1 tỷ usd (2017-giảm hơn 4% so với năm 2016) Trung cộng đã đưa ra các quy định khắt khe hơn trong chính sách ngoại thương với Taiwan để giới hạn trao đổi thương mại.
http://www.worldstopexports.com/taiwans-top-import-partners/
Nghành du lịch Taiwan cũng chịu thất thu lớn từ Trung cộng, ước lượng khoảng 27% chỉ trong vòng 5 tháng sau khi bà Thái Anh Văn đắc cử. http://time.com/4574290/china-taiwan-tourism-tourists/
Du khách Trung cộng phải xin phép chính quyền khi muốn đi Taiwan nên Trung cộng đã áp dụng việc giới hạn cấp phép để “trừng phạt kinh tế” Taiwan. Hàng triệu người bị mất công ăn việc làm, hằng triệu doanh nghiệp nhỏ bị thất thu khiến vẽ nên một bối cảnh u ám.
Riêng chủ nhân của các tập đoàn lớn ở Taiwan lại dày đặc các thế lực của KMT và giới quân phiệt, hưởng lợi lâu nay vì sự cấu kết nhập nhằng qua việc ủng hộ chính sách “một nước Trung quốc” từ thời TT Mã Anh Cửu, nay bị thiệt hại lớn dưới chính sách “Taiwan độc lập”, dĩ nhiên họ phải cấu kết để chống phá chính phủ của bà Thái Anh Văn, thậm chí tiếp tay cho Trung cộng trong nhiều mưu toan ảnh hưởng đến nội tình chính trị và các cuộc tuyển cử tại Taiwan.
Chính trị đối ngoại.
Trung cộng phản ứng hết sức mãnh liệt trên bình diện rộng để vô hiệu hoá tuyên bố độc lập Taiwan từ khi bà Thái Anh Văn lên cầm quyền. Trung cộng dùng đòn bẫy áp lực kinh tế, qua viện trợ, tài trợ, cho vay... để cách ly Taiwan ra khỏi các đồng minh ngoại giao.
Sau Panama, đến São Tomé, Principe lần lượt cắt đứt ngoại giao với Taiwan và kết nối với Bejing, thì tháng 6 vừa qua đến lượt Dominican Republic cũng tuyên bố đoạn giao, gần đây nhất là Burkina Faso, một nước Tây Phi nhỏ cũng vừa lên tiếng cắt quan hệ với Taiwan và lên tiếng ủng hộ quan điểm “Một Quốc Gia” của Trung cộng.
Thậm chí, Trung cộng còn đi xa hơn thế, thúc ép các công ty, tập đoàn quốc tế xoá bỏ những hình thức, động thái gợi đến một Taiwan riêng biệt đối với Trung cộng, điển hình là trong tháng 4 vừa qua, cơ quan quản trị hàng không Trung cộng gửi văn bản đến 44 hãng hàng không quốc tế để đòi hỏi họ phải thay đổi thông tin về điểm đến Taiwan như một địa phương của Trung cộng (Taiwan, China thay vì Taiwan, ROC).
Ngay cả các công ty hàng không của Hoa Kỳ có đường bay đến đại lục, như American Airline, United Airline, và Delta Airline, đã phải xoá bỏ Taiwan như một điểm đến tầm vóc một quốc gia riêng biệt trong hệ thống giữ vé và trên websites của họ.
Tại Biển đông và các quần đảo Hoàng Sa, Trường sa, nơi Taiwan cũng tuyên bố có chủ quyền, Trung cộng đã liên tục tổ chức các cuộc diễn tập quân sự nhiều lần để thị uy và phô trương sức mạnh.
Nhưng những cuộc “diễn binh trên biển” này thực ra cũng không gây nao núng cho nhân dân Taiwan nhiều bằng mới đây, trong tháng 4, ngay trước những cuộc vận động tranh cử giữa kỳ tại Taiwan xẩy ra, thì Trung cộng tổ chức một cuộc diễn tập có bắn đạn thật ngay vùng eo biển sát nách Taiwan, và gia tăng các chuyến bay quân sự trong vùng, để đe doạ ý chí độc lập của nhân dân đảo quốc này.
(Trước giờ Hoa kỳ đã có những động thái hổ trợ Taiwan như việc TT DJ Trump đã nhận cuộc gọi của bà Thái Anh Văn vào tháng 12/2016, phá lệ sự công nhận quan điểm “Một Nước Trung Hoa” của Trung cộng nơi các TT tiền nhiệm.
Cuối năm vừa qua, Trump có ký văn bản “khuyến khích” sự viếng thăm trao đổi của các chiến hạm HK và Taiwan đến các cảng khẩu của đôi bên. Vào tháng 3/2018 Trump lại ký một đạo luật “Taiwan Travel Act” cho phép các phái đoàn công vụ cao cấp được đến Taiwan. Và trong mùa hè, “Viện Hiệp Chúng Quốc” (American Institude), trên thực tế là Sứ Quán HK, đã được mở cửa tại Taiwan, với trên 500 viên chức các loại tòng sự.
Cũng trong tháng 4/2018, HK đã phê chuẩn việc nối lại các thuơng vụ bán vũ khí cho Taiwan) Bà Thái Anh Văn tỏ vẻ không nao núng, và để đáp lễ, một cuộc diễn tập quân sự do Taiwan tổ chức tại biển đông cũng được tiến hành. Bà Tuyên bố:” Nhiều người nghĩ Taiwan là móng vuốt tay chân của bên nào đấy, nhưng đừng quên chính chúng tôi cũng là tay chơi cờ Vua.”
Tất cả các sự kiện nêu trên ít nhiều chứng tỏ Trung cộng đã có nhiều kế hoạch can thiệp vào nội tình Taiwan trên bình diện rộng về mặt kinh tế ngoại thương và quân sự. Nhưng sự đáp trả của Taiwan và HK liệu đã giảm bớt được bao nhiêu tác động tiêu cực lên sự lo lắng của người dân Taiwan về nguy cơ chiến tranh với Trung cộng!?
Câu trả lời, không may, nằm trong kết quả cuộc đầu phiếu vừa qua.
Và sự tấn công của Trung cộng nhắm vào Taiwan trên mặt truyền thông có lẽ có ảnh hưởng nặng nề nhất, đặc biệt là trên mạng xã hội. Nơi đó, Trung cộng đã trực tiếp can thiệp vào nội tình chính trị trong nước của Taiwan mạnh mẽ nhất.
Chính trị đối nội.
Chính phủ của bà Thái Anh Văn đã phải chịu nhiều áp lực “khủng” từ đại lục trên phương đến kinh tế như thế, nhưng một cuộc tấn kích về phương diện chính trị, xử dụng chiêu thức “lộng giả thành chân”, bóp méo thông tin, tung tin giả, nhằm lũng đoạn dư luận, vốn hay nghi ngờ phe phái, hay tranh cãi của Taiwan, thì còn ác liệt hơn. Taiwan trong những lúc gần đây, thường xuyên có những tin đồn giả tạo tung trên mạng xã hội, chẳng hạn những cuộc diễn tập khổng lồ của Trung quốc, những động thái quân sự đe doạ tấn công và chiếm Taiwan bằng vũ lực, các khó khăn, ách tắc của các thương nhân Taiwan, những vụ bắt bớ người Taiwan tại Hoa lục... nhằm gây hoang mang xáo trộn trong dân chúng.
Mục đích của các loại thông tin sai lệch này nhằm gây khó khăn cho đảng DPP và chính phủ của bà Thái Anh Văn trong khi ngấm ngầm ủng hộ các đối thủ chính trị của bà thuộc phe KMT.
Ngoài ra, còn có những dấu hiệu cho thấy, thông qua các doanh nghiệp Taiwan tại Trung cộng, Tập Hoàng đế còn cung ứng tiền bạc từ lục địa ra Taiwan để tài trợ cho những lực lượng chống lại các chính trị gia đồng quan điểm với bà Thái Anh Văn, và ủng hộ tài chính tranh cử cho các ứng viên thuộc phe KMT.
Trước những cáo buộc có chứng cứ, Trung cộng vẫn chính thức lên tiếng hàm hồ chối phăng, và cho là những vụ việc nên trên đều là nguỵ tạo.
Điều này khó chối bỏ, nếu biết được cuộc chiến tranh “tuyên truyền” chống phá Taiwan đã được tiến hàng liên luỷ từ ngay sau khi Mao Xính Xáng chiếm xong Hoa lục, từ ngày bong bóng mang truyền đơn từ Trung cộng tấp nập bay ra Taiwan cho đến thời các hệ thống loa công suất lớn ngày đêm ra rả các luận điệu đòi “giải phóng Taiwan”.
Hiện nay thì thêm các posting tràn ngập trên Facebook, các cuộc “đàm thoại” qua chat app Line, hay bảng thông tin PTT. Tuy có rất nhiều bằng chứng các thông tin giả tạo này được “chế tác” và phát tán qua nhiều máy chủ có IP từ các nơi tại Trung cộng, nhưng cũng thực khó cho chính quyền có thể đối phó hữu hiệu vì Taiwan vẫn còn ít những người có khả năng ngoại ngữ và trình độ xử dụng vi tính đủ để có thể tự kiểm chứng thông tin.
Trong nhà ngoài ngõ đa số là những thị phi, đồn đoán kiểu truyền miệng, trong khi hệ thống báo chí, truyền hình lại cạnh tranh dữ dội để chạy theo thị hiếu đám đông khoái nghe, xem chuyện giật gân, nên lắm khi (cố ý) lơ là khâu kiểm chứng và biên tập tin tức.
Việc này hẳn phải gây ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của người dân trong mùa bầu cử vì họ không thực sự hiểu rõ những gì đang xẩy ra.
https://www.nytimes.com/2018/11/22/world/asia/taiwan-elections-meddling.html
Tạm kết:
Trên đây đại lược những yếu tố khiến gây nên thất bại của đảng DPP và của chính phủ của bà Thái Anh Văn trong cuộc tuyển cử giữa kỳ vừa qua. Taiwan là một nước lệ thuộc cuất khẩu mà bạn hàng chính về đầu tư và thương mậu lại là Trung cộng. Hiện tình chính trị Taiwan hiện vẫn còn các thế lực tài phiệt và quân phiệt rất lớn có quyền lợi kinh tế ràng buộc với Trung quốc, nên có xu hướng (ngu xuẩn) muốn “dĩ hoà vi quí” với Trung cộng. Nhiều thành phần tướng lĩnh về hưu lại được Trung cộng chài mồi qua các hợp đồng “hợp tác” béo bở, nên sẵn sàng làm tay sai cho Trung cộng để bán đứng khát vọng độc lập chủ quyền của Taiwan. Lực lượng ủng hộ mạnh nhất cho quan điểm chính trị thân Tây phương và lập trường độc lâkp cho Taiwan đa số là giới Trí thức trung lưu và giới trẻ. (Trào lưu tổ chức hội luận theo kiểu của một phong trào tên là Cafe Philo-Bắt đầu từ 2010- Trí thức trung lưu và giới trẻ tập trung tại một quán nước độ 200 người, để thay phiên phát biểu về một vấn đề quốc gia đại sự, một vấn nạn xã hội, hay để nghe một diễn giả đến từ Hong Kong hay một giáo sư đại học diễn giảng một đề tài thiết thân.) Chính các trào lưu này đã làm nên sức bật nội tại và đã dành thắng lợi cho DPP và bà Thái Anh Văn vào năm 2016.
Lần này, có lẽ áp lực của Trung cộng đã lấn át “phong trào nhân dân tự phát” tại Taiwan do tính thiếu kiên nhẫn, thiếu tổ chức và phương tiện tài chính của một phong trào quần chúng, để có thể tranh cử hữu hiệu trong một môi trường chính trị truyền thống với nhiều thủ đoạn nhơ bẩn mang sang từ Hoa lục.
Trong khi chờ đợi các thế hệ già nua nhưng nhiều thế lực và nhiều tham vọng quyền lực thuộc phe KMT lui về quá khứ theo thời gian, giới trẻ Taiwan sẽ phải nổ lực nhiều hơn nữa, nếu muốn bảo toàn quyền độc lập tự quyết và bảo dưỡng thể chế dân chủ của Taiwan đang chập chững bước vào ngưỡng trưởng thành.
https://www.washingtonpost.com/news/democracy-post/wp/2018/11/24/heres-what-the-chinese-communist-party-wants-you-to-forget-about-taiwan/?utm_term=.ffc46703d20a
https://www.nytimes.com/2018/11/22/world/asia/taiwan-elections-meddling.html?fbclid=IwAR3_tJkb5EuVsnz0K31y18aTaAHRdyatG2237ctl-nXv6w3yzQWcsTf0g4A&h=AT3UG6l2RTkeioECQvC-kSzDPFPmLPKxc-alAs3ECie2pbFrrQkILe5Jc0J5FZnE0DACiALdqliRS7TUG4d5BDBS_LjE0Obd35rbIl3xKujBNaXcMzXt4mYwdeaVO7d6VQ
Anh Hai Thanh
Không có nhận xét nào