Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

U.S HOUSE VS SENATE - HẠ VIỆN VS THƯỢNG VIỆN MỸ

[ U.S HOUSE VS SENATE - HẠ VIỆN VS THƯỢNG VIỆN MỸ ] Phe Đảng Dân Chủ (Democrats) đã giành lại quyền kiểm soát Hạ Viện (House Of Representati...

[U.S HOUSE VS SENATE - HẠ VIỆN VS THƯỢNG VIỆN MỸ] Phe Đảng Dân Chủ (Democrats) đã giành lại quyền kiểm soát Hạ Viện (House Of Representatives) trong cuộc bầu cử 2018 với 223 ghế so với 197 ghế của Đảng Cộng Hòa (Republican). Đây được coi là một sự cản trở đối với chính sách Donald Trump.



Vậy Hạ Viện khác với Thượng Viện thế nào, và vì sao nó lại quan trọng. Sau đây là những điểm khác biệt.

1. Hạ Viện tên tiếng Anh là House Of Representatives. Thượng Viện tên tiếng Anh là Senate.
2. Hạ Viện có tổng cộng 435 ghế, thành viên được gọi là Dân Biểu (Representative hoặc Congressman), số lượng được phân chia theo dân số của mỗi tiểu bang. Thượng Viện có 100 ghế, thành viên được gọi là Thượng Nghị Sĩ (Senator), mỗi bang có 2 Thượng Nghị Sĩ.
3. Hạ Viện tổ chức bầu cử 2 năm một lần. Thượng Viện thì có nhiệm kỳ 6 năm.
4. Hạ Viện được cho là cơ quan đại diện cho dân chúng. Thượng Viện thì đại diện cho chính phủ tiểu bang, vì trước đây họ được bầu chọn bởi cơ quan lập pháp của mỗi tiểu bang, sau khi Tu Chính Án 17 thông qua thì được bầu chọn bởi người dân.
5. Hạ Viện lo các chính sách đối nội như tài chính, thuế và ngân sách - tất cả bộ luật đều liên quan tới tài chính quốc gia phải bắt đầu ở Hạ Viện. Thượng Viện lo về các chính sách đối ngoại và thông qua Chánh Án, Bộ Trưởng và Đại Sứ.
6. Hạ Viện có mức tuổi tối thiểu là 25 năm cho Dân Biểu. Thượng Viện có mức tuổi tối thiểu là 30 năm cho Thượng Nghị Sĩ.
7. Hạ Viện bầu chọn Chủ Tịch, gọi là Speaker. Thượng Viện có Phó Tổng Thống là Chủ Tịch, gọi là President of the Senate.
8. Hạ Viện thường phản ứng nhanh hơn với nhu cầu của người dân. Thượng Viện thường phản ứng chậm hơn vì nhiệm kỳ lâu hơn.
9. Hạ Viện nắm phân nửa quyền làm luật. Thượng Viện nắm phân nửa còn lại. Cả hai cân đối chứ không cao hoặc thấp hơn như tên gọi.
10. Hạ Viện có quyền phủ quyết Thượng Viện. Thượng Viện có quyền bãi bỏ luật của Hạ Viện. Cả hai phải cùng đồng ý thì mới đưa cho Tổng Thống ký và ông/bà ta có quyền phủ quyết Quốc Hội.

Hiện tại thì phe Dân Chủ nắm Hạ Viện còn phe Cộng Hòa lại nắm Thượng Viện và Nhà Trắng (Tổng Thống/Hành Pháp). Sự thay đổi trong quyền lực là điều thường xuyên xảy ra cho dù Tổng Thống là ai hay ở thời điểm nào.

Hạ Viện kiểm soát Thượng Viện, Thượng Viện phủ quyết Hạ Viện. Đó là mô hình đầy trí tuệ của những nhà Lập Quốc Mỹ. Họ phân chia quyền lực để giới hạn sự độc tài. Họ thừa biết rằng con người luôn đầy tham vọng. Cách duy nhất để ngăn chặn và giới hạn điều đó là chia chính quyền ra nhiều mảnh. Một bộ luật muốn được thông qua phải có sự đồng ý của cả ba. Đó là những khác biệt chính và cơ bản giữa Hạ Viện và Thượng Viện.

Ku Búa @ Cafe Ku Búa

Không có nhận xét nào