Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Về phương ngữ miền Nam - Dỏ

Về phương ngữ miền Nam - Dỏ Trong bài Nhà Vuông của thầy Nguyễn Thanh Lợi  (xem >> https://www.facebook.com/nguyenthanh.loi.1/posts/18...

Về phương ngữ miền Nam - Dỏ

Trong bài Nhà Vuông của thầy Nguyễn Thanh Lợi 


(xem >> https://www.facebook.com/nguyenthanh.loi.1/posts/1856836071100365), thầy Lợi viết "Như vậy các từ điển đều cho biết "dỏ" ... chức năng chủ yếu là một điếm canh của ấp, để chỉ ngôi nhà trống trải 4 phía, đây là phương ngữ Trung bộ và chủ yếu dùng ở Nam Bộ".

Nhưng có đúng là "dỏ" chỉ cho ngôi nhà trống trải 4 phía không ? Thì mình tra lại bộ Đại Nam Quốc Âm Tự Vị.  Trong ấy, Dỏ được viết là 杜 (xem >> http://vietnamtudien.org/dnqatv/pic/bd1/b1s237.png).

Mà chữ Hán 杜 đọc là Đỗ và nó có 1 ý nghĩa là (Động) Ngăn chận, chấm dứt. ◎Như: “đỗ tuyệt tư tệ” 杜絕私弊 ngăn chận, chấm dứt những tệ hại riêng. ◇Phù sanh lục kí 浮生六記: “Trình huyện lập án, dĩ đỗ hậu hoạn khả dã” 呈縣立案, 以杜後患可也 (Khảm kha kí sầu 坎坷記愁) Báo huyện làm án kiện, để có thể ngăn ngừa hậu hoạn. (xem >> https://hvdic.thivien.net/whv/%E6%9D%9C).

Như vậy nếu chữ Nôm Dỏ là đọc từ chữ Hán Đỗ 杜, thì nó có ý nghĩa là ngăn chặn.  Vậy điếm dỏ hay dỏ điếm là điếm canh ngăn chặn (hoặc phòng ngừa).  Theo ý chữ Hán Đỗ 杜 này, thì chứ dỏ chưa bao giờ có thể là "ngôi nhà trống trải 4 phía" theo như thầy Lợi giảng nghĩa cả.

Còn việc người ta lập ngôi điếm trống trải 4 phía không vách là chắc do điếm lập giữa đồng, nhìn ra 4 phương tám hướng cho dễ, dạng cho ăn cướp biết làng xã có dân bảo vệ, và là nơi để các người đi tuần có thể nghỉ chân.

Nên không hiểu thầy Lợi đã dựa vào văn bản nào để khẳng định rằng Dỏ chỉ cho "ngôi nhà trống trải 4 phía" ?  

Mời bạn tham khảo.

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks

Brian

Không có nhận xét nào