Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Vài điều mình băn khoăn xung quanh quyển Nước Đại Nam trước khi lại chui vào đọc sách

Vài điều mình băn khoăn xung quanh quyển Nước Đại Nam trước khi lại chui vào đọc sách Thứ nhất, theo phần Lời Người Dịch trong quyển sách dị...

Vài điều mình băn khoăn xung quanh quyển Nước Đại Nam trước khi lại chui vào đọc sách

Thứ nhất, theo phần Lời Người Dịch trong quyển sách dịch này, đã có ghi rõ là

****

Xin trân trọng lưu ý quý độc giả mấy điểm sau đây:

...

Những trích dẫn của tác giả từ sách Thực Lục hoặc Liệt truyện đều được kiểm điểm lại qua bản dịch của Tổ phiên dịch Viện Sử Học do Nhà xuất bản Khoa Học Hà Nội ấn hành HOẶC CHÍNH BẢN CHỮ HÁN ...

*****

Nhưng theo mình được biết, cô Bùi Trân Phượng là một cô giỏi tiếng Pháp nhưng chắc là cô không rành Hán Nôm.

Còn thầy Nguyễn Đình Đầu thì chắc cũng giỏi tiếng Pháp nhưng hoàn toàn không biết gì về Hán Nôm (theo thông tin mà các bạn cho mình biết).

Còn vị dịch giả Tăng Văn Hỷ kia là ai thì mình thật không biết ? Thầy có biết đọc Hán Nôm không nhỉ ? 

Như vậy, có hay không việc các dịch giả thật sự tra chính bản chữ Hán bạn nhỉ ? Hay là chữ "hoặc" ở đây có nghĩa là ai đó tra 1 trang rồi cho rằng như vậy là đã xong phần tra bản Hán ngữ Đại Nam Thực Lục ? 

Mà nếu thầy Nguyễn Đình Đầu không biết gì về Hán Nôm, thì thầy tra gì trong bản Hán ngữ Đại Nam Thực Lục nhỉ ?

Mà có phải vì vậy mà mình đọc kỹ lại bản Hán ngữ Đại Nam Thực Lục, thấy rõ ràng thầy Tsuboi cắt xén, tự ý dịch, dịch thoát đủ thứ không ? 

Nhưng xem ra, ngoại trừ phần dịch giả lưu ý độc giả là thầy Tsuboi có thể tự mình phân tích khác với sử, ví dụ thầy dịch "quân Bắc" ở đây là "quân Tàu" chứ không là "quân Việt", chúng ta hoàn toàn không biết đoạn nào mà các dịch giả đã tự mình so sánh cùng bộ Đại Nam Thực Lục (bản dịch / bản Hán ngữ) và chỉ ra cho độc giả, phần nào là thầy Tsuboi tự suy diễn, phần nào là thật sự có trong Đại Nam Thực Lục ? 

Bởi vì ở bài này (http://www.thesaigonposts.com/2018/11/ve-thay-yoshiharu-tsuboi-va-quyen-nuoc_96.html), mình đem ra luôn cả 3 phần trích dịch Đại Nam Thực Lục rất có vấn đề, mà mình ngờ chắc không có dịch giả nào đã so sánh lại với bản Hán ngữ Đại Nam Thực Lục cả ? Mình chưa dò các đoạn khác vì khi dò, thời gian để đọc dò và so sánh khá là lâu.

Nên nếu bạn có biết thầy Nguyễn Đình Đầu ở đâu đó (hoặc giả luôn cả nhà văn Nguyên Ngọc - người đã khen quyển này lên mây), xin các bạn hỏi giùm luôn là các thầy đã có thật sự đọc kỹ bộ Đại Nam Thực Lục chưa khi dịch hoặc viết lời giới thiệu cho quyển này ? Các thầy có tra từng tờ và trang Hán ngữ mà thầy Tsuboi đưa ra không ? Vì nếu có chắc các thầy sẽ biết là thầy Tsuboi đưa ra vài trang Hán ngữ không hề đúng với sử kiện được viết trong ấy.

Nên không hiểu khi có bản in kế tiếp, tức là bản in LẦN THỨ NĂM, các học giả Việt Nam có còn tung hô quyển này lên tới mây và thầy Nguyễn Đình Đầu lại tiếp tục viết phàm lệ là "Những trích dẫn của tác giả từ sách Thực Lục hoặc Liệt truyện đều được kiểm điểm lại qua bản dịch của Tổ phiên dịch Viện Sử Học do Nhà xuất bản Khoa Học Hà Nội ấn hành HOẶC CHÍNH BẢN CHỮ HÁN" nữa không nhỉ ?

Mà mình thấy trong bài viết giới thiệu của mình, nhà văn Nguyên Ngọc ở đây >> http://www.sachhay.org/sach/ChiTiet/5702/nuoc-dai-nam-doi-dien-voi-phap-va-trung-hoa, còn khẳng định "Và Tsuboi đã thành công tuyệt vời trong công việc giải phẫu và mô tả cơ bản này. Đọc cuốn sách của ông, thậm chí nhiều lúc có thể nghĩ không biết mình đang đọc một thiên lịch sử, một công trình nghiên cứu khoa học hay một cuốn tiểu thuyết? Sự chính xác lịch sử là mẫu mực. Phân tích khoa học chặt chẽ, tinh vi, tinh tế, đầy thuyết phục. Mà cũng lại sinh động, chân thực biết bao, cụ thể, chân thực biết bao những chân dung con người, như những nhân vật tiểu thuyết, vừa là những sản phẩm tất yếu của thời đại mình, xã hội mình vừa là những tính cách cá biệt, rõ rệt, sừng sững, mạnh mẽ, với số phận riêng, khát khao, ước vọng và tham vọng riêng.".  Không hiểu nếu giờ khi nhà văn Nguyên Ngọc đọc thử lại vài bài mình phân tích, thầy còn khẳng định về "Sự chính xác lịch sử là mẫu mực. Phân tích khoa học chặt chẽ, tinh vi, tinh tế, đầy thuyết phục." trong quyển này nữa không ? 

Mà theo mình biết nhà văn Nguyên Ngọc là một nhà văn, tức là thầy đọc sách thưởng thức văn chương câu cú hơn là học thuật sử học, nên khi thầy lên tiếng "Sự chính xác lịch sử là mẫu mực", không hiểu thầy đã có bao giờ tự mình dò lại sử kiện của những quyển sách mà thầy khen ngợi chưa ?  Hay thầy đọc thấy hay nên khen vậy ? 

Và không hiểu trong bài phân tích của thầy Nguyễn Xuân Xanh này >> https://www.diendan.org/Doc-sach/vai-suy-nghi-ve-sach-tsuboi, thầy viết 

"Giở lại các trang sử của Nhật Bản, tôi cũng thấy điều tiên quyết của người Nhật là ĐOÀN KẾT DÂN TỘC, đúng như Tsuboi nói. Có lẽ vì thế GS Tsuboi dưới góc nhìn của người Nhật mới nhấn mạnh điểm này rõ ràng hơn, và mới thấy đó là điều yếu cơ bản của Việt Nam. Người Nhật đã nghĩ gì, làm gì để tạo sự đoàn kết dân tộc buổi chấn hưng đất nước trước".  Nhưng không hiểu thầy đã bao giờ thử so sánh các sắc tộc ở Nhật và các sắc tộc ở Việt Nam khác ra sao chưa về mặt văn hóa, lịch sử ? Mình thấy nếu chúng ta có so sánh, thì chắc là sự đa dạng của các sắc tộc tại Việt Nam có thể so sánh với bên Trung Quốc, chứ làm thế nào mà so sánh với bên Nhật, Triều Tiên nhỉ ? Mà ngay cả cụm từ "Dân tộc" là gì, đến nay người Việt vẫn còn chưa hiểu rõ mà, vì làm sao mà chúng ta có dân tộc Việt Nam để chỉ chung chung, rồi có cả dân tộc Hoa sống dưới mái lều dân tộc Việt Nam nhỉ ?? Mà chả phải đến nay, ở thế kỷ 21 này, người ta vẫn còn hô hào "con cháu vua Hùng vác búa vào mở rừng Đồng Nai" như thầy Huỳnh Ngọc Trảng, một người được cho là nhà nghiên cứu hiểu rất rõ về văn hóa miền Nam, đã ca tụng đó sao ? Mà nếu đúng là có sự đoàn kết dân tộc, thì chắc là trước tiên người ta cũng cần phải trả lời câu hỏi rằng có hay không việc các vua Hùng là các vị quốc tổ DUY NHẤT của dân tộc Việt Nam, đúng không bạn ? Mà thầy Tsuboi đã bao giờ viết về những điều này chưa ? Mình chưa đọc hết quyển sách dịch này, nhưng xem ra mình đang đọc và thấy các điều thầy đưa ra từ sử Đại Nam Thực Lục quá lõng lẽo để mà có thể thuyết phục độc giả rằng thầy thật sự nghiêm túc khi nghiên cứu về sử Việt thời Tự Đức.

Còn bên văn kiện Pháp ngữ trong quyển sách này của thầy Tsuboi thì mình hoàn toàn không ý kiến vì mình không đọc chữ Pháp.  Mình chỉ viết và phân tích những gì mình biết.

Mời bạn tham khảo.

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks

Brian





Không có nhận xét nào