Về một đoạn văn thú vị liên quan đến sự ngông cuồng của một người Huế thời Minh Mạng trong bộ Đại Nam Thực Lục Ấy là trong quyển chính biên ...
Về một đoạn văn thú vị liên quan đến sự ngông cuồng của một người Huế thời Minh Mạng trong bộ Đại Nam Thực Lục
Ấy là trong quyển chính biên đệ nhị kỷ quyển XXX, có đoạn sử kiện xảy ra vào năm Giáp Thân Minh Mạng 5 (1824), mùa đông, tháng 11 "Người xã An Lỗ phủ Thừa Thiên là Nguyễn Xuân Chấn đón xa giá dâng thư, xin đem quân đánh lấy đất Lưỡng Quảng, phần nhiều là nói ngông cuồng. Vua liền sai đốt thư đi, nghĩ Chấn đã già, không nỡ làm tội, giao cho phủ Thừa Thiên đóng gông 1 tháng rồi tha. Nhân dụ rằng : “Từ nay nếu còn bày tâu ngông cuồng nữa thì sẽ lấy luật trị tội, không tha nữa, để răn thói khinh bạc”.".
Bạn để ý chữ ngông cuồng trong Đại Nam Thực Lục viết là cuồng vọng 狂妄, còn chữ khinh bạc được viết là kiêu phong 澆風, tức là kiêu ngạo xem thường kẻ khác.
Nên chắc thời vua Minh Mạng, vua chắc không có ý định viết một bài thơ 4 câu để Tuyên Ngôn Độc Lập hay ví dụ như trong trường hợp này, đòi giành lại Lưỡng Quảng đâu đúng không bạn ? Mà ví dụ vua Minh Mạng là một vị vua sáng giá nhất trong các vị vua vương triều Nguyễn, mà chả thèm việc đòi Lưỡng Quảng làm gì, thì không hiểu các vị vua sau này như Thiệu Trị / Tự Đức có ý định lăm le đòi viết thơ, làm văn tuyên cáo cho sự Tuyên Ngôn Độc Lập nước nhà để làm gì không nhỉ ? Hình như làm vua rồi thì cần gì phải tuyên cáo Tuyên Ngôn Độc Lập đúng không ? Người ta chỉ tuyên ngôn độc lập khi giành đất nước từ tay kẻ thù thôi mà.
Mà theo sử chép, ý vua Minh Mạng là thấy vị người Huế Nguyễn Xuân Chấn già mà kiêu phong 澆風, nên vua thương tình mà chỉ bắt đóng gông 1 tháng, và răn dụ là nếu sau đó mà còn nói bậy nữa, thì sẽ không tha, "để răn thói khinh bạc" - chữ của vua đó bạn, không phải chữ của mình.
Mời bạn đọc và tham khảo.
Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.
Thanks
Brian
Không có nhận xét nào