Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Về những sử liệu Tàu liên quan đến việc đặt tên nước Việt Nam

Về những sử liệu Tàu liên quan đến việc đặt tên nước Việt Nam Đây là những sử liệu được thầy Hồ Bạch Thảo nghiên cứu và chép lại trong quyển...

Về những sử liệu Tàu liên quan đến việc đặt tên nước Việt Nam

Đây là những sử liệu được thầy Hồ Bạch Thảo nghiên cứu và chép lại trong quyển Việt Sử Tư Liệu Cùng Lời Bàn Quyển Hạ.

Đáng tiếc là thầy không có kèm theo bản chữ Hán cho những bản dịch mà thầy dịch, ví dụ đoạn trong phần (Thanh) Nhân Tông Thực Lục về vua Gia Khánh đã dụ về tên Việt Nam có ý nghĩa là gì.

Thầy Hồ Bạch Thảo có câu kết rất đáng để ý là "Văn bản nêu trên đề cập lời đối đáp khéo léo giữa hai lãnh tụ Việt, Trung.  Gia Long tránh né tên nước thời nhà Triệu, giải thích một cách hợp lý rằng Nam Việt là tên ghép đất cũ Việt Thường của cha ông [địa danh xưa thuộc miền nam Việt Nam hiện nay] và An Nam của nhà Tây Sơn.  Gia Khánh cũng không vừa, chấp nhận lời giải thích đó nhưng ghép hai địa danh Việt Thường và An Nam theo một cách khác, thành hai chữ Việt và Nam; kể từ đó chính thức có tên nước là Việt Nam."

Đây là các phần trong bộ Thanh Nhân Tông Thực Lục, nhưng qua tới bộ Thanh Sử Cảo viết rất sau này (bắt đầu được viết từ năm 1914 theo Wikipedia >> https://vi.wikipedia.org/wiki/Thanh_s%E1%BB%AD_c%E1%BA%A3o), thì trong phần 527 (https://zh.wikisource.org/zh/%E6%B8%85%E5%8F%B2%E7%A8%BF/%E5%8D%B7527?fbclid=IwAR00jo55-CWc4RsnfAKLsvoUsFiMAPsWK3OjQjmcANlwPewG9YRqIIQJWyU), các sử gia bên Trung Quốc lại viết khác đi, là ngay trong tháng 12 "十二月,阮福映滅安南,遣使入貢,備陳構兵始末,爲先世黎氏復讐;并言其國本古越裳之地,今兼并安南,不忘世守。乞以『南越』名國。帝諭以『南越』所包甚廣,今兩廣地皆在其内,阮福映全有安南,亦不過交趾故地,不得以『南越』名國", giấu rất nhiều những chi tiết cỏn con.  Nhưng khi ta đọc kỹ sử liệu từ sách thầy Hồ Bạch Thảo, ta thấy rõ là tháng 12, thì vua Gia Khánh nhà Thanh nhắn cho Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Ngọc Đình trả lời sứ đoàn Nông Nại về vụ quốc hiệu Nam Việt, nhưng ngài Nguyễn Ánh cũng dựa vào lý do với địa vị của vị Tổng đốc Lưỡng Quảng này, thơ từ qua lại không xứng đáng là một quốc thư của triều Thanh, nên ngài lại đòi hỏi triều Thanh phong cho quốc hiệu Nam Việt.  Và mãi đến tháng tư năm sau vua Gia Khánh bên Thanh mới đưa ra các quyết định về tên gọi Việt Nam chứ không là trong tháng 12.  

Mình thấy thuyết Việt Thường + An Nam này thành ra Việt Nam của thầy Hồ Bạch Thảo cũng khá hay, nên xin chụp lại để bạn đọc tham khảo.

Thanks

Brian













Không có nhận xét nào