Về bản dịch Đại Nam Thực Lục Đệ Lục Kỷ của thầy Cao Tự Thanh Mình có đọc bản dịch này và rất muốn biết đã có ai thử so sánh bản Hán ngữ và ...
Về bản dịch Đại Nam Thực Lục Đệ Lục Kỷ của thầy Cao Tự Thanh
Mình có đọc bản dịch này và rất muốn biết đã có ai thử so sánh bản Hán ngữ và bản dịch Quốc Ngữ của thầy là có chính xác 100% chưa ?
Mà hình như hổng thấy ai có bản Hán ngữ Đại Nam Thực Lục Đệ Lục Kỷ bạn nhỉ ?
Mà chả lẽ thầy Cao Tự Thanh dịch mà lại không kèm bản Hán ngữ sao ? Thầy đâu có lý do gì mà giữ bản Hán ngữ làm gì đâu đúng không bạn ?
Mình thắc mắc là vì giờ, mình thỉnh thoảng cần đọc Đại Nam Thực Lục Đệ Lục Kỷ, lại không biết là bản dịch này có bị tình trạng như các bộ Đại Nam Thực Lục trước của Viện Sử Học không ? Tức là Hán ngữ thì viết một đàng, mà Quốc ngữ thì dịch một nẻo, dạng "hào hữu" Hán ngữ lại dịch làm sao mà ra thành bọn "bọn cường hào gian ác" trong Quốc ngữ vậy.
Các bạn đã có ai so sánh chưa ? Mình đọc thấy mạng viết là thầy Cao Tự Thanh chữ Nho rất uyên thâm và thầy rất cẩn trọng trong việc học thuật (và có lẽ là dịch thuật).
Một ví dụ là trong đoạn thực lục về vua Thành Thái có câu dịch "0002. Năm Kỷ sửu (tức 1889 Tây lịch). Mùa xuân, tháng giêng. Ngày Đinh mùi (ngày 1), Phủ Tôn nhân và đình thần văn vũ cùng quý Bảo hộ vâng ý chỉ của Nghi thiên Chương hoàng hậu và Lệ thiên Anh hoàng hậu đón về tôn lập. Ngày Giáp tuất (ngày 2) lên ngôi hoàng đế ở điện Thái Hòa, đặt niên hiệu là Thành Thái.".
Mà lúc đó, bà hoàng hậu của vua Tự Đức là bà Vũ Thị Duyên mới được triều vua Đồng Khánh phong là Trang Ý Hoàng thái hậu năm 1887, rồi tới khi bà mất năm Thành Thái 14 (năm 1903), lúc đó bà mới được ban thụy hiệu là Lệ Thiên Phụ Thánh Trang Ý Thuận Hiếu Cần Thứ Ôn Từ Hiền Minh Tĩnh Thọ Anh hoàng hậu thường gọi tắt là Lệ Thiên Anh Hoàng hậu. Như vậy làm thế nào mà trong bản Đại Nam Thực Lục Đệ Lục Kỷ lại viết lúc vua Thành Thái mới lên ngôi, bà được viết với tên là Lệ thiên Anh hoàng hậu nhỉ ? Đáng lẽ phải viết là Trang Ý Hoàng thái hậu mà đúng không ? Hay là thời thế kỷ XX, vụ viết sử của Quốc Sử Quán không còn chặt chẽ theo phép tắc nào nữa ? Hay đây là do thầy Cao Tự Thanh tự ý dịch thoát ?
Có vài điều nữa mà mình nghĩ chúng ta cần phải đọc bản Hán ngữ mới xong. Vái trời cho bản này thầy Cao Tự Thanh đừng tự cao hứng mà dịch thoát dạng dịch của Viện Sử Học, làm độc giả Việt Nam phải chết đứng thêm một lần nữa.
Bạn nào đã so sánh bản Hán ngữ và bản dịch của thầy Cao Tự Thanh, xin chia sẻ hay lên tiếng để mọi người được biết và cùng học hỏi nha.
Mời bạn tham khảo.
Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.
Thanks
Brian
Không có nhận xét nào