USD và Bất động sản: Chọn cái nào? Mỗi người một kiểu. Và cũng nhiều người giỏi vì họ có tiền mà. Họ biết sử dụng đồng tiền của mình sao ...
USD và Bất động sản: Chọn cái nào?
Mỗi người một kiểu. Và cũng nhiều người giỏi vì họ có tiền mà. Họ biết sử dụng đồng tiền của mình sao cho hợp lý. Tuy nhiên nhân vô thập toàn. Vẫn có kẻ khóc người cười vì vỡ nợ bất động sản. Nam chưa thấy ai vỡ nợ vì ủ USD cả. Có chăng chỉ là lỗ ngắn hạn do tỉ giá biến động chứ dài hạn là vẫn cứ lời nhiều. Ông nào buôn tiền thì lỗ lãi ta không bàn. Sau đây ta đi xem tình hình nó như thế nào nhé để có câu chuyện mà trà thuốc cho vui.
1)Tình trạng bất động sản đang ở mức báo động đỏ.
+)Lượng hàng tồn kho rất rất nhiều. Và khả năng giải quyết được lượng hàng này là khó khả thi nếu cứ giữ mức giá bán và bơm tiền vào thị trường như thế này. Kể cả bên ngân hàng có hỗ trợ khách hàng mua nhà ưu đãi đến mấy nhưng tổng số tiền họ phải trả vẫn quá cao cho một căn nhà. Hoặc các dạng bất động sản nghỉ dưỡng bây giờ cũng chẳng lừa được ai nhiều nữa. Hàng thổ cư thì cũng méo mặt như có tờ báo vừa đăng thực trạng là rất khó bán dù đã cắt lỗ hoặc giảm lãi.
+) Ngân hàng :
Thời gian gần đây các ngân hàng đã theo chỉ đạo của bên chính phủ là siết chặt tín dụng cho lĩnh vực bất động sản. Nguồn cung vốn cho ngạch này cũng giảm và đồng tiền được quản lý chặt chẽ hơn từ khâu cho vay, giám sát, thanh tra vốn. Tiếp nữa là các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất( Mục đích huy động vốn, đập vào thâm hụt vốn do nợ nần và ngăn chặn bà con găm USD). Điều này làm cho áp lực nợ nần của ngành bất động sản tăng lên và đẩy giá nhà đất cao lên(nếu bên doanh nghiệp không chịu ăn ít đi) và khách hàng vay tiền mua nhà sẽ chịu lãi cao hơn. Nó làm cho doanh số bán hàng của ngành này gặp rất nhiều khó khăn . Tiếp tiếp nữa là hiện tại nợ xấu các ngân hàng đang tăng mạnh mà chủ yếu là đến từ bất động sản. Việc giải quyết đống nợ xấu này còn là vấn đề cả chính phủ đau đầu và con dự kiến đến mức lập sàn giao dịch nợ xấu. Họ phải tăng lãi suất để huy động vốn đập vào thiếu hụt vốn do nợ xấu gây ra.
+) Nhu cầu mua: Càng ngày kinh tế càng trở lên khó khăn do làm ăn kém đi, chi tiêu tăng, tiền mất giá mà thu nhập thì tăng không đáng kể. Nhu cầu mua thì rất nhiều. Nhất là tầm nhà ở xã hội từ 700 triệu- 1 tỷ. Tuy nhiên do lãi ngân hàng cao, thu nhập cũng không mấy khả quan nên nhiều người lo về việc trả nợ lãi ngân hàng. Do đó họ còn e dè với việc mua nhà. Các lượng khách hàng có như cầu căn hộ giá trị lớn hơn thì lại không nhiều và họ lại còn đắn đo là liệu sang năm giá nhà đất có vỡ trận, bán tháo, cắt lỗ phá giá... Chỉ còn vài tháng nữa là hết năm nên họ cũng chẳng vội vàng gì. Còn tình trạng lướt sóng thì cũng chỉ mạnh ở lĩnh vực đất nền phân lô mà thôi. Lướt mãi rồi cũng vẫn cứ là hàng tồn vì đẩy giá càng cao thì người sử dụng thực chất lại không mua được. Và nó tồn đọng ở dạng nhà đất đầu cơ. Thổ cư thì vẫn có nhu cầu mua và chủ yếu là săn hàng "vỡ nợ" chứ hàng mua đất xây mới xong bán thì vẫn đang khá ế ẩm.
Vậy ta thấy rằng thị trường bất động sản không có gì là khả quan. Nghe đâu giờ họ đổ sang chơi bất động sản công nghiệp. Nghĩa là chơi cả một khu rộng để ôm vào sau đó bán cho doanh nghiệp xây dựng nhà máy. Bởi vì nghe tin hội nhập CPTPP mở cửa đầu tư mạnh và tình trạng di dời sản xuất từ Tàu sang Việt Nam do chiến tranh thương mại. Nhưng cái này tiềm ẩn rủi ro là phụ thuộc vào tình hình chính trị, quân sự, kinh tế thế giới nữa. Chỉ cần có tiếng súng hay chiến tranh thương mại sang một hướng mới là bất động sản công nghiệp vỡ mồm ngay. Lại phân lô, bán nền, xây dự án và dẫn đến thừa mứa rồi bong bóng lại căng hơn.
2) Đồng USD : Với đồng USD chúng ta không phải nói nhiều vì đã nói nhiều rồi cả về giá trị, sự đảm bảo, sức mạnh cũng như lợi ích mà nó mang lại cho chúng ta nếu chúng ta giữ nó. Cả một đội mạnh như EURO, Nga, Tàu cùng một số đồng bọn chơi lại USD mà đâu có được đâu. Nó vẫn mạnh , vẫn tăng và người người, mọi nền kinh tế vẫn cần nó và rất rất cần nó. Nó không chỉ bảo đảm tài sản của bạn mà còn cả tương lai của bạn ở mọi hoàn cảnh( trừ hoàn cảnh không còn gì để mua). Kể cả hàng hóa khan hiếm, vỡ nợ quốc gia, chiến tranh, siêu lạm phát thì người ta vẫn muốn và ưu tiên bán hàng cho bạn khi bạn trả tiền USD chứ không ai muốn nhận một cục tiền nội tệ mất giá cả.
Đây là thực tế. Ai không tin cũng không sao vì được hay mất thì mọi người tự chịu, Nam đâu có liên quan gì đâu. Nên đây chỉ là câu chuyện chứ Nam chưa đủ trình độ để đưa ra lời khuyên hay dạy ai tiêu tiền. Vậy nên ai biết gì thêm hay khác đi thì cứ chém thoải mái. Mình là người có tiền mà. Nam thì chẳng có gì? Chỉ đang đợi cái ngày nước mình chẳng có gì ngoài tiền thôi.😬
Nguyễn Việt Nam
Không có nhận xét nào