Về 2 chữ khá quan trọng bị dịch thiếu hoặc lệch đi trong bản dịch Đại Nam Thực Lục Đó là trong sử kiện thuộc Chính biên Đệ nhất kỷ Quyển XLV...
Về 2 chữ khá quan trọng bị dịch thiếu hoặc lệch đi trong bản dịch Đại Nam Thực Lục
Đó là trong sử kiện thuộc Chính biên Đệ nhất kỷ Quyển XLVIII Giáp tuất, Gia Long năm thứ 13 [1814], tháng 2 khi Tống hoàng hậu mất.
Theo bản dịch của Viện Sử Học thì:
****
Ngày Canh tuất, lễ thành phục. Vua mặc áo vén gấu đến lạy hai lạy. Sai hoàng tử dâng cơm tế điện. Trước kia hoàng tử thứ tư mới lên 3 tuổi, vua cho hoàng hậu nuôi làm con mình.
****
Nhưng đọc kỹ bản chữ Hán, ta thấy bản dịch này đã dịch thiếu và sai như sau:
1. Câu "Sai hoàng tử dâng cơm tế điện" thiếu chữ tứ 四 tức là đáng lẽ cần dịch đúng là "Sai hoàng tử THỨ TƯ dâng cơm tế điện. Trước kia hoàng tử thứ tư mới lên 3 tuổi ...".
2. Câu "vua cho hoàng hậu nuôi làm con mình" dịch không chính xác. Vì ở đây là Đế mệnh 帝命 tức là vua truyền mệnh, vua ra lệnh, chứ chưa bao giờ là cho. Có lẽ chính vì vua ra lệnh hoàng hậu Tống thị nuôi hoàng tứ tử Đảm, nên hoàng hậu Tống Thị mới yêu cầu viết giấy kế khoán.
Tại sao Viện Sử Học lại có vụ dịch thiếu / lệch đi trong đoạn văn cực kỳ ngắn đơn giản nhưng rất quan trọng này, thì chắc đó không thuộc về phần mình phải trả lời.
Nhưng ví dụ nếu bạn biết nhà nghiên cứu / con cháu Nguyễn Phước nào dùng đoạn văn này, cũng nên thông báo cho họ.
Mời bạn tham khảo.
Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.
Thanks
Brian
Không có nhận xét nào